Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo hệ cao đẳng ngành Côngnghệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng ngành công (Trang 48)

nghệ may tại Trƣờng Đại học Công nghiệp TP. HCM cơ sở Thái Bình

3.2.1 Đổi mới công tác tuyển sinh

Nâng cao chất lƣợng đầu vào tuyển sinh bằng cách làm tốt công tác tuyên truyền thu hút nhiều sinh viên dự tuyển vào học, trên cơ sở đó lựa chọn những học sinh có đủ năng lực vào học

- Làm công tác quảng bá. Có nhiều hình thức quảng bá, trong đó công tác truyền thông đóng vai trò quan trọng. Biện pháp tổ chức vấn đề truyền thông đến ngƣời học, công ty hoặc những ngƣời quan tâm đó là:

+ Quảng cáo thông qua báo chí, bảng quảng cáo….

+ Quảng cáo thông qua tờ rơi, áp phích tại các trƣờng phổ thông trung học các huyện, thành phố.

+ Tham gia triển lãm tại các hội chợ việc làm do sở Lao động thƣơng binh và xã hội tổ chức.

+ Đƣa ra các chế độ chính sách hợp lý với ngƣời học nên sức cạnh tranh về đào tạo với các trƣờng đào tạo hệ cao đẳng ngành công nghệ may trong khu vực tỉnh Thái Bình ( giảm học phí, thực hiện các chế độ ƣu đãi tao điều kiện chỗ ở cho học sinh…)

+ Ngoài ra, học sinh đang học tập tại trƣờng cũng chính là đối tƣợng truyền thông tốt nhất, nhà trƣờng phải giữ uy tín ngay trong quá trình đào tạo, tạo ấn tƣợng cho học sinh về hình ảnh nhà trƣờng, môi trƣờng học tập, thầy cô và bạn bè nơi họ đang học tập, từ đó họ chính là những ngƣời truyền thông tin, quảng bá hiệu quả.

- Thực hiện quảng bá cả trong và bên ngoài: Mỗi cán bộ giáo viên phải có trách nhiệm quảng bá. Công tác tuyển sinh không phải chỉ là nhiệm vụ riêng có trách nhiệm của trung tâm tuyển sinh và giới thiệu việc làm mà là nhiệm vụ của tất cả mọi ngƣời.

- Kiểm tra việc tác động của quảng bá, quan tâm đến thời gian và hình thức truyền thông tin

- Đông viên khen thƣởng kịp thời những đơn vị, cá nhân trong và ngoài nhà trƣờng có thành tích trong công tác tuyển sinh.

Thông qua kết quả tuyên truyền nếu có nhiều học sinh đăng ký dự tuyển, tiến hành tổ chức thi tuyển đúng quy chế lựa chọn những học sinh có đủ năng lực vào học.

3.2.2 Đổi mới nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp đào tạo 3.2.2.1 Đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo

Đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo từ hệ niên chế sang hệ tín chỉ mục đích của giải pháp nhằm xây dựng CTĐT hệ Cao đẳng ngành Công nghệ may đáp ứng yêu cầu thị trƣờng trong thời gian tới là:

+ Đảm bảo đƣợc khối lƣợng kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành theo yêu cầu

+Cập nhật đƣợc xu hƣớng phát triển ngành công nghệ may trên thế giới

+ Đáp ứng yêu cầu thực tế của CSSDLĐ

- CTĐT phải theo hƣớng mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực thích ứng với sự biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất. Đồng thời có cấu trúc đa dạng đáp ứng cho nhu cầu đa dạng của thị trƣờng lao động cũng nhƣ ngƣời học .

- CTĐT phải đảm bảo tính liên thông với các CTĐT khác trong hệ thống giáo dục, cũng nhƣ tạo điều kiện cho ngƣời lao động có thể chuyển đổi nghề hoặc nâng cao trình độ.

CTĐT cần đƣợc xây dựng theo hƣớng tiếp cận “năng lực thực hiện”và dựa theo tiêu chuẩn của kiến thức, kỹ năng và thái độ của các hoạt động lao động nghề nghiệp đƣợc xác định rõ ràng để đảm bảo chất lƣợng đào tạo toàn diện, đồng thời đảm bảo khả năng hành nghề của ngƣời học sau khi tốt nghiệp.

Nội dung của giải pháp thực hiện:

- Chuẩn hóa lại nội dung CTĐT theo hƣớng đảm bảo kiến thức lý thuyết tăng thời lƣợng thực hành.

- Rà soát lại nội dung CTĐT, loại bỏ những kiến thức không phù hợp, bổ xung những nội dung cần thiết theo yêu cầu của sản xuất trong thời gian tới.

