8. Kết cấu luận văn
1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Bản Phonesavat(Nơi đến)
Phonesavat là địa bàn nghiên cứu cho luận văn, vị trí nằm ở huyện Mƣơng Phƣơng, tỉnh Viêng Chăn. Phonesavat là nơi có lợi thếphát triển kinh tế nông nghiệp và thƣơng mại vì gần với trung tâm tỉnh Viêng Chăn khoảng 90 km [8, tr.7].Trong những năm qua, huyện Mƣơng Phƣơng nói chung, bản Phonesavat nói riêng đã đóng góp nguồn thu cho ngân sách tỉnh Viêng Chăn, đặc biệt là sản xuất gạo và một số loại khoáng sản tự nhiên với giá trị trung bình chiếm 5% của tổng nguồn thu của tỉnh. Năm 2006, khi Chính phủ Lào ký kết xây dựng thủy điện NN2, bản Phonesavat đƣợc chọn xây dựng thành khu tái định cƣ cho ngƣời dân thủy điện NN2 với diện tích là 2.000 ha, trƣớc đó là diện tích rừng. Về vị trí địa lý, phía Nam giáp với thị trấn huyện Mƣơng Phƣơng, phía Bắc giáp với huyện Kasi, phía Đông giáp với huyện Văng Viêng và phía Tây giáphuyện Mƣơng Mẹt. Nơi này cách xa từ nơi ở cũ (huyện Mƣơng Phun) khoảng 150 km về phía Tây.
Khu tái định cƣ bản Phonesavat có đặc điểm tự nhiên nhiệt độ trung bình hàng năm từ 280C, cao nhất là 380C và thấp nhất là 220C. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10, lƣợng nƣớc mƣa hàng năm trung bình 1.600 mm đến 2.200 mm và phân bố không đều theo không gian và thời gian.Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 5, lúc này khí hậu rất nóng và trời rất nắng. Tốc độ gió trung bình trong năm là 2,8m/s, cao nhất là 3,4m/s và thấp nhất là 1,8m/s. Hệ thống thủy văn khá đa dạng nhƣng chủ yếu tập trung ở phía Đông với dòng chảy tƣơng đối mạnh, các dòng sông đều chảy theo hƣớng Bắc-Nam, trong đó gồm có sông Nam lít và sông Nam Tông là hai con sông lớn nhất. Hai con sông này là nguồn cung cấp nƣớc sinh hoạt và tƣới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của dân trong khu vực. Nhƣng, mỗi khi mùa mƣa hai dòng sông này thƣờng xuất hiện lớn và gây lụt tới các khu sản xuất của ngƣời dân, đặc
23
biệt đồng lúa và vƣờn sản xuất lƣơng thực. Về địa hình, ở phía Bắc của bản Phonesavat gồm có các dãy núi cao, dốc và có nhiều cây cối hoặc rừng rậm. Điểm nổi bật là vùng có diện tích bằng phẳng chiếm 60% thuận tiện cho việc thông thƣơng đi lại, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và thuận tiện phát triển kinh tếnông nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận tiện là có những khó khăn vì bản Phonesavat nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chịu gió nóng Tây- Nam, thƣờng gâythiệt hại tới sự sinh trƣởng của các loại cây trồng và vật nuôi, nhất là vào tháng 3 đến tháng 4 hàng năm.
Thực hiện theo Nghị định số 192 của Chính phủ Lào, bản Phonesavat có phát triển một số cơ sở hạ tầng nhƣ: đƣờng giao thông, điện, nƣớc, trƣờng học, trạm y tế, chợ và nhà ở mới cho dân.Vào năm 2011, ngƣời dân đã chuyển cƣ đến ở bản Phoensavat gồm có 1.176 hộ, dân số7.173 ngƣời. Trong đó, có dân tộc Khơ mú chiếm dân số 67%, Lào chiếm 25% và H’Mông chiếm 8%[22
tr. 28-37].
