Thực trạng môi trƣờng sinh kế

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của người dân tái định cư thủy điện nam ngưm 2 ở bản phonesavat, huyện mương phương, tỉnh viêng chăn, lào (Trang 66 - 69)

8. Kết cấu luận văn

3.3.Thực trạng môi trƣờng sinh kế

3.3.1. Môi trường tự nhiên

Bản Phonesavat nằm trong vùng chịu ảnh hƣởng khí hậu nhiệt đới gió mùa,trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 280C, trong đó cao nhất trong năm là 390 C và thấp nhất là 180 C. Không khí có độ ẩm trung bình từ 83-88%, độ ẩm cao nhất là khi có mƣa và thấp nhất vào khô. Hàng năm có 2 mùa gió lớnnhƣ gió mùa Tây Nam và gió mùa Tây Bắc. Gió mùa Tây Nam thƣờng xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 9 mang theo hơi nƣớc và đôi khi có mƣa rào; Gió mùa Tây Bắc xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 5 thƣờng mang theo những cơn gió nóng bỏng và khô cạn. Về tốc độ gió trung bình trong năm là 2,8m/s, ở độ cao nhất 3.4m/s và thấp nhất là 1,8m/s. Đối với lƣợng mƣa hàng năm phân bố không đều theo không gian và thời giantrong vùng, trung bình là 1000mm đến 2000mm và lƣợng mƣa tập trung chủ yếu ở vùng địa hình cao miền núi. [8, tr. 3-5].

Địa hình đất đai, trong vùng cónúi chiếm diện tích lớn khoảng 31.446 havàphân bốtheo hƣớng Bắc- Nam. Bên cạnh đó có các dãy núi Pha Bông và

59

nhiều dãy núi khác đứng xếp nhau tại phía Đôngcho đến phía Tây của địa bàn. Các dãy núi này tạo nên chiều độ cao, độ dốc, tạo ra nhiều nguồn suối nhỏ và che phủ bằng cây rừng rậm. Bên phía Nam là đồng bằng ruộng chiếm diện tích khoảng 23. 101 ha, chủ yếu là nơi canh tác của ngƣời dân tại chỗ và hệ thống sông suối [8, tr. 8].

Đặc điểm của đấtlà có 2 loại đất nhƣ: đất phù sa pha cát và đất vàng chất tẻ. Đất phù sa là nhóm đất phân bố chủ yếu ở các khu vực địa hình thấp, ven bờ sôngvà theo các chân núi. Đất vàng phân bố ở các khu vực địa hình cao, sƣờn núi và dải núi. Theo quan sát, đây là hai loại đất tốt và thích hợp cho việc trồng trọt phát triển kinh tế nông nghiệp [8, tr. 10].

Nguồn nƣớc có thể lấy từ nguồn nƣớc mặt và nguồn nƣớc ngầm. Nguồn nƣớc mặt là lấy từ các con sông và các suối nhỏ. Nguồn nƣớc ngầm có thể lấy từ các mạch nƣớc gần suối và sông trong khu vực. Theo khảo sát, chất lƣợng nƣớc ngầm và nƣớc mặt trên địa bàn tƣơng đối tốt, mức độ ô nhiễm còn thấp.

Diện tích rừng núi chiếm 33% trên diện tích toàn bộ và phân bố ở các vùng miền núi phía Bắc, trong đó gồm các loại cây tự nhiên khác nhau. Tuy nhiên, về tài nguyên rừng trong khu vực đã đƣợc khai thác cạn kiệttrƣớc khi ngƣời dân TĐC thủy điện NN2 chuyển cƣ đến [8, tr. 11].

Khoáng sản tự nhiên, trên địa bảnphát hiện cónhiều đá thủy tinh phân bốở phía Tây. Đồng thời, cũng phát hiện có đá vôi, cát, sỏiphân bố ở phía Nam và đặc biệt là có phát hiện than đá phân bố ở phía Bắc của các dãy núi. Các loại khoáng sản này là những lợi thế quan trọng để khai thác phát triển kinh tế xã hội cho ngƣời dân.Nhƣ vậy, mặc dù diện tích lãnh thổ khu TĐC không lớn nhƣng cấu trúc của địa hình tƣơng đối phong phú với sự có mặt của các loại khoáng sản khác nhau mang tính quyết định lớn đến chất lƣợng đất.

