0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tính riêng biệt của phạm vi ý niệm nguồn

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT THÀNH NGỮ CHỈ BỘ PHẦN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG TIẾNG LÀO CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT (Trang 76 -79 )

7. Bố cục luận văn

3.1.2. Tính riêng biệt của phạm vi ý niệm nguồn

Không phải nguồn ẩn dụ bộ phận cơ thể trong ngôn ngữ nào cũng giống nhau. Chính sự khác nhau về phạm vi ý niệm nguồn tạo nên tính đặc trƣng trong văn hoá của mỗi dân tộc. Ý niệm nguồn đặc trƣng là những hiện tƣợng, sự vật, đối tƣợng chỉ có trong ngôn này mà không có trong ngôn ngữ khác, hoặc có tồn tại trong ngôn ngữ khác nhƣng mang ý nghĩa văn hoá đặc trƣng riêng của dân tộc đó. Đồng thời ý niệm nguồn văn hoá đặc trƣng là những sự vật, hiện tƣợng thƣờng xuyên xuất hiện trong đời sống văn hoá của một dân tộc và nó có thể tạo ra những liên tƣởng đặc thù.

Thành ngữ tiếng Lào sử dụng 36 hình ảnh bộ phận cơ thể ngƣời làm nguồn ẩn dụ. Trong số đó có 8 bộ phận phần đầu, 14 bộ phận thuộc phần thân và 9 bộ phận thuộc phần các chi; đồng thời có 26 bộ phận bên ngoài cơ thể và 10 bộ phận bên trong cơ thể. Trong số 36 bộ phận cơ thể ngƣời đƣợc dùng làm nguồn ẩn dụ trong thành ngữ Lào thì có những bộ phận khó tìm trong thành ngữ của

ngôn ngữ khác, và chúng mang tính đặc trƣng cho văn hoá của dân tộc Lào. Một số ví dụ nhƣ:

+ Bộ phận “eo” không đƣợc dùng trong thành ngữ tiếng Việt nhƣng lại

đƣợc sử dụng trong thành ngữ tiếng Lào.Trong câu “Xựa nhào eo quạng” (Áo

dài eo rộng), bộ phận “eo” đƣợc dùng nghĩa biểu trƣng cho những thứ không phù hợp, vƣợt quá mức so với bản thân.

+ Khổn (lông): Bộ phận “lông” thƣờng đƣợc dùng đối với động vật, tuy nhiên “lông” cũng là một bộ phận thuộc cơ thể ngƣời, vì vậy nó cũng đƣợc xếp vào nguồn ẩn dụ về bộ phẩn cơ thể ngƣời. Trong thành ngữ Lào: “Cày ngam nhọn khổn, khồn ngam nhọn tèng” (Gà đẹp vì lông, ngƣời đẹp vì trang điểm), từ lông này đƣợc dùng để nói về con gà, nhƣng qua đó câu thành ngữ muốn nói: Con ngƣời cũng cần chú ý đến vẻ bề ngoài, nếu biết chăm sóc vẻ ngoài thì sẽ

giúp con ngƣời đẹp hơn. Trong thành ngữ Việt cũng có câu: “Người đẹp vì lụa,

lúa tốt vì phân”.

+ Nôm (sữa): Từ “sữa” rất ít đƣợc dùng trong thành ngữ, tục ngữ của các nƣớc khác, kể cả trong thành ngữ của Việt Nam cũng không dung từ “sữa” làm nguồn ẩn dụ. Nhƣng trong thành ngữ Lào từ “sữa” đƣợc dùng 3 lần làm nguồn

ẩn dụ. Trong câu thành ngữ “Cằm phạ chuốp nặm nôm” (Trẻ mồ côi gặp đƣợc

sữa), bộ phận “sữa” mang ý nghĩa là nguồn sống, nguồn nuôi dƣỡng. Thành ngữ có nội dung muốn nói đến niềm vui của một ngƣời đang khó khăn, nhƣ vào bƣớc đƣờng cùng nhƣng may mắn gặp đƣợc điều tốt đẹp, giúp đỡ họ vƣợt qua đƣợc khó khăn giống nhƣ niềm vui của đứa trẻ khi đƣợc uống sữa trong lúc đói. Còn

trong câu “Nhăng bò xịn kìn nặm nôm” (Vẫn còn chƣa hết mùi sữa) thì mang ý

nghĩa: Nói đến những ngƣời còn non nớt, trẻ con, chƣa hiểu hết mọi chuyện. + “Tay” là bộ phận đƣợc dùng rất nhiều trong thành ngữ của các nƣớc, tuy nhiên trong thành ngữ Lào đã sử dụng rất nhiều các bộ phận nhỏ thuộc bộ phận “tay” mà trong thành ngữ của dân tộc khác nhƣ Việt Nam không sử dụng nhƣ

