1.1. Bộ máy kế toán:
- Về tổ chức lao động kế toán trong bộ máy:
Kế toán viên trong công ty có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - kế toán
Số lượng nhân viên kế toán hợp lý, đảm bảo chuyên môn hóa cao trong lĩnh vực kế toán.
- Về tổ chức phân công và lao động trong bộ máy:
Công ty đã có những sắp xếp hợp lý lao động kế toán phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn; đảm nhận công tác kế toán nhất định, đồng thời cũng quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi, quyền hạn của từng người
- Tổ chức lao động kế toán khoa học: tạo lập mối quan hệ giữa những lao động kế toán bao gồm quan hệ chỉ đạo, quản lý, tác nghiệp, ghi chép, cung cấp thông tin, đối chiếu, kiểm tra ...
1.2. Việc vận dụng chế độ kế toán chung của đơn vị:
Doanh nghiệp áp dụng theo chế độ 48 của Bộ Tài Chính là phù hợp với quy mô của công ty ( công ty vừa và nhỏ)
Các chính sách kế toán: những nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền, nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho, nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ ... được quy định khá chặt chẽ, rõ ràng trong bản thuyết minh tài chính. Những nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm (máy xây dựng, náy công nghiệp) nên tạo được hiệu quả cao trong việc quản lý, theo dõi HTK cũng như các tài sản khác trong doanh nghiệp
1.3 Tổ chức kế toán từng phần hành tại đơn vị:
tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, giúp giảm gánh nặng kế toán, tạo được hiệu quả cao, và giảm nguy cơ sai sót cũng như gian lận.
- Phần hành xuất nhập khẩu được tách biệt với phần mua và bán hàng do XNK là phần hành đặc biệt, phức tạp và là hoạt động chủ yếu trong doanh nghiệp. Việc phân tách này tạo nên sự linh hoạt cao, giúp doanh nghiệp chủ động và nhanh chóng tìm kiếm được những bạn hàng tiềm năng cũng như những nhà cung cấp đáp ứng được nhiều yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, số lượng và giá cả của thị trường
- Việc vận dụng công tác hạch toán từ chứng từ đến tài khoản, sổ kế toán, các chỉ tiêu báo cáo tuân thủ đúng theo chuẩn mực chung, được áp dụng một cách khoa học và có chọn lọc
1.4. Một số nhận xét chung:
- Cách ghi sổ kế toán của công ty tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, các chuẩn mực và chế độ, chính sách kế toán. Đồng thời việc ghi sổ khoa học, phù hợp với quy mô của công ty (công ty vừa và nhỏ) và đặc điểm của sản phẩm (máy xây dựng, máy công nghiệp, thủy điện...) tạo ra hiệu quả cao trong việc phản ánh các nghiệp vụ, các thông tin tài chính một cách chính xác, nhanh chóng, kịp thời
- Cách thức phân loại nghiệp vụ, chứng từ kế toán của kế toán viên hợp lý, đảm bảo chứng tù được luân chuyển nhanh chóng và được lưu giữ, bảo quản, xắp xếp khoa học
- Cách thức tính toán số liệu, tính giá, áp dụng tỷ giá hối đoái, điều chỉnh các chênh lệch mang tính chuyên môn hóa cao, khoa học và nhanh chóng. Bộ phận kế toán được trang bị các phần mềm kế toán hiện đại nên giảm nhẹ khối lượng, đồng thời tạo tính chính xác cao, giảm nguy cơ sai xót
- Cách thức quản lý, kiểm tra số liệu của Ban GĐ đối với kế toán khá chặt chẽ nên nguy cơ gian lận, sai xót được giảm đến mức thấp nhất. Hế thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả, được tổ chức hợp lý và chặt chẽ giúp rủi ro kiểm soát thấp, tạo độ chính
trình bày, Ban GĐ có thể nhanh chóng đưa ra các quyết định phù hợp và chuẩn xác, tận dụng được các tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp, phát huy có hiệu quả những nguồn vốn quan trọng để phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng thương hiệu, uy tín cho toàn doanh nghiệp trên thị trường trong nước , thị trường khu vực và quốc tế.
- Cách thức bảo quản, lưu trữ số liệu rất khoa học, dễ dàng tìm kiếm các thông tin quan trọng khi cần thiết.