- Về cơ bản hệ thống các môn học trong chƣơng trình đào tạo vẫn đƣợc cấu trúc nhƣ phƣơng pháp đào tạo truyền thống và tuân thủ quy định về mặt thời lƣợng theo chƣơng trình khung đào tạo hệ Cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để thiết kế chƣơng trình đào tạo hệ Cao đẳng thông qua quá trình phân tích nghề cũng nhƣ tham khảo nhu cầu, đặc điểm sản xuất của các doanh nghiệp

. Đối với hệ đào tạo cao đẳng chính quy tại trƣờng áp dụng loại hình tập trung, đào tạo theo học chế niên chế. Các học phần tự chọn sẽ đƣợc giới thiệu chi tiết, cụ thể trong chƣơng trình đào tạo theo từng ngành học và từng học kỳ ( 2 học kỳ/ năm), Theo hệ thống này, ngƣời học phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp

Đối với hệ đào tạo cao đẳng chính quy tại trƣờng áp dụng loại hình tập trung, đào tạo theo học chế tín chỉ. Các học phần tự chọn sẽ đƣợc giới thiệu chi tiết, cụ thể trong chƣơng trình đào tạo theo từng ngành học và từng học kỳ, ngƣời học sẽ dựa

hay phải bảo vệ luận văn tốt nghiệp nhƣ trƣớc đây mà ngƣời học có thể lựa chọn là hoàn thành thêm một số (thƣờng là 10) tín chỉ ngoài các học phần nhƣ đã công bố trong CTĐT của từng ngành học.

Mục đích thiết kế chƣơng trình theo tín chỉ có các ƣu điểm hơn chƣơng trình theo niên chế nhƣ sau:

- Giúp sinh viên hình dung và định lƣợng ra tất cả các yêu cầu đối với bản thân trong từng giai đoạn cũng nhƣ trong suốt quá trình học tập của mình trong nhà trƣờng;

- Tạo điều kiện cho sinh viên chủ động lên kế hoạch và thực hiện việc học tập dựa vào năng lực và điều kiện của mình, làm chủ thời gian và công việc;

- Tăng cƣờng tính mềm dẻo và linh hoạt của chƣơng trình, giúp sinh viên không bị mất đi những mảng kiến thức và kỹ năng đã tích lũy nếu nhƣ việc học của họ bị gián đoạn;

- Giúp sinh viên có thể chuyển đổi từ khoá học này sang khoá học khác trong cùng một hệ thống hay khác hệ thống;

- Thuận lợi cho ngƣời học, vì học hoàn toàn chủ động lựa chọn loại hình học tập cũng nhƣ việc thực hiện kế hoạch học tập trong quá trình đào tạo của mình;

- Giải quyết đƣợc khủng hoảng thừa về đội ngũ giảng viên, tiết kiệm về cơ sở vật chất và nâng cao tính chuẩn mực trong CTĐT cho các hệ đào tạo của nhà trƣờng;

- Với hệ thống đào tạo theo tín chỉ này, các trƣờng bắt đầu tiến trình hòa nhập vào hệ thống giáo dục khu vực và thế giới.

Các hạn chế của hệ thống tín chỉ so hê thống niên chế

- CTĐT chƣa hợp lý về cấu trúc vi mô, giới hạn thời gian cho từng khóa học; - Các mô hình đào tạo liên thông giữa các chƣơng trình, các trƣờng trong nƣớc và quốc tế đến nay vẫn chƣa có hoặc chƣa phát triển mạnh. Chất lƣợng đào tạo hệ đại học không chính quy còn có hạn chế. Một số Bộ môn do quy mô đào tạo hàng năm lớn hơn nhiều so với trƣớc đây, nên chƣa dành nhiều thời gian vào các hoạt động nghiên cứu đổi mới phƣơng pháp giảng, nhất là giáo viên trẻ;

- Chƣa có số liệu thông tin phản hồi hoàn chỉnh từ nhà sử dụng sản phẩm đầu ra, chƣa có khảo sát đáng kể nào để lấy ý kiến ngƣời học cho từng loại hình đào tạo,

và do đó chƣa có những đúc kết thực tiễn từ ngƣời dạy theo phƣơng thức đào tạo đang hiện hành;

- Ngƣời học chƣa quen với mô hình đào tạo này do điều kiện chủ quan và khách quan của các trƣờng và do các dịch vụ phục vụ cho mô hình này chƣa đáp ứng kịp với yêu cầu;

- Đội ngũ tƣ vấn còn chƣa chuyên nghiệp, chƣa phát huy hết vai trò cố vấn cho ngƣời học;

- Nhà trƣờng đã xây dựng chuẩn mực chung về chƣơng trình và đánh giá kiểm tra nhƣng sự công khai hoá đến sinh viên còn hạn chế;

- Việc chuyển đổi cơ chế từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi có sự tìm hiểu thấu đáo và cần có thời gian tiếp cận và hoàn thiện dần, thậm chí hàng chục năm; trong khi đó Bộ Giáo dục & đào tạo chƣa có các văn bản hƣớng dẫn thấu đáo. Chính vì vậy, nhà trƣờng chƣa triển khai thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ ở tất cả các bậc học và phƣơng thức đào tạo.