1.3.2. Đặc điểm nơi ở cũ(Nơi đi)
Huyện Mƣơng Phun là nơi đi của ngƣời dân TĐC bản Phonesavat, vị trí nằm ở cách xa từ trung tâm tỉnh Viêng Chăn khoảng 200 km về phía Đông Bắc hoặc nằm trên thƣợng lƣu của thủy điện Nam Ngƣm1 khoảng 35 km. Tổng diện tích tự nhiên 203,589 ha, trong đó đã khai thác sản xuất là 26, 348 ha, diện tích khu dân cƣ là 1.653ha. Diện tích phần lớn là rừng núi và sông suối. Trƣớc năm 2011, huyện Mƣơng Phun thuộc tỉnh Viêng Chăn (hiện nay thuộc tỉnh Xaysombun)có ranh giới giáp với các khu vực nhƣ: Phía Bắc giáp với tỉnh Xiêng Khoảng, phía Nam giáp với huyện Mƣơng Hôm, phía Đông giáp với huyện Xaysombun và phía Tây giáp với huyện Văng Viêng. Về địa hình, miền núi chiếm diện tích lớn 90% và đồng bằng chiếm diện tích 10%. Bề mặt địa hình không đồng đều do có nhiều dãy núi cao, dốc và tạo ra các nguồn suối nhỏ phức tạp. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 220C đến 360C,
24
lƣơng nƣớc mƣa trung bình là 1,600mm đến 2,200mm, tốc độ gió trung bình trong năm là 2,8m/s, cao nhất là 3,4m/s và thấp nhất là 1,8m/s. Trong vùng có hệ thống thủy văn rất phong phú, trong đó có sông Nam Ngƣm và sông Nam Phunlà hai con sông lớn nhất và là nguồn cung ấp nƣớc sinh hoạt và tƣới tiêu của ngƣời dân. Rừng cũng chiếm diện tích rộng khoảng 3/4 trong diện tích toàn huyện. Trong rừng không chỉ đa dạng các loại thảm thực vật và động vật quý hiếm mà còn đa dạng lƣơng thực, thực phẩm rất thuận tiện cho ngƣời dânkiếm sống.Mƣơng Phun là dù một huyện miền núi nhƣng tập trung nhiều cộng đồng dân tộc sinh sống từ lâu đời, đó là ngƣời Khơ mú, ngƣời Lào và ngƣời Hmong. Tổng số bản trong huyện gồm có 38 bản và dân số khoảng 28,165 ngƣời, trong đó ngƣời Khơ mú chiếm tỷ lệ dân số 66%, ngƣời Lào chiếm tỷ lệ dân số 24% và ngƣời Hmong chiếm tỷ lệ dân số 10%. Các dân tộc cƣ trú rải rác trên các vùng núi cao, thung lũng và đồng bằng ven sông ven đƣờng. Về cơ sở hạ tầng, các tuyến đƣờng giao thông chủ yếu là đƣờng quốc lộ từ Viêng Chăn- Saysombun, ngoài ra là các tuyến đƣờng từ các bản trong huyện, nhƣng đƣờng chủ yếu là đƣờng đất rất thô sơ. Có 1 trƣờng trung học phổ thông, 1 bệnh viện ở trung tâm huyện và một số nhà cơ quan làm việc của chính quyền địa phƣơng. Trong số các bản dân và các tài sản trên, dự án Thủy điện NN2 gây thiệt hại tới 17 làng, 1.176 hộ, dân số là 6.871 ngƣời. Theo đánh giá, điểm nổi bật tại nơi ở cũ của ngƣời dân là nơi chiếm ƣu thế về tài nguyên thiên nhiên nhƣ: đất đai rộng, rừng rậm, nhiều song suối và phong phú các loại thảm thực vật và động vật rừng. Đồng thời, khí hậu thời tiết cũng rất phù hợp cho các loại cây trồng và vật nuôi. Phƣơng thức kiếm sống của ngƣời dân dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh điểm mạnh còn có những điểm yếu nhƣ: giao thông hiểm trở, cơ sở hạ tầng thô sơ và cách xa cá trung tâm thƣơng mại. Các sảm phẩm sản xuất ra chủ yếu tự cung tự cấp mà ít đƣợc bán ra trên thị trƣờng để thu nhập kinh tế cho gia đình[22 tr. 9-15].
