7. Bố cục luận văn
3.2.2. Tính phổ biến và riêng biệt của phạm vi ý niệm đích
Thành ngữ Lào cũng nhƣ thành ngữ Việt, tính phổ biến và riêng biệt của ý niệm đích có liên quan chặt chẽ đến ý niệm nguồn. Điều này đƣợc thể hiện qua các biểu hiện sau:
Thứ nhất, thành ngữ tiếng Lào có cùng ý niệm nguồn nhưng lại có ý niệm đích khác thành ngữ của các ngôn ngữ khác. Có hiện tƣợng này bởi vì mỗi dân tộc có một cách tƣ duy, cách nghĩ, cách nhìn khác nhau, do đó dẫn đến tính khác biệt hay đặc trƣng của ý niệm đích.
Ví dụ: + Ý niệm nguồn “khị” (phân, cứt). Ý niệm đích của những câu thành ngữ tiếng Lào có ý niệm nguồn “khị” là những thứ xấu, thừa thãi, thấp kém nhƣ: “Xùa và khị, đì va kẹo” (Xấu là phân, tốt là ngọc). Còn trong tiếng Anh, từ phân (shit) lại có ý niệm đích là sự tức giận, khiếp sợ.
+ Ý niệm nguồn “chày” (lòng). Ý niệm đích của những câu thành ngữ Lào có ý niệm nguồn “chày” là tâm tính bên trong của mỗi ngƣời. Ví dụ: “Khoam pạc vản chọi chọi, chày xộm đằng mạc nao” (Lời nói ngọt lừ, lòng chua nhƣ
chanh); “Khắp thì dù đạy, khắp chày dù nhạc” (Chỗ hẹp ở đƣợc, lòng hẹp khó ở)
“Chít nừng chày điêu” (Một lòng một dạ).
Cũng so sánh trong thành ngữ tiếng Anh thì ý niệm đích của ý niệm
nguồn “lòng” (gut) lại thể hiện ý chí, sự gan dạ của một ngƣời: “have guts to do
something” (có ruột làm cái gì đó)
+ Ý niệm nguồn “lẳng” (lƣng): Ý niệm đích của ý niệm nguồn “lẳng”
trong thành ngữ tiếng Lào là sự vất vả, khó khăn nặng nhọc nhƣ: “Kin lải thoọng
tẹc, bẹc lải lẳng hắc” (Ăn nhiều vỡ bụng, vác nhiều gãy lƣng.
So sánh trong tiếng Việt và tiếng Anh thì ý niệm đích của ý niệm nguồn “lƣng” là những thứ phía sau, khuất tất. Ví dụ nhƣ: trong tiếng Việt có câu “đâm dao sau lƣng” còn tiếng Anh có câu “Behind somebody’s back”: Ý muốn nói làm điều gì lén lút khi khuất mắt ai.
Thứ hai, thành ngữ Lào có sự trùng hợp cả Ý niệm đích và ý niệm nguồn của ngôn ngữ khác.
Qua khảo sát có thể thấy hiện tƣợng này xảy ra rất nhiều đối với thành ngữ Lào và thành ngữ Việt. Có những ý niệm đích đƣợc thể hiện tƣơng đồng trong thành ngữ Lào và thành ngữ Việt, thậm chí có ý niệm đích đƣợc thể hiện bởi những câu từ giống hệt nhau trong thành ngữ Lào và thành ngữ Việt. Ví dụ:
- Có sự trùng hợp về ý niệm đích, ý niệm nguồn, tuy nhiên vẫn có những ý niệm cụ thể trong từng phạm trù đó cũng nhƣ ý niệm nguồn của từng phạm trù đó có thể mang tính riêng biệt:
+ Thành ngữ biểu hiện ý niệm đích về sự áp bức, bóc lột:
Thành ngữ Lào: “Cốt khi khồm hểng”
Thành ngữ Việt: “Đè đầu đè cổ”
+ Thành ngữ biểu hiện ý niệm đích là nỗi vất vả, khó nhọc trong lao động của ngƣời nông dân:
Thành ngữ Lào: “Còng lẳng xày phạ cộm nạ xày đìn” (Lƣng (chổng) lên
trời, mặt (cúi) xuống đất).
