0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Các nhân tố thể chế

Một phần của tài liệu NHẬN DIỆN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI TRONG TRUNG VÀ DÀI HAṆ : TRƯỜNG HƠP̣ VIÊṬ NAM (Trang 26 -27 )

3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Phƣơng pháp thực nghiệm

3.2.2. Các nhân tố thể chế

Độ sâu (sự phát triển) tài chính

Một yếu tố quyết định của tiết kiệm là “độ sâu tài chính” (Edwards (1995)), được đo lường bởi tỷ lệ của một tập hợp tiền tệ như M2 trên GDP (Chinn và Prasad (2003)), tuy nhiên Gruber và Kamin 2005 sử dụng tỉ lệ tín dụng tư nhân trên GDP. Biến này là một thước đo chiều sâu và sự phức tạp của hệ thống tài chính và cho thấy độ sâu tài chính có thể dẫn đến tiết kiệm nhiều hơn.Tuy nhiên lại có một quan điểm trái ngược, thị trường tài chính phát triển hơn làm giảm nhu cầu tiết kiệm cho phòng ngừa, và do đó làm giảm tỷ lệ tiết kiệm. Bernanke (2005) lập luận rằng sự phát triển tài chính cao hơn sẽ khắc phục dư thừa tiết kiệm toàn cầu trong thời gian dài bằng cách làm suy giảm tỷ lệ tiết kiệm trong khu vực các nước mới nổi châu Á.

Kết quả thực nghiệm của Chinn và Ito 2005 cho nhóm các nước công nghiệp cho thấy mức độ độ mở thị trường tài chính càng cao, thì cán cân tài khoản vãng lai có xu hướng càng giảm. Phát hiện này phù hợp với quan điểm rằng nền kinh tế có cơ sở hạ tầng thể chế phát triển và độ mở thị trường tài chính lớn hơn có xu hướng thu hút dòng vốn nước ngoài lớn hơn và thâm hụt tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, chỉ có nhóm các nước công nghiệp có kết quả phù hợp với quan điểm này. Các kết quả hồi quy cho thấy sự phát triển tài chính tác động có ý nghĩa lên tiết kiệm quốc gia, dẫn đến tỉ lệ tiết kiệm cao hơn- hệ số là dương và có ý nghĩa ở các nước kém phát triển và mới nổi.

Với những lập luận này, tôi tin rằng sự phát triển thị trường tài chính phải được xem xét nghiêm túc trong bất kỳ kiểm tra thực nghiệm nào.

Trong bài này tôi sử dụng thước đo FDEEP theo Chinn & Prasad 2003, được đo bởi tỉ lệ M2/GDP, nguồn dữ liệu được lấy từ IMF.

Độ mở tài chính

Theo Chinn và Prasad (2003), độ mở tài chính cũng là một trong các yếu tố quyết định của tài khoản vãng lai thông qua ảnh hưởng đến dòng vốn giữa các nước. Đối với các nền kinh

tế Đông Á, chính sách tự do hóa tài chính toàn diện đã được thực hiện, và do đó cho phép tiết kiệm dư thừa chảy vào Mỹ, và các nước khác với thị trường tài chính phát triển. Như vậy, độ mở của thị trường tài chính ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai các nước thông qua các tác động lên tiết kiệm và đầu tư. Một biến chính sách có liên quan là biện pháp kiểm soát vốn. Kiểm soát vốn thường được xem như là một chỉ số tiêu cực về khả năng của một quốc gia quản lý sự cân bằng bên ngoài. Việc áp dụng các kiểm soát như vậy có thể dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hơn vì nguồn tài trợ từ bên ngoài cho thâm hụt tài khoản vãng lai tiếp theo có thể bị giới hạn.

Tham số đo lường độ mở tài chính của tôi là chỉ số KAOPEN được sử dụng trong Chinn- Ito (2005). Theo Chinn và Ito (2005), trong khi thị trường tài chính càng mở cửa dẫn đến giảm tỷ lệ tiết kiệm ở các nước công nghiệp hóa, thì lại có thể dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm cao hơn ở nước thị trường mới nổi.

Biến KAOPEN đại diện cho độ mở tài chính của quốc gia, được xây dựng bởi Chinn và Ito. KAOPEN được dựa trên thông tin trong Báo cáo hàng năm về cơ chế tỷ giá và hạn chế ngoại hối do IMF phát hành. Nhìn vào KAOPEN ta sẽ thấy một quốc gia trên thực tế có tiến hành chính sách đa tỷ giá hay không và nó cho thấy những hạn hế trong các giai dịch tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. Giá trị càng cao cho thấy quốc gia càng mở cửa hơn với các giao dịch vốn xuyên quốc gia.

Một phần của tài liệu NHẬN DIỆN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI TRONG TRUNG VÀ DÀI HAṆ : TRƯỜNG HƠP̣ VIÊṬ NAM (Trang 26 -27 )

×