25
13.3. Giới thiệu các tộc ngƣời tái định cƣ ở thủy điện Nam Ngƣm 2
13.3.1. Vài nét về người Khơmú
Ngƣời Khơmú có nguồn gốc đến từ tỉnh Xiêng Khoảng vào thời kháng chiến chống Pháp (năm 1945). Dân tộc này cƣ trú chủ yếu ở các vùng rẻo giữa núi và phân bố rải rác theo các điều kiện canh tác và săn bắt-hái lƣợm. Cây trồng chính trong canh tác chủ yếu là lúa nếp, ngô, sắn, khoai, sọ, bầu và bí. Vật nuôi chủ yếu là gà, lợn, dê, trâu và bò. Phƣơng tiện sản xuất chủ yếu là dao, rìu, nu, gậy và cuốc. Các đối tƣợng trong săn bắt và hái lƣợm là nấm, rau rừng, măng, hoa quả và săn bắn chim, chuột, sóc, gà rừng, nai, heo.... Ngoài việc săn bắn là ngƣời dân còn đi đánh và bắt cá theo các con sông, suối và ao. Về văn hóa vật chất, ngôi nhà truyền thống của ngƣời Khơmú là nhà nửa sàn nửa đất và xây trên vị trí rẻo giữa núi. Hiện nay, ngƣời Khơmú ít khi xây nhà nửa sàn mà xây thành nhà sản thấp và thấy xuất hiện nhiều ở các vùng bằng. Về bộ trang phục, theo các tài liệu ghi lại, nghề dệt may và kéo sợi không phát triển ở cộng đồng ngƣời Khơmú nên bộ trang phục truyền thống của hộ có những nét tƣơng tự bộ trang phục của ngƣời Lào. Tuy nhiên, cũng có những khác biệt nhƣ: áo nhuộm bằng màu chàm đen, cổ tròn, ngắn tay, ở cổ tay áo và cổ áo thêu hoa văn màu đỏ. Về văn hóa tinh thần, ngƣời Khơmú có hoạt động văn hóa truyền thống của mình từ lâu đời, chẳng hạn nhƣ cử hành lễ hội Krer. Lễ hội này diễn ra mỗi năm vào tháng 2 sau khi thu hoạch. Trong suốt lễ hội, các linh hồn lúa, ngô, khoai, sắn, bầu, bí v.v. đƣợc coi nhƣ là những linh hồn của hộ gia đình. Ngoài ra, họ yêu cầu các thần linh đó bảo vệ khỏi đói nghèo trong năm tới. Bên cạnh đó, ngƣời Khơmú có tín ngƣỡng thần làng. Tại đầu làng Khơmú, dân làng dựng lên một ngôi nhà thờ thần làng và coi đó là không gian linh thiêng và bí ẩn. Nếu một ngƣời nào đó phạm tội trong khu vực này, ngƣời ta tin rằng bất hạnh sẽ xảy đến ngƣời đó. Đến nay, ngƣời Khơmú vẫn còn duy trì phong tục này. Về tập quán cƣới xin, ngƣời
26
Khơmú có tục cƣới ở rể một năm (rể đi ở nhà vợ), sau đó mới đƣa vợ về nhà chồng, vợ chồng bình đẳng và chung thủy. Khi ở nhà vợ, ngƣời chồng đổi họ theo vợ, khi có con thì họ con theo họ mẹ. Trái lại, khi vợ về nhà chồng thì vợ phải đổi họ theo chồng và các con lại mang họ bố. Về quan hệ cộng đồng, ngƣời cùng dòng họ không đƣợc lấy nhau ít nhất 3 đời, nhƣng con trai cô đƣợc lấy con gái cậu vì trong việc dựng vợ, gả chồng, vai trò của ngƣời cậu đối với các cháu là rất quan trọng trong gia đình. Đồng bào Khơmú thƣờng sống thành cộng đồng cố kết thành bản riêng, trong đó bao gồm có nhiều dòng họ. Các họ của ngƣời Khơmú thƣờng mang tên một loài thú, một loài chim hoặc một thứ cây nào đó. Mỗi dòng họ coi thú, chim, cây ấy là tổ tiên ban đầu của mình và họ kiêng giết thịt và ăn thịt các loại động, thực vật này, chẳng hạn nhƣ hổ và cây đa. Mỗi dòng họ có huyền thoại kể về lai lịch của tổ tiên chung, ngƣời cùng dòng họ coi nhau nhƣ là anh em cùng nhà, cùng ruột thịt [6, tr. 9].
