Dịch vụ hàng không

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Toàn diện về Phát triển Bền vững Hệ thống Giao thông Vận tải Việt Nam (Trang 26 - 27)

4.130 Một thay đổi lớn trong thị trường hàng không trong nước là có sự cạnh tranh ngày càng nhiều giữa các dịch vụ hàng không vốn từng do Vietnam Airline thống trị. Quá trình tự do hóa đã được triển khai với sự tham gia của các hãng hàng không khác. Jetstar hiện

đang có vai trò là hãng hàng không giá rẻ. Các đối thủ mới (VietJet và Air Speed Up) cũng đã công bố kế hoạch gia nhập nhưng đã trì hoãn do thị trường hàng không bị suy thoái năm 2009.

4.131 Việc thiết lập giá vé cũng đã chuyển hướng sang cơ chế thị trường nhưng mới chỉ với các tuyến có các hãng cạnh tranh (hiện còn rất ít). Chính sách hiện nay là kiểm soát “giá trần” chứ không phải là giá sàn hoặc một mức linh hoạt nào đó.

M ứ c t ă ng tr ưở ng hàng n ă m GDP Hành khách Hàng hóa Điểm chất lượng Năng lực của hãng hàng Chất lượng Năng lực

4.7 Vn ti qua biên gii

1) Tổng quan

4.132 Việt Nam có biên giới chung với 3 nước: phía bắc giáp Trung Quốc, tây bắc giáp Lào và tây nam giáp Campuchia. Tổng chiều dài đường biên giới chung là 4.639km. Từ

lâu giữa các làng mạc hai bên biên giới đã có hoạt động thương mại tiểu ngạch, không

để ý tới đường biên giới. Dần dần, một số mặt hàng đã tăng khối lượng và giá trị và trở

thành các luồng hàng chính thức qua biên giới, và vì vậy cần phải kiểm soát hải quan tại các cửa khẩu chính thức. Việt Nam hiện có 12 cửa khẩu với Trung Quốc, 9 với Lào và 12 với Campuchia.

4.133 Khối lượng giao dịch thương mại qua biên giới đã đạt mức 9,7 triệu tấn năm 2007, trong đó 67% là với Trung Quốc. Thương mại qua biên giới chiếm gần 10% khối lượng thương mại quốc tế của Việt Nam. Hệ thống hạ tầng vận tải ở cả hai phía biên giới

đều đang được phát triển, nhưng không đồng bộ do sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau và mức độ dịch vụ, các hạn chế cũng như các điều kiện pháp lý khác nhau. Để giảm thiểu những rào cản về cơ sở vật chất và phi vật chất đối với thương mại, hơn 10 năm trước ADB đã đề xuất thành lập một tiểu vùng gọi là Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS). Việc này đã đẩy nhanh tiến độ ký kết một loạt các hiệp định và dự án phát triển GTVT chính – kết quả là đã giảm được nhiều chi phí logistic và kích thích được hoạt động thương mại. Như thể hiện trong Hình 4.7.1, cửa khẩu trong GMS vận hành tốt hơn cửa khẩu ở các khu vực khác.

Hình 4.7.1 Thời gian và chi phí tại một số cửa khẩu

Nguồn: Geetha Karandawala, “Những rào cản phi vật chất đối với một số tuyến vận tải và Các biện pháp loại bỏ”, UNESCAP (11/2006)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Toàn diện về Phát triển Bền vững Hệ thống Giao thông Vận tải Việt Nam (Trang 26 - 27)