2. Những tồn tại và hạn chế:
- Tuy việc phân công lao động khá rõ ràng và mang tính chuyên môn hóa cao nhưng đôi khi có hiện tượng chồng chéo công việc làm giảm hiệu quả hoạt động
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính còn nhiều điểm chưa rõ ràng như: Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay, nguyên tắc ghi nhận chi phí tài chính, các nghiệp vụ dự phòng rủi ro hối đoái. Một số phần còn bỏ trống như: Tăng, giảm tài sản cố định thuê tài chính; tăng giảm bất động sản đầu tư, Các chi phí phải trả ( Trích trước chi phí tiền lương trong thời gian nghỉ phép, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ...), Các khoản phải trả, phải nộp khác (Tài sản thừa chờ giải quyết, Kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội ...),; Vay và nợ dài hạn .... Những phần bỏ trống này khá nhiều nhưng lại không thấy đề cập lý do vì sao bỏ trống. Do đó gây ra nhiều điểm nghi vấn cho các đối tượng sử dụng BCTC
- Phần hành tiền trong doanh nghiệp là một phần hành quan trọng. Lượng tiền ra và trong doanh nghiệp với quy mô lớn, thường xuyên và vận động rất mau lẹ, đòi hỏi phải có cách quản lý riêng biệt, khoa học và thật chuyên nghiệp. Nhưng trên thực tế phần hành này chưa được chú trọng đúng mức. Trong BCTC hay thuyết minh BCTC không thấy đề cập đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong khi đó báo cáo này là một báo cáo quan trọng (đặc biệt trong nhưng doanh nghiệp có lượng tiền ra vào lớn, các sản phẩm mua bán, trao đổi và các nghiệp vụ kinh tế có giá trị cao như doanh nghiệp), phản ánh thực tế dòng tiền ra, dòng tiền vào trong doanh nghiệp, phản ánh trung thực nhất kết quả lãi lỗ thực tế, giám sát có hiệu quả các dòng tiền, tránh hiện tượng lỗ tích lũy quá cao dẫn đến nguy cơ phá
- Phần hành XNK cũng là một phần hành quan trọng, đặc biệt phức tạp bởi có liên quan đến các thông lệ quốc tế, đến các đồng ngoại tệ mạnh, nhưng trong thuyết minh BCTC hầu như ít đề cập tới XNK, các thông lệ quốc tế được áp dụng, điều chỉnh chênh lệch ngoại tệ vào cuối năm cũng chưa thấy ghi rõ trong thuyết minh BCTC hay các tài liệu khác có liên quan. Việc theo dõi nguyên tệ, hay ngoại tệ quy đổi cũng còn nhiều điểm chưa rõ ràng
3. Những giải pháp và kiến nghị:
Dưới đây là một số giải pháp mà bản thân tôi tự nghiên cứu và rút ra trong quá trình kiến tập tại công ty mà theo tôi nó hữu ích đối với công ty không những trong lĩnh vực kế toán mà còn trong các lĩnh vực khác về kinh doanh:
3.1 Giải pháp về kinh doanh:
- Công ty nên có một bộ phận riêng biệt chuyên về các vấn đề Marketing ( nghiên cứu nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng và các nhà cung cấp hoàn hảo; có chiến lược rõ ràng trong việc định vị, phát triển thương hiệu không những trong nước mà còn trên thị trường quốc tế; nghiên cứu và phát triển các công cụ Marketing 4P và PR, tiếp thị, tổ chức các gian phòng triển lãm, các sự kiện, tham gia những hội trợ trong, ngoài nước ). Bộ phận Marketing cần được tách biệt riêng với Phòng kinh doanh để tạo nên sự chuyên môn hóa sâu sắc
- Trong các báo cáo tài chính hoặc các báo cáo có liên quan trong lĩnh vực tài chính nên chỉ rõ các chỉ số tài chính (ROA,ROE...), phân tích tài chính chuyên sâu để thấy rõ bản chất một số hoạt động tài chính trong công ty, cung cấp cho các đối tượng sử dụng (những nhà đầu tư, cho vay, nhà cung cấp và bạn hàng) cái nhìn tổng quan về công ty, thấy được những tiềm năng to lớn và những cơ hội phát triển khả thi, đầy triển vọng. Đồng thời việc phân tích này cũng giúp nội bộ công ty có thể sớm phát hiện được điểm yếu, những phát sinh bất cập để nhanh chóng có được những điều chỉnh hợp lý, phát huy tiềm năng, khắc phục những hạn chế.
3.2. Giải pháp về kế toán:
- Nhận thức rõ được những nhược điểm hoặc bất cập trong công tác hạch toán kế toán sẽ hướng công ty tìm ra được những giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất:
+ Trong tổ chức bộ máy kế toán cần chuyên nghiệp hơn, tạo điều kiện, môi trường làm việc tốt nhất cho các kế toán viên, chú ý hơn về đào tạo nâng cao năng lực nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, thiết lập các chính sách đãi ngộ, khen thưởng, khuyến khích kịp thời và đúng đắn
+ Về các chính sách kế toán tài chính mà công ty áp dụng: cần bổ sung những điểm thiếu xót được chỉ ra
+ Kế toán phần hành: vừa có tính chuyên môn hóa cao nhưng cũng cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần hành để đi đến thống nhất các chỉ tiêu báo cáo và tạo ra các thông tin tài chính rành mạch
Những hạn chế trong các phần hành Tiền và phần hành XNK cần được khắc phục nhanh chóng, giúp công tác hạch toán kế toán hiệu quả hơn, chính xác hơn