13.3.2. Vài nét về người Lào
Ngƣời Lào trƣớc đây có nguồn gốc đến từ huyện Văng Viêng và huyện Phonehong (tỉnh Viêngchăn) vào những năm 1980. Nhóm cƣ dân này cƣ trú tập trung ở những vùng đồng bằng, thị trấn, ven đƣờng và bờ sông nơi vị trí kinh doanh và thuận tiện đi lại. Ngƣời Lào chủ yếu sống thành từng bản riêng, tuy nhiên cũng thấy có một bộ ngƣời Khơmú sống đan xen. Canh tác chủ yếu của ngƣời Lào là ruộng nƣớc, vƣờn và chăn nuôi. Bên cạnh đó có sự bổ sung kinh doanh buôn bán, thủ công và việc làm. Ngoài ra, ngƣời Lào cũng sống dựa vào tự nhiên, chủ yếu là vào rừng để hái măng, hái rau, đánh cá, săn bắn và tìm kiếm các loại lƣơng thực trong rừng để phục vụ các bữa ăn hàng ngày và thu nhập kinh tế. Về văn hóa vật chất, ngôi nhà truyền thống của ngƣời Lào là nhà sàn cao, làng thƣờng trồng nhiều cây dừa và cây ăn quả quanh nhà. Bộ trang phục truyền thống của ngƣời Lào rất độc đáo, điểm nổi bật là áo nhuộm
27
màu xanh chàm, cổ áo tròn và ngƣời ông thƣờng buộc khăn trên eo khi ra khỏi nhà. Phụ nữ Lào mặc váy, áo nhuộm chàm màu đen và luôn mang theo một chiếc khăn tạp dè mỗi khi vào chùa. Về văn hóa ẩm thực, ngƣời Lào thích ăn cơm nếp với các món có vị cay, các món ăn nƣớng chế biến từ cá và các món ăn làm salat từ các loại rau rừng, đặc biệt là món Pa đẹc (cá ƣớp) không thể thiếu đƣợc hƣơng vị cho các món ăn. Đồng thời, món ăn lạp là món ăn quen thuộc trong xã hội ngƣời Lào. Về văn hóa tinh thần, ngƣời Lào tín ngƣỡng Phật giáo tiểu thừa, mỗi năm đến tháng 4 ngƣời Lào thƣờng tổ chức lễ hội “Pi May” rất độc đáo. Trƣớc tiên họ dội nƣớc trên các pho tƣợng ở chùa và sau đó họ dội nƣớc vào nhau cầu xin và chúc nhau may mắn, họ tin rằng làm nhƣ vậy mọi ngƣời sẽ rửa đi những tội lỗi và có một cuộc sống yên ổn, mới mẻ trong năm đó. Trong quan hệ dòng họ, ngƣời Lào có họ cha, họ mẹ, họ nhà chồng, họ nhà vợ. Việc gửi rể là tục phổ biến trong tập quán cƣới xin của ngƣời Lào. Chàng rể phải ở nhà vợ một thời gian nhất định, khi vợ chồng ra ở riêng sẽ đƣợc cha mẹ vợ chia cho một phần tài sản. Ngƣời Lào rất quý con và bình đẳng giữa trai gái và nam nữ. Theo tập quán của ngƣời Lào, phụ nữ là ngƣời chủ cột nhà, là ngƣời thực hiện các lễ nghi cúng bái trong nhà và tiếp khách. Đồng thời, phụ nữ Lào còn có quyền quyết định và chỉ đạo việc nhà bình đẳng với ngƣời đàn ông [6, tr. 7-8].