60

Nhƣ vậy, sự thích nghi môi trƣờng tự nhiên của ngƣời dân, ngƣời dân cho biết: “Chúng tôi gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường tự nhiên tại nơi ở mới vì tại nơi ở mới có khí hậu thời tiếtnóng không thuận tiện lao động, người già và trẻ em hay mắc ốm và khiến cho cây trồng khó sinh trưởng tốt”. Theo quan sát, vấn đề khí hậu nóng không chỉ tác động tới sức khỏe ngƣời dân mà còn tác động tới sự sinh trƣởng của các loại cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên, ngƣời dân cũng cho rằng: “Chất lượng đất tại nơi ở mới tương đối tốt và có thể làm ăn được”. Nhƣ vậy, điều kiện tự nhiên ở bản Phonesavat là một trong những yếu tố tác động biến đổi sinh kế ngƣời dân.

3.3.2. Môi trường xã hội

Khu tái định cƣ các cơ sở hạ tầng đƣợc chuẩn bị cơ bản, đó là trƣờng học, trung tâm y tế, đƣờng giao thông, nƣớc sạch, điện và hệ thống phù sóng. Đƣờng giao thông gồm có 2 tuyến kết nối từ thị trấn huyện Mƣơng Phƣơng vào bản và có thể đi lại thuận tiện quanh năm. Điện lực đƣợc kết nối từ trạm điện lực quốc gia tỉnh Viêng Chăn. Hệ thống nƣớc sinh hoạt là bơm từ sông Nam Lít và có hệ thống ống thoát nƣớc. Trƣờng học gồm 3 trƣờng mầm non, 3 trƣờng tiểu học và 1 trƣờng THCS. Bên cạnh đó có một trạm y tế gồm có 6 phòng khám, 1 xe cấp cứu và một số trang thiết bị y tế cơ bản. Tại bản Phonesavat có một cột phủ sóng TV và điện thoại và trung tâm làng có một chợ là khu trao đổi buôn bán. Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi cung cấp nƣớc cho ngƣời dân chƣa thuận lợi. Đây là một vấn đề hạn chế cho sự phát triển sinh kế của ngƣời dân.

Sau khi tái định cƣ, nhiều hộ dân không đƣợc bố trí cùngvới cộng đồng dân của mình. Đồng thời, nhà ở cũng vƣợt xa cái gọi là “truyền thống”. Ngôi nhà truyền thống của các tộc ngƣời đều có sự biến đổithành nhà sàn cao và các ngôi nhà đƣợc xây đồng bộvới vị trí hƣớng nhà sai phong tục. Một số các

61

nghi lễ truyền thống, nhất là lễ hội cầu mùa, tết năm mới, lễ cúng báy các thần linh thiên nhiên của các tộc ngƣời không đƣợc thực hiện đúng mùa và giảm bớt đi trong khi Chính phủ Lào yêu cầu các tộc ngƣời giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. Ngƣời dân cho biết: “Các phong tục tập quán nếu chúng tôi làm khác đi thì tổ tiên sẽ không bảo quản gia đình, suy giảm sự linh thiêng của niềm tin và không mang lại may mắn cho cộng đồng”. Nhƣ vậy, việc thực hiện tái định của dự án đã phá vỡ mạng lƣới xã hội và nguyện vọng của ngƣời dân [9, tr. 6-13].

Nhƣ vậy, sau khi tái định cƣngƣời dân tái định cƣ thủy điện NN2 phải sống trọng một môi trƣờng chật chạp, tinh thần bất ổn và không thuận tiện cho việc khiếm sống nhƣ trƣớc đây.

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của người dân tái định cư thủy điện nam ngưm 2 ở bản phonesavat, huyện mương phương, tỉnh viêng chăn, lào (Trang 66 - 69)