Thành ngữ Việt: “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.
+ Thành ngữ biểu hiện ý niệm đích là phải biết thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới.
Thành ngữ Lào: “Khậu bạn tà lều cò toọng lều tà tam” (Vào bản mắt lé,
cũng phải lé mắt theo)
Thành ngữ Việt: “Nhập gia tuỳ tục”
+ Thành ngữ biểu hiện ý niệm đích là phải sống có đạo lý, luôn biết ơn, nhớ ơn những ngƣời đã nâng đỡ, giúp đỡ, nuôi dƣỡng, dạy dỗ chúng ta.
Thành ngữ Lào: “Khăn chậu đạy khì xạng cặng hồm pền phạ nha, dà đạy
lưm xao na hè năm tin xạng” (Nếu anh đƣợc cƣỡi voi che lọng thành quan, đừng quên ngƣời nông dân hầu theo chân voi)
Thành ngữ Việt: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Thành ngữ Lào: “Khạp kho xửa” (Cƣỡi cổ hổ)
Thành ngữ Việt: “Vuốt râu hùm”
+ Thành ngữ biểu hiện ý niệm đích là phải đề cao tính thực hành hơn chỉ là lý thuyết
Thành ngữ Lào: “Xíp pạc vạu bò thò tà hển, xíp tà hển bò thò mư căm”
(Mƣời nói chẳng tầy mắt thấy, mƣới mắt thấy chẳng bằng tay cầm)
Thành ngữ Việt: “Trăm hay không bằng tay quen”
+ Thành ngữ biểu ý niệm đích về sự phức tạp, khó đoán của lòng ngƣời
Thành ngữ Lào: “Thạ lê luồng lợc lộn mạy dằng cò nhăng thởng bạt và
hủa chày khôn phảy xị dằng thởng đạy” (Đại dƣơng sâu gậy còn thọc tới, lòng ngƣời ai thọc tới đƣợc)
Thành ngữ Việt: “Dò sông dò biển dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người”
+ Thành ngữ biểu hiện ý niệm đích về sự nói năng, làm việc không khoa học, không đến nơi, đến chốn
Thành ngữ Lào: “Bò mì hủa mì hảng” (Không có đầu có đuôi)
Thành ngữ Việt: “Không có đầu có cuối”
+ Thành ngữ biểu hiện ý niệm đích phê phán những kẻ giả nhân, dói trá, đã làm việc ác, việc xấu lại còn lớn tiếng vu oan cho kẻ khác, làm nhƣ mình là nạn nhân.
Thành ngữ Lào: “Mư tì khoọng hoọng pào” (Tay đánh chiêng miệng kêu la)
Thành ngữ Việt: “Vừa đánh trống vừa la làng”
- Có sự trùng hợp hoàn toàn về ý niệm, ý niệm nguồn và cả những ý niệm cụ thể:
+ Thành ngữ biểu hiện ý niệm đích về sự áp bức, bóc lột: Thành ngữ Lào: “Cốt khì khút hít” (Đè đầu cƣỡi cổ)
Thành ngữ Việt: “Đè đầu cưỡi cổ”
+ Thành ngữ biểu hiện ý niệm đích về sự giới hạn, biết điểm dừng trong lời ăn, tiếng nói:
Thành ngữ Lào: “Cốp tài nhọn pạc, khăn khạc tài nhọn xiểng” (Ếch chết vì miệng, cóc chết vì tiếng)
Thành ngữ Việt: “Ếch chết vì miệng, cóc chết vì tiếng”
+ Thành ngữ biểu hiện ý niệm đích là ghi nhớ, khắc sâu trong long không bao giờ quên:
Thành ngữ Lào: “Chốt ốc chốt chày” (Ghi lòng tạc dạ)
Thành ngữ Việt: “Ghi lòng tạc dạ”
+ Thành ngữ biểu hiện ý niệm về kinh nghiệm trong dựng nhà, trồng cây Thành ngữ Lào: “Dà púc hườn xày pạc huội dà púc cuội xày phăn xả” (Đừng dựng nhà vào miệng suối, đừng trồng chuối vào ngày ăn chay)
Thành ngữ Việt: “Đừng dựng nhà vào miệng suối, đừng trồng chuối vào
ngày ăn chay”
+ Thành ngữ biểu hiện ý niệm đích luôn cùng bên nhau, cùng chung sức để cùng làm một việc đó
Thành ngữ tiếng Lào: “Khiêng lày khiêng bà” (Kề vai sát cánh)
Thành ngữ tiếng Việt: “Kể vai sát cánh”