13.3.3. Vài nét về người Hmông
Ngƣời Hmôngdi cƣ đến huyện Mƣơng Phun vào những năm 1980 từ tỉnh Saysombun. Nhóm cƣ dân này cƣ trú rải rác theo hai bên đƣờng quốc lộ Viêng Chăn-Saysombun và lập bản xây nhà trên các đồi núi cao. Canh tác của ngƣời Hmông là hỗn hợp nhiều canh tác nhƣ: nƣơng rẫy, ruộng nƣớc, tự nhiên, chăn nuôi và buôn bán đơn thuần. Ngƣời Hmônglà một trong các dân tộc có truyền thống văn hóa riêng mình từ lâu đời và nhiều tục tập quán nhất. Về văn hóa vật chất, ngôi nhà truyền thống của ngƣời Hmông là nhà đất,
28
không có cửa sổ, chia có 3 gian và phải có 6 nơi trú ngụ của ma nhà. Bộ trang phục truyền thống, phụ nữ mặc váy mở kèm chiếc tạp dè, áo màu đen có thêu hoa văn ở cổ áo và cổ tay áo. Nam giới mặc áo màu đen, dài tay, thân áo ngắn và có thêu màu xanh trời ở cổ áo và cổ tay áo. Quần nam giới là màu đen, ống quần rộng, khi mặc thƣờng buộc dây lƣng màu đỏ và khi ra khỏi nhà nam giới thƣờng mang theo khen đi trƣớc và nữ giới thƣờng mang theo gùi để hái rau đi sau. Về văn hóa ẩm thực, ngƣời Hmông ăn cơm tẻ là chính, một mâm cơm truyền thống thƣờng có: cơm tẻ - canh bí đỏ luộc - thịt bò hoặc thịt lợn đun với rau rất đơn giản. Về văn hóa tinh thần, ngƣời Hmôngcó niềm tin đặc biệt về ma nhà, chẳng hạn nhƣ các lễ hội “No Pe Chao” mỗi năm tổ chức vào tháng 12 sau khi thu hoạch sản xuất. Trong thời gian ăn tết, ngƣời Hmôngkhông nhập vào nhà hoặc làng ai mà chỉ ở nhà cho đủ 3 ngày lễ, sau đó mới tổ chức ăn uống mừng nhau. Với truyền thống này, họ tin rằng chắc chắn sẽ có những may mắn cả năm và sẽ không mang đến một số bệnh tật cho cả nhà. Tết H’Môngkhông chỉ mang lại nhiều tập tục văn hóa bí ẩn mà còn là nhân dịp gặp gỡ tốt đẹp của các anh chị em, họ hàng và là nhân dịp vui chơi giải trí của các thanh niên trẻ. Trong xã hộ Hmông, mối quan hệ dòng họ là đóng vai trò quan trọng, nó không chỉ chi phối tới mọi mặt trong đời sống xã hội mà còn chi phối tới việc cƣới xin và tâm trí của từng ngƣời Hmông. Ngƣời Hmông có tục cƣới vợ và lấy chồng khác họ, cấm con cái của các anh chị em không đƣợc lấy nhau. Mặt khác, những ngƣời cùng họ cũng không đƣợc lấy nhau vì đƣợc coi là anh em cùng một tổ tiên, trong đó có thể đẻ và chết trong nhà nhau đƣợc. Khi cƣới xong vợ phải đi ở nhà chồng, con cái sinh ra theo họ bố và nam giới là ngƣời cầm cột nhà [40, tr. 25-27].
Tiểu kết chƣơng 1
Trên cơ sở đó các lý thuyết, để phân tích đƣợc biến đổi sinh kế của ngƣời dân TĐC ở bản Phonesavat dƣới tác động của dự án thủy điện NN2.
29
Tác giả luận văn có áp dụng một số các lý thuyết phát triển sinh kế bền vững và lý thuyết lựa chọn hợp lý để làm phƣơng tiện nhìn nhận và giải quyết các vấn đề trong khoa học, tức là để làm rõ các khía cạnh lý thuyết và thực tiễn về biến đổi sinh kế. Một sốcác công cụ khoa học khác là đƣa ra biện pháp phát triển sinh kế mới chocon ngƣời theo định hƣớng bền vững. Theo quan điểm Macxit, con ngƣời trƣớc tiên phải lo đến chuyện ăn, uống, mặc và ở rồi mới nói đến các hoạt động khác nhƣ khoa học, tôn giáo, chính trị, nghệ thuật... Từ