3.2.2.2 Đổi mới phƣơng pháp dạy học

Qua phân tích thực trạng việc sử dụng các phƣơng pháp dạy học trong chƣơng 2, cần phải chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hƣớng dẫn học sinh chủ động tƣ duy trong quá trình tiếp cận tri thức. Dạy cho ngƣời học phƣơng pháp tự thu nhận thông tin một cách hệ thống, có tƣ duy phân tích tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân. Các phƣơng pháp dạy học định hƣớng hành động góp phần phát huy tính tích cực chủ động nhận thức của học sinh:

 Đặc điểm phƣơng pháp dạy học có tính định hƣớng hành động:

- Ngƣời học là ngƣời hoạt động. Họ chính là trọng tâm của quá trình dạy học. - Dạy học có tính định hƣớng hành động là một sự học tập có tính tự giác. Vai trò quyết định của ngƣời giáo viên đƣợc thay thế bằng vai trò quyết định của ngƣời học.

- Dạy học có tính định hƣớng hành động luôn theo đuổi mục đích phát triển toàn diện(chuyên môn,phƣơng pháp, khả năng thái độ quan hệ xã hội).

- Luôn định hƣớng đến quá trình các hoạt động có tính trọn vẹn.

Ngoài những đặc điểm chính đã nêu trên dạy học theo quan điểm định hƣớng hành động còn đặt ra những yêu cầu đối với quá trình dạy học nhƣ: dạy học phải gắn liền với thực tế, tăng cƣờng hoạt động thực hành, vận dụng tri thức, tăng cƣờng tính tích cực của ngƣời học. Bên cạnh hoạt động trí óc, khuyến khích hoạt động tạo ra sản phẩm, yêu cầu sử dụng kiến thức chuyên môn tổng hợp…

Căn cứ vào thực tế, việc sử dụng các phƣơng pháp dạy học hiện nay cần phải tích cực áp dụng các phƣơng pháp dạy học mới nhằm tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh: phƣơng pháp dạy học nêu vấn đề, dạy học theo dự án, tự nghiên cứu theo hƣớng dẫn của giáo viên, thực hành theo hành nghề trong công tác kiểm tra đánh gía cần tăng cƣờng sử dụng phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan nhằm hạn chế tiêu cực trong thi cử và đánh giá một cách chính xác chất lƣợng học sinh. Muốn vậy phải xây dựng ngân hàng câu hỏi và các đáp án để sử dụng cho việc kiểm tra đánh giá. Sử dụng phƣơng pháp dạy học theo năng lực hành nghề giúp học sinh khá giỏi có cơ hội rèn luyện tay nghề, tích cực học tập là biện pháp tăng tỷ lệ học sinh khá giỏi, góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Tuy nhiên, tùy theo từng nội dung bài giảng, tùy theo đối tƣợng, các điều kiện thực tế về phƣơng tiện dạy học và trang thiết bị mà lựa trọn phƣơng pháp cho phù hợp. Trong một bài giảng có thể sử dụng nhiều phƣơng pháp với những phƣơng tiện hỗ trợ khác nhau. Các phƣơng tiện dạy học hiện đại sẽ tăng cƣờng truyền tải thông tin tới ngƣời học, ngƣời thầy phải tận dụng các phƣơng tiện hiện đại, các bài mẫu, mô hình, vật thật…hiện có của trƣờng để vận dụng trong các giờ giảng thƣờng ngày. Rút ngắn khoảng cách giữa giờ hội giảng và giờ học thƣờng ngày . Việc sử dụng khéo léo các phƣơng pháp, phƣơng tiện tạo lên đặc trƣng về phƣơng pháp dạy học bộ môn đồng thời mang sắc thái riêng biệt của từng cá nhân ngƣời thầy trong quá trình dạy học.

Để thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy thực hiện qua các bước sau:

- Lựa trọn giáo viên có thâm niên giảng dạy, có năng khiếu về nghiệp vụ sƣ phạm thực hiện các bài giảng mẫu bồi dƣỡng cho các giáo viên trẻ, mời các chuyên gia sƣ phạm tập huấn cho giáo viên trong các đợt hè.

