Nghề Công nghệ Dệt là nghề thiết kế, gia công để tạo ra vải đạt yêu cầu kỹ thuật từ các các loại nguyên liệu (xơ hoặc sợi) trên các dây chuyền công nghệ Dệt, đảm bảo năng suất, chất lƣợng, an toàn cho ngƣời và thiết bị. Nhân lực phục vụ cho nghề Công nghệ dệt là nhân lực kỹ thuật gồm lao động đơn giản và lao động qua đào tạo với các cấp đào tạo từ sơ - trung - cao
124 cấp.
Ngƣời tiêu dùng
Mặc - Chăm sóc quần áo
Thƣơng mại
Bán lô - bánđơn chiếc
Sản xuất quần áo
May đo - May công nghiệp
Hoàn tất
Nhuộm in - xử lý hoàn tất
Tạo vải Tạo Sợi Tạo Xơ
Từ xơ tới ngƣời tiêu dùng
Hình 1.1. Mô tả quá trình từ xơ tạo vải đến người tiêu dùng
Công nghệ Dệt là quá trình tạo vải nhờ hoạt động công nghệ trên các thiết bị đƣợc sắp xếp theo dây chuyền sản xuất. Vải hình thành tuỳ nhu cầu sử dụng có thể cung cấp cho công nghệ nhuộm hoàn tất hoặc chỉ qua công nghệ hoàn tất rồi cấp cho công nghệ may để hình thành các sản phẩm may mặc phục vụ nhu cầu thiết yếu của con ngƣời. Hình (1.1) mô tả quá trình từ xơ tạo vải cho đến khi ngƣời tiêu dùng mua và sử dụng. Từ các loại xơ dệt có xuất xứ từ thiên nhiên hay tổng hợp qua quá trình gia công sản xuất để tạo sợi. Sợi tiếp tục đƣợc gia công trên các máy dệt để hình thành vải. Nhƣ vậy có thể thấy công nghệ dệt là một khâu trung gian ảnh hƣởng trực tiếp đến các công nghệ phía sau. Trong xu thế phát triển của khoa học công nghệ và hội nhập, những năm gần đây nghề công nghệ dệt đã đƣợc đầu tƣ nhiều dây chuyền thiết bị hiện đại. Các nguyên lý đƣa sợi ngang trên máy dệt vải dệt thoi liên tục đƣợc cải tiến nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm: từđƣa sợi ngang bằng thoi đến đƣa sợi ngang bằng kẹp, bằng kiếm cứng, kiếm mềm; rồi đến nghiên cứu đƣa sợi ngang bằng nƣớc, bằng khí. Mỗi thế hệ máy ngoài việc thay đổi về nguyên lý đƣa sợi ngang còn kéo theo một loạt hệ thống chi tiết phụ trợ hiện đại: từ các photocell kiểm soát hành trình công nghệ các động cơ vô cấp, động cơ SUMO có khả năng điều hành với vận tốc lớn đến sự phụ trợ hoàn hảo của các Computer trong việc điều hành, kiểm soát quá trình công nghệ…Nhìn chung rất nhiều thiết bị điện - điện tửđã tham gia tích cực vào quá trình kiểm soát công nghệ trên các máy dệt. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật trên đòi hỏi quá trình đào tạo ngƣời làm nghề công nghệ dệt cũng phải có những thay đổi phù hợp với sựđầu tƣ khoa học kỹ thuật tại các doanh nghiệp sản xuất có nghề dệt.
125
1.2.2. Đào tạo nghề Công nghệ dệt
Suy thoái kinh tế và giá nguyên liệu tăng cao đã khiến các doanh nghiệp Dệt - May những năm gần đây gặp nhiều bất lợi, thậm chí rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế. Tình trạng trên ảnh hƣởng rất lớn đến các trƣờng có đào tạo ngành dệt. Theo ông Lê Tiến Trƣờng, Phó chủ tịch Thƣờng trực Tập đoàn Dệt May Việt Nam VINATEX, năm 2012 các trƣờng đại học ở Việt Nam gần nhƣ không còn đào tạo kỹ sƣ ngành dệt may, ngoài số lƣợng rất nhỏ khoảng dƣới 50 sinh viên/khóa tại Đại học Bách khoa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.[16] Sau suy thoái kinh tế, một số doanh nghiệp đã quay trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣng thiếu trầm trọng về nguồn nhân lực từ trình độđại học cho đến đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề. Các doanh nghiệp trong ngành đã phải chủđộng tạo nguồn nhân lực cho mình bằng nhiều hình thức nhƣ tự mở trƣờng, lớp hay liên kết đào tạo tại chỗđể có đủ nhân lực phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Quá trình đào tạo không chuyên nghiệp, mang tính tự phát đã cho thấy sự bất cập trong chất lƣợng nguồn nhân lực hiện nay, biểu hiện rất rõ trong việc quản lý kỹ thuật tại các doanh nghiệp. Vốn là một ngành công nghiệp không đơn giản nhƣ nhiều ngƣời nhầm tƣởng, lao động ngành dệt may ngoài đòi hỏi cần phải có sức khoẻ để làm việc trong môi trƣờng nóng, bụi và tiếng ồn lớn, còn phải tiếp thu đƣợc khoa học kỹ thuật để vận hành đƣợc các thiết bị hiện đại. Các thế hệ máy dệt, sợi, may hiện nay hầu hết đều gắn thêm hệ thống Computer đểđiều hành, quản lý mọi hoạt động công nghệ. Sự thiếu hiểu biết của ngƣời lao động về thiết bị hiện đại này dẫn đến những hỏng hóc đáng tiếc đã xảy ra tại nhiều doanh nghiệp trong ngành, là những bài học đắt giá để ngƣời quản lý doanh nghiệp khẳng định rằng: lao động của ngành cần phải qua quá trình đào tạo.