Qua khảo sát một số ví dụ ta có thể thấy đƣợc những nét tƣơng đồng trong thành ngữ tiếng Lào và tiếng Việt về ý niệm đích trong bộ phận cơ thể. Sự trùng hợp hoàn toàn hay có ý nghĩa tƣơng đồng này là do lối sống, lối nghĩ của nhân dân hai nƣớc có nhiều điểm giống nhau, và nó là kết quả của những phản ứng và tiếp biến văn hoá giống nhau giữa hai nƣớc. Việt Nam và Lào là hai nƣớc láng giềng gần gũi, cùng chịu sự chi phối tuần hoàn của điều kiện tự nhiên và gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nƣớc. Mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống tốt đẹp trong suốt chiều dài dựng nƣớc và giữ nƣớc của hai dân tộc, cùng với những điều kiện gần gũi, về đia lý, điều kiện tự nhiên và xã hội đã tạo nên những nét tƣơng đồng trong phản ứng văn hoá của hai nƣớc. Đặc biệt thành ngữ của hai nƣớc đều là những di sản văn hoá, đƣợc đúc kết trong quá trình lao động, sinh hoạt, do sự trải nghiệm của ngƣời dân, vì thế di sản thành ngữ của hai dân
tộc để lại đều “tuyệt đại đa số là của ngƣời nông dân lao động, phản ánh lối sống, in dấu lối nghĩ, tiêu biểu cho lối nói của ngƣời lao động” [8, tr. 74].
3.3. Tiểu kết ch ng 3
Nhƣ vậy qua khảo sát tính ẩn dụ của các thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể trong thành ngữ tiếng Lào ta thấy rằng:
- Tính ẩn dụ của các thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể trong thành ngữ tiếng Lào đƣợc thể hiện qua các ý niệm nguồn và ý niệm đích trong các thành ngữ đó.
- Các ý niệm nguồn và ý niệm đích trong các thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể trong thành ngữ Lào đã thể hiện đƣợc nghĩa biểu trƣng của thành ngữ Lào, qua đó phản ánh những đặc điểm văn hoá – xã hội và tƣ duy của ngƣời Lào. Những đặc điểm này vừa mang tính phổ biến vừa mang tính riêng biệt
- Qua một số so sánh ví dụ giữa thành ngữ Lào và Việt ta thấy các ý niệm nguồn và ý niệm đích trong thành ngữ Lào và Việt có nhiều nét tƣơng đồng, qua đó cho thấy mối quan hệ gắn bó, thân thiết và sự tƣơng đồng về mặt văn hoá – xã hội của hai dân tộc Lào - Việt. Đồng thời bên cạnh đó những nét riêng biệt trong ý niệm nguồn, ý niệm đích của bộ phận cơ thể trong thành ngữ hai nƣớc cũng cho thấy nét đặc trƣng riêng trong văn hoá của mỗi dân tộc
KẾT LUẬN
Qua khảo sát thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng Lào (có so sánh với tiếng Việt), luận văn rút ra một số kết luận sau:
(1). Trong tiếng Lào, cả thành ngữ và tục ngữ đều đƣợc gọi chung là “xú pha xít”, còn trong tiếng Việt, thành ngữ và tục ngữ đƣợc phân biệt khá rõ nét. Là một bộ phận quan trọng của ngôn ngữ, thành ngữ đã phản ánh lối nói, lối suy nghĩ đặc thù của mỗi dân tộc. Thành ngữ của Lào và thành ngữ tiếng Việt đều đƣợc ra đời từ trong đời sống lao động, sinh hoạt và giao tiếp của ngƣời dân, gắn liền với lời ăn tiếng nói bình dị, dân giã hàng ngày của nhân dân. Thông qua việc tìm hiểu thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Lào, chúng ta có thể hiểu thêm về những nét đặc trƣng trong đời sống lao động, sinh hoạt, trong cách nghĩa, cách cảm nhận của ngƣời dân mỗi dân tộc.