-Tuyên truyền, giáo dục tƣ tƣởng cho giáo viên sự cần thiết phải đổi mới phƣơng pháp.

- Tiến hành kiểm tra hiệu quả công tác giảng dạy bằng việc đổi mới phƣơng pháp dạy học thông qua các đợt hội giảng, dự giờ thƣờng xuyên và lấy ý kiến của học sinh qua phiếu điều tra là cơ sở đánh giá phân loại giáo viên.

3.2.3 Tăng cƣờng cơ sở vật chất và phƣơng pháp dạy

- Thực hiện việc tăng cƣờng quản lý các cơ sở vật chất và thiết bị dạy học sẵn có bằng cách:

+ Đối với với các phòng học lý thuyết chuyên môn trang bị máy tính, PROJECTOR giao cho phòng đào tạo quản lý. Các giáo viên có nhu cầu giảng dạy sẽ đăng ký mƣợn. Thông qua đó phòng đào tạo sẽ biết đƣợc những giáo viên tích cực sử dụng công nghệ dạy học hiện đại.

+ Đối với hệ thống máy thiết kế thời trang do khoa quản lý cần có phòng học riêng, lối mạng LAN(mạng cục bộ) để giáo viên có thể học tập nghiên cứu đồng thời tổ chức cho sinh viên thực tập.

+ Sắp xếp, bố trí các bài tập mẫu, mô hình, bản vẽ…đã đƣợc làm đồ dùng giảng dạy trong các đợt hội giảng thành hệ thống, để tại phòng làm việc của khoa, thuận tiện cho giáo viên sử dụng mỗi khi lên lớp.

- Lập kế hoạch mua sắm thêm thiết bị tại các xƣởng thực hành đảm bảo sinh viên đƣợc thực hành trên các thiết bị của dây chuyền công nghệ may chuẩn : một số máy hiện đại nhƣ các máy có chƣơng trình tự động, máy là ép, máy trải vải, máy cắt tự động…và một số ke, cữ phục vụ ngành may.

- Nhanh chóng xây dựng và đƣa vào sử dụng các phòng học lý thuyết để hạn chế việc học lệch ca và học vào thứ 7 và chủ nhật. Trong khi còn khó khăn về mặt kinh phí mua sắm thiết bị giảng dạy thì tiếp tục tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng dạy học, đó là hình thức để giáo viên nghiên cứu tìm tòi phƣơng pháp giảng dạy, bổ xung thêm đồ dùng dạy học một cách hiệu quả và kinh tế nhất.

3.2.4 Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên ngành Công nghệ

Việc nâng cao chất lƣợng đào tạo cho đội ngũ giáo viên ngành Công nghệ may đƣợc thực hiện qua các biện pháp sau:

 Đảm bảo đội ngũ giáo viên đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành đối với tất cả các môn học chuyên sâu

Tổ chức đào tạo tiếp tục, bồi dƣỡng cho đội ngũ giáo viên: Tùy theo chuyên ngành giảng dạy mà giáo viên đăng ký, đặc biệt ƣu tiên bồi dƣỡng kỹ năng thực hành. Khuyến khích các giáo viên tiếp tục tham gia dự thi và học sau đại học các chuyên ngành về Công nghệ may để bổ xung cho đội ngũ giáo viên có kiến thức chuyên môn sâu phục vụ công tác giảng dạy. Đảm bảo đội ngũ giáo viên theo đúng điều lệ trƣờng đại học

Tham gia công tác nghiên cứu khoa học:

Nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác là hoạt động của con ngƣời nhằm nhận thức thế giới khách quan tạo ra tri thức có giá trị để phục vụ cho cuộc sống, phục vụ cho công tác của mình. Công tác nghiên cứu trong đó là cách giúp ngƣời giáo viên biến quá trình đào tạo bồi dƣỡng thành quá trình tự đào tạo và đào tạo lên tục.

Nội dung nghiên cứu là các vấn đề khoa học kỹ thuật, khoa học giáo dục, khoa học quản lý…

Hình thức nghiên cứu có thể tiến hành theo hình thức cá nhân độc lập nghiên cƣú và thực hiện, nhà trƣờng đóng vai trò quản lý. Cụ thể trong mỗi năm học khoa đăng ký từ 3 đề tài trở lên.

Tổ chức hội thảo và tham quan kiến tập:

Tổ chức cho giáo viên giao lƣu gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm với các trƣờng cao đẳng, đại học trong khu vực và trong Bộ Công thƣơng, tham quan kiến tập ở các đơn vị đào tạo tiên tiến, các cơ sở sản xuất hiện đại của ngành may để giáo viên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo hệ cao đẳng ngành công (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)