Quy mô đào tạo nghề Công nghệ Dệt – May hiện nay đƣợc phân bốở 03 trƣờng Đại học ở khu vực phí Bắc, 02 trƣờng Cao đẳng theo bảng thống kê dƣới đây:
Bảng 1.1. Thống kê số trường có đào tạo nghề dệt và loại hình đào tạo
STT Tên trƣờng Địa điểm Bậc đào tạo Thời gian đào
tạo 1 Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội - Viện Dệt May - Da giầy và Thời trang Số 1- Đại Cồ Việt, Hai Bà Trƣng, Hà Nội. Đại học Sau đại học Nghiên cứu sinh 5 năm 2 năm 3 năm 2 Trƣờng Đại học Kinh tế
- Kỹ thuật Công nghiệp – Khoa Dệt May Thời trang 456-Minh Khai, Hà Nội 353 -Trần Hƣng Đạo, Nam Định. Cao đẳng Đại học 3 năm 5 năm 3 Trƣờng Đại học Công nghiệp Dệt – May Hà Nội
Lệ Chi – Gia Lâm – Hà Nội Đang hình thành khoa Công nghệ dệt 4 Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex - TP. Hồ Chí Minh: - Khoa Công nghệ May; - Khoa Thiết kế thời trang
Cơ sở 1 : 586 Kha Vạn Cân, Phƣờng Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM Cơ sở 2: KCN Bàu Xéo, Xã Sông Trầu, Huyện Trảng Liên kết đào tạo ngành Công nghệ dệt với đại học Bách khoa Hà Nội
126 Bom, Tỉnh Đồng Nai 5 Trƣờng Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex: - Khoa Dệt - Sợi - Nhuộm;
- Khoa Công nghệ May; - Khoa Thiết kế thời trang Cơ sở 1: Số 6 - Hoàng Diệu - P. Năng Tĩnh - TP. Nam Định; Cơ sở 2: Km - Đƣờng Ninh Bình - Xã Thành Lợi - Huyện Vụ Bản - TP. Nam Định. Nghề Công nghệ sợi: + Sơ cấp nghề; Dƣới 1 năm + Trung cấp nghề; 18 tháng đến 2 năm + Cao đẳng nghề. 3 năm Nghề Công nghệ Dệt: + Sơ cấp nghề; Dƣới 1 năm + Trung cấp nghề; 18 tháng đến 2 năm + Cao đẳng nghề. 3 năm Nghề Công nghệ Hoá nhuộm: + Sơ cấp nghề; Dƣới 1 năm + Trung cấp nghề; 18 tháng đến 2 năm + Cao đẳng nghề. 3 năm Liên kết với đại học Bách khoa đào tạo đại học, cao học ngành dệt
Bảng thống kê số liệu trên cho thấy mặc dù giá trị xuất khẩu hàng dệt may những năm qua tƣơng đối cao, chỉ đứng sau xuất khẩu dầu thô, nghề dệt là công nghệ liền kề, cung cấp nguyên liệu cho ngành may song các cơ sởđào tạo chƣa nhiều, mới chỉ tập trung tại 02 trƣờng đại học khu vực phía Bắc. Một số trƣờng có chiến lƣợc đào tạo nhƣng thiếu trang thiết bị và đội ngũ giáo viên nên chƣa thể hình thành khoa công nghệ dệt. Vềđào tạo cơ bản và truyền thống mới chỉ có trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội đào tạo từ hệđại học chuyên nghiệp trở lên và trƣờng Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex đào tạo từ Sơ cấp nghềđến Cao đẳng nghề.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình đào tạo nghề
Quá trình đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan. Có thể phân loại các yếu tố chủ yếu thành các nhóm để xem xét nhƣ sau:
1.3.1.Yếu tố bên trong:
Đào tạo nghề chịu ảnh hƣởng trƣớc tiên là của các nhân tố bên trong của chính quá trình đào tạo bao gồm: hệ thống cơ sở dạy nghề; cơ sở vật chất, tài chính cho dạy nghề; đội ngũ giáo viên, học viên học nghề; chƣơng trình, giáo trình đào tạo; hệ thống mục tiêu; tuyển sinh, việc làm; kiểm tra đánh giá, cấp văn bằng chứng chỉ…, những yếu tố này đƣợc coi là những yếu tố đảm bảo cho quá trình đào tạo nghề thực hiện đúng quy trình và chất lƣợng. Trong giới hạn của một luận văn, xin đƣợc xét một số yếu tố chính ảnh hƣởng đến quá trình đào tạo nghề nhƣ sau:
* Cơ sở vật chất, tài chính:
Formatted: None, No widow/orphan control, Don't adjust space between Latin and Asian text, Don't adjust space between Asian text and numbers
127
Cơ sở vật chất bao gồm: phòng học chuyên môn hoá, xƣởng thực