Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Toàn diện về Phát triển Bền vững Hệ thống Giao thông Vận tải Việt Nam (Trang 29 - 30)

4.138 Các nước GMS đã tìm được tiếng nói chung về các hành lang vận tải mà mỗi nước sẽ phát triển tùy theo năng lực của từng nước. Đối với Việt Nam, các hành lang đó bao gồm: Liên kết mạnh Liên kết yếu   Tỷ trọng kinh ngạch thương mại Quảng Đông Tỉnh Vũ Hán Quảng Châu Việt Nam CHDCND Lào Campuchia Thái Lan Myanma   Việt Nam CHDCND Lào Cam-pu-chia Thái Lan Vũ Hán Quảng Châu

4.139 Nội dung phát triển kết cấu hạ tầng bao gồm phát triển hoặc cải tạo đường bộ,

đường thủy, cảng biển, cảng hàng không và kết cấu hạ tầng thương mại qua biên giới (CBTI), điện và thông tin liên lạc. Các dự án CBTI có mục tiêu giảm chi phí và thời gian tại các cửa khẩu có yêu cầu thủ tục hải quan.

4.140 Trước khi GMS ra đời, ý tưởng xây dựng một tuyến đường xuyên Á/xuyên ASEAN đã được Ban Kinh tế Xã hội của Liên Hiệp quốc về Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP) khởi xướng. Tới năm 2002, dự án này đã mở rộng ra phạm vi 32 nước châu Á với tổng chiều dài 141.000km và kết nối được với tuyến đường xuyên Âu. Đoạn thuộc khu vực GMS dài 14.511 km, trong đó đã có một số đoạn đã hoàn tất hoặc đang được thực hiện. Mạng lưới vận tải ASEAN liên kết 10 nước bằng 23 tuyến, tổng chiều dài 38.400km. Hợp phần đường sắt có lẽ là lâu được thực hiện nhất. Mặc dù tất cả cả các nước GMS, trừ Lào, đều có hệ thống đường sắt, nhưng phần lớn đều sử dụng khổ đường hẹp (1m), đường đơn, và có nhiều đoạn còn thiếu. Đường sắt Vân Nam tiên tiến hơn nhưng chưa được kéo dài tới Việt Nam.

4.141 Phần lớn hàng hóa ngoại thương – đặc biệt là phục vụ thị trường liên lục địa –

đều được vận chuyển bằng đường biển, do đó phụ thuộc vào cảng biển. Phải nói rằng dù cảng biển không nằm trong phạm vi hạ tầng thương mại qua biên giới nhưng vị trí của chúng cũng như các khu vực chịu ảnh hưởng có tác động tới lưu lượng giao thông trên các tuyến cầu nối đất liền. Ví dụ, sự xuất hiện của cảng Laem Chabang ở Thái Lan đã thu hút hàng hóa qua biên giới từ Campuchia và Lào. Khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải cũng có thể ảnh hưởng tới lưu lượng giao thông qua biên giới nếu như các điểm nối vận tải trên bộ tương ứng qua biên giới được phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Toàn diện về Phát triển Bền vững Hệ thống Giao thông Vận tải Việt Nam (Trang 29 - 30)