Xoọc (khủy tay): “Khậu xảm xoọc oọc xảm va” (Vào ba khủy tay ra ba sải); Pộ

kin thò pộ mư” (Muốn ăn đƣợc nhiều ăn bằng ngón út, muốn ăn đƣợc ít ăn bằng

ngón cái); Khẻn (cánh tay): “Mút nặm dà đạy hết cộn phu, chốc hu dà đạy hết

khẻn xặn” (Lặn nƣớc đừng đƣợc làm đít nổi lên, móc lỗ đừng đƣợc làm cánh tay ngắn). Các bộ phận cụ thể, chi tiết trong phần chi chủ yếu để biểu trƣng về kích thƣớc.

+ Khị (phân, cứt): Đây là một nét rất đặc trƣng trong thành ngữ Lào, bộ phận (phần chất thải trong cơ thể ngƣời) đƣợc coi là những thứ thô tục rất hiếm xuất hiện trong thành ngữ của các dân tộc, nhƣng trong thành ngữ Lào bộ phận này lại xuất hiện với tuần suất khá cao. Trong khảo sát cuốn thành ngữ và tục ngữ Lào - Việt ngƣời viết đã tổng hợp đƣợc 12 thành ngữ Lào có dùng bộ phận

“khị” làm nguồn ẩn dụ. “Khị xị oọc chừng lèn hả khòn” (Phân sắp ra mới chạy

tìm bô); “Căm khị đì kòa căm tốt” (Nắm phân tốt hơn nắm rắm); “Xùa và khị, đì

và kẹo” (Xấu là phân, tốt là ngọc).

+ Bộ phận “kho” (cổ): Đây là bộ phận đƣợc dùng trong hầu hết thành ngữ của các nƣớc, tuy nhiên về ý nghĩa ở mỗi nƣớc có đặc trƣng riêng. Ví dụ trong thành ngữ Lào, bộ phận cổ chủ yếu để nói về sự áp bức, bóc lột của kẻ trên đối

với những kẻ thấp kém hơn nhƣ: “Cốt khi khút hít” (Đè đầu cƣỡi cổ);

Hay cũng có thể nó biểu trƣng cho sự nguy hiểm, con ngƣời đang phải đối

mặt với những sự hiểm nguy, thậm chí đến cả tính mạng nhƣ: “Khạp kho xửa

(Cƣỡi cổ hổ).

Nhƣng cũng bộ phận “cổ” trong thành ngữ tiếng Việt còn biểu trƣng cho

sự vội vã, cấp tốc nhƣ: “Vắt chân lên cổ”, hay biểu trƣng cho sự chờ đợi: “Chờ

dài cổ”. Còn trong thành ngữ của Nhật, bộ phận “cổ” còn thƣờng đƣợc dùng

biểu trƣng cho công việc. Ví dụ: “Kubi ga abunai” (Cổ nguy hiểm), ý muốn nói

có nguy cơ mất việc hoặc giải thể; hay “Kubi ga tsunagaru” (Cổ đƣợc nối lại), ý

muốn nói có thể giữ đƣợc việc làm. Nhƣ vậy có thể thấy “cổ” tuy là ý niệm nguồn đƣợc sử dụng trong hầu hết ngôn ngữ các nƣớc nhƣng ở mỗi nƣớc lại có tính biểu trƣng riêng, do đó đây cũng là một ý niệm ngồn mang ý nghĩa văn hoá đặc trƣng.

Qua một số ví dụ trên có thể thấy rằng ý niệm bộ phận cơ thể trong tiếng Lào cũng mang những nét riêng biệt và có thể đƣợc coi nhƣ những ý niệm nguồn văn hoá đặc trƣng. Lịch sử hình thành, văn hoá và xã hội với những nét đặc trƣng riêng là điều kiện cơ sở hình thánh nên tính cách, tƣ duy, giá trị tƣ tƣởng đặc trƣng của mỗi nƣớc, điều đó cũng làm nên sự khác nhau trong kho tàng thành ngữ của hai nƣớc. Và tính riêng biệt cũng chính là kết quả của những đặc điểm văn hoá xã hội và tƣ duy của nhân dân Lào. Đó là lối tƣ duy đơn giản, mộc mạc, mang tính cụ thể, chi tiết cao, từ những cái chi tiết, cụ thể để đi đến cái khái quát, trìu tƣợng. Chính điều đó đã làm nên nét khác biệt cho văn hoá của Lào so với những dân tộc khác trên thế giới, hay ngay trong khu vực.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT THÀNH NGỮ CHỈ BỘ PHẦN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG TIẾNG LÀO CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT (Trang 76 -79 )

×