Cả hai thành ngữ đều có cấu tạo là một ngữ, một cụm từ cố định, và chủ yếu đúc kết những bài học, kinh nghiệm trong cuộc sống từ tình cảm gia đình, xã hội, cuộc sống lao động, đến các vấn đề khác. So với thành ngữ Việt thì thành ngữ Lào có kết cấu đơn giản hơn.
(2). Qua khảo sát, luận văn thống kê đƣợc 249/gần 1,500 thành ngữ Lào có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời, bao gồm những trƣờng hợp chứa 1 tđến 3 từ chỉ bộ phận cơ thể, trong đó chủ yếu là các thành ngữ có chứa 1 từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời (61.4%).
Trong số 249 thành ngữ đƣợc thống kê có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể thì xuất hiện 36 bộ phận cơ thể ngƣời đƣợc nhắc đến trong thành ngữ Lào, với 314 lần gọi tên.
Các bộ phận đƣợc nhắc đến nhiều nhất là: Nạ (mặt); Tà (mắt); Hủa (đầu); Chày (lòng); Khổn (lông); Tin (chân); Pạc (miệng, mồm, mép); Thoọng (bụng); Lẳng (lƣng); Hủ (tai). Trong đó các bộ phận xuất hiện nhiều nhất hầu hết là các bộ phận phần đầu và là bộ phận bên ngoài cơ thể.
Về mặt cấu tạo, thành ngữ Lào đƣợc cấu tạo từ ít nhất 3 âm tiết trở lên. Trong đó số lƣợng thành ngữ có từ 6 âm tiết trở lên chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 54.6%.
Về mặt ngữ nghĩa, đa số câu thành ngữ Lào đều mang nghĩa biểu trƣng, số lƣợng thành ngữ mang nghĩa đen rất ít. Trong đó chỉ có 31 thành ngữ mang nghĩa đen, chiếm 12.4%, và có đến 218 câu thành ngữ mang nghĩa bóng, hay nghĩa biểu trƣng, chiếm 87,6%.
(3). Về tính ẩn dụ trong thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể trong thành ngữ Lào, trong số 249 thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời có tất cả 36 bộ phận cơ thể - là ý niệm nguồn của phép ẩn dụ trong thành ngữ Lào. Tính ẩn dụ trong thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể của Lào đƣợc thể hiện dƣới các ý niệm nguồn và ý niệm đích. Trong đó bao gồm tính phổ biến và tính đặc trƣng.
Về ý niệm nguồn: Tính phổ biến của ý niệm nguồn trong thành ngữ chỉ bộ
phận cơ thể của Lào đƣợc biểu hiện ở thuộc tính hay tính chất mà ý niệm nguồn
đó gợi ra nhằm tạo sự liên tƣởng đến một phạm vi ý niệm nhất định; Thể hiện ở việc mở rộng các ý niệm nguồn cơ bản; Thể hiện ở hiện tƣợng mở rộng ngữ pháp. Ý niệm bộ phận cơ thể trong tiếng Lào cũng mang những nét riêng biệt và có thể đƣợc coi nhƣ những ý niệm nguồn văn hoá đặc trƣng.
Về ý niệm đích: Ý niệm đích của những từ chỉ bộ phận cơ thể trong thành ngữ Lào thể hiện các nội dung sau: Ngoại hình và sức khoẻ; Tính cách, phẩm chất (những thuộc tính của con ngƣời); Trạng thái tâm lý, tình cảm, cảm xúc; Hoàn cảnh sống, điều kiện sống (về vật chất và tinh thần); Quan hệ giữa con ngƣời và con ngƣời; Hành động, sự việc, trạng thái; Tính chất sự việc; Thời gian. Trong đó, thành ngữ tiếng Lào có cùng ý niệm nguồn nhƣng lại có ý niệm đích khác thành ngữ của các ngôn ngữ khác; Thành ngữ Lào có sự trùng hợp cả ý niệm đích và ý niệm nguồn của ngôn ngữ khác.
(4). Đối chiếu thành ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời trong tiếng Lào và tiếng Việt cho thấy:
Thành ngữ của hai nƣớc có nhiều nét tƣơng đồng, nhƣng cũng có những nét khác biệt. Đa số các từ chỉ bộ phận cơ thể xuất hiện trong thành ngữ Lào đều có trong thành ngữ Việt. Bên cạnh đó do đặc điểm về hoàn cảnh sống, về cách tƣ duy, cách nghĩ, cách nhìn khác nhau của nhân dân mỗi nƣớc nên cũng có một số từ chỉ bộ phận chỉ xuất hiện trong thành ngữ Lào, hoặc chỉ xuất hiện trong thành ngữ Việt. Về mặt cấu tạo, có những thành ngữ Việt có cấu tạo và cách dùng từ tƣơng đồng với thành ngữ Lào.
Xét tính ẩn dụ cho thấy thành ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Lào và tiếng Việt có những nét tƣơng đồng về ý niệm nguồn, ý niệm đích. Tuy nhiên mặt khác, có những ý niệm nguồn, ý niệm đích trong thành ngữ Lào, thành ngữ Việt mang đặc trƣng riêng, phản ánh đặc trƣng văn hoá của mỗi dân tộc.
Qua đó cho thấy đƣợc bên cạnh những nét tƣơng đồng trong văn hóa, sinh hoạt của ngƣời dân hai nƣớc Lào - Việt, thì mỗi nƣớc đều có những nét đặc trƣng riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Đinh Việt Anh (1989), Văn học Lào, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Giáo dục.
3. Nguyễn Hữu Chƣơng (2008), Xác định phân loại và lập danh sách các từ
ngữ thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người và động vật trong tiếng Hàn, Báo Nghiên cứu Khoa học, Trƣờng Đại học Lạc Hồng.
4. Nguyễn Hữu Chƣơng (2015), Các loại ẩn dụ từ vựng trong các trường từ
vựng chỉ con người, bộ phận cơ thể người, động vật, thực vật tiếng Việt, Trong “Những vấn đề ngữ văn” (Tuyển tập 40 năm nghiên cứu khoa học của Khoa Văn học và Ngôn ngữ).
5. Trần Văn Cơ (2007), Khảo luận ẩn dụ tri nhận, Nxb Lao động xã hội, Hà
Nội, tr. 86-87
6. Trần Văn Cơ (2009), Ngôn ngữ học tri nhận (Ghi chép và suy ngẫm), Nxb
Khoa học xã hội, tr. 279.
7. Nguyễn Đức Dân (1983), “Ngữ nghĩa thành ngữ tục ngữ sự vận dụng”,
Tạp chí Ngôn ngữ, số (3).
8. Chu Xuân Diên, Lƣơng Văn Đang, Phƣơng Tri (1993), Tục ngữ Việt
Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
9. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (2000), Từ điển thành ngữ tục
ngữ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Phạm Đức Dƣơng (1998), Ngôn ngữ và văn hoá Lào trong bối cảnh Đông
Nam Á, Nxb Chính trị Quốc gia, 385tr.
11. Nguyễn Công Đức (1995), “Cấu trúc hình thái của thành ngữ tiếng Việt”,
Tập san Khoa học, Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng việt, NXB Đại học, trung
13. Trịnh Thị Hà (2014), “Nhóm thành ngữ tiếng Tày có thành tố chỉ bộ phận
cơ thể ngƣời (Đối chiếu với thành ngữ tiếng Việt)”, Tạp chí Ngôn ngữ và
đời sống, Số 12 (230), tr. 103-108
14. Nguyễn Thị Thu Hà (2006), Khảo sát nhóm tục ngữ tiếng việt
chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người, Luận văn Đại học- Đại học Vinh.
15. Dƣơng Quảng Hàm (2005), Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Nhà xuất bản Trẻ, tr. 8-9
16. Hoàng Văn Hành (2004), Thành Ngữ Học Tiếng Việt, Nhà xuất