IV. Đề xuất phương pháp luận cụ thể quá trình lập kế hoạch và thực hiện quản lý
2. Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (VBSP)
VBSP có khả năng tiếp cận với nhóm khách hàng là hộ nghèo và có các quy định về điều khoản tín dụng có khả năng đáp ứng cho các hộ nghèo
Ngân hàng CSXH cấp tỉnh đều có các chi nhánh tại các huyện và giải ngân tại các xã vùng sâu, vùng xa.
Đối tượng vay là người nghèo thuộc diện chính sách là những hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn là vùng II,III – vùng sâu, vùng xa được vay với lãi suất 0% và cho đến 0,9% là các đối tương chính sách ở các vùng thuận lợi hơn là vùng I. Các thành viên là hộ nghèo vay vốn phải là thành viên của tổ vay vốn. Vay không cần phải thế chấp tài sản.
Theo quy định mới của ngân hàng CSXH bổ sung trong tháng 11/2009 thì tín dụng đã mở rộng cho các doanh nghiệp vi mô (phải có tài sản thế chấp) trong lĩnh vực kinh doanh thương mại (không phải là doanh nghiệp sản xuất) được vay từ 100-500 triệu đối với phương án kinh doanh khả thi.
Đối tượng vay Quy mô món vay (triệu) Lãi suất cho vay/tháng Thời hạn vay (tháng) Tài sản thế chấp
Tối đa Tối thiểu Có Không
Hộ nghèo 20 tr. 5-7 tr. 0,65% 36 – 60 tháng x
Hộ SXKD vùng 2-3
30 tr. 0,9% 36 – 60 tháng x
Hộ KD buôn bán 500tr. 30tr. Theo lãi suất thương mại > 1% x Nhóm hộ có tư cách pháp nhân 30tr./hộ x HTX 500 tr. x
Khả năng đáp ứng của VBSP đối với nhóm mục tiêu của dự án
Đối tượng Vùng sâu, vùng xa (vùng I,II)
Vùng thị trấn (vùng III)
Quy mô món vay
Hộ cận nghèo 60% 60% 10 triệu trở lên
Hộ nghèo 50% 50% < 10 triệu
(theo báo cáo của ngân hàng VBPS ở H. Văn Bàn)
Nguyên nhân không Ngân hàng CSXH không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các đối tượng là những hộ nghèo và cận nghèo là do không đủ nguồn vốn cho vay. Nguồn vốn cấp phát từ phía Chính phủ Việt Nam.
Phương thức cấp tín dụng cho người nghèo của VBSP
Người nghèo được cộng đồng và các ban ngành đoàn thể xã xem xét quyết định là đối tượng được vay vốn của ngân hàng chính sách VBSP sẽ được hội PN và hội ND kết hợp với cán bộ của VBSP hướng dẫn làm thủ tục vay vốn và phải biết vay vốn để làm gì. Sau khi hoàn thành thủ tục, cán bộ tín dụng giải ngân tại xã. Ngân hàng
PN xã quản lý trực tiếp. Thu lãi hàng tháng và trả gốc có thể áp dụng cho thời hạn vay là 3 năm thì chia thành 2 lần trả nợ gốc và tổ trưởng thu của thành viên và nộp cho ngân hàng vào ngày 15 hàng tháng.
Quá trình thực hiện các bước giao tín dụng của VBSP cho người nghèo gồm 6 bước như sau :
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
Theo dõi và giám sát tín dụng :
Đối với hộ nghèo : Ngân hàng quản lý và giám sát dựa vào các tổ chức chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể như HPN, HND. Giao vốn thông qua tổ vay vốn
Đối với thương nhân : Ngân hàng quản lý trực tiếp cho các món vay từ 100tr.- 500tr.
Ban đại diện (gồm các ban ngành liên quan) họp để phân bổ vốn cho xã nghèo
Trưởng ban Xóa đói giảm nghèo (chủ tịch hoặc phó chủ tịch xã) tổ chức họp các ban ngành đoàn thể là thành
viên
Họp phân bổ vốn về các thôn dựa vào tình hình kinh tế, chính trị để thực hiện
Họp thôn gồm : trưởng thôn, chi trưởng đoàn thể HPN, HND, bí thư chi bộ để bình xét cho hộ nghèo vay vốn
Họp dân để lựa chọn ra đối tượng của thôn cần vay vốn theo các chương trình cụ thể của xã
Thành lập tổ vay vốn (theo hướng dẫn số 183/ HĐQT thuộc VBSP TW ban hành năm 2003
Bình xét – Làm hồ sơ vay vốn – giải ngân (thời gian từ 5-10 ngày)
Sau khi trả lãi, gốc theo định kỳ HPN, HND, cán bộ tín dụng của VBSP và các tổ trưởng tổ vay vốn họp giao ban và rút kinh nghiệm trong việc quản lý tín dụng.
Qua khảo sát tại huyện Văn Yên được biết : Các hộ nghèo của toàn huyện đã hoàn trả vốn cho NHCSXH chiếm 97%, riêng tại xã khảo sát là Viễn Sơn thì tỉ lệ hoàn trả vốn của hộ nghèo đúng hạn là 99%.
Khuyến nghị của VBSP :
Mở các lớp tập huấn về phát triển các ngành nghề chăn nuôi, trồng trọt, chế biến cho người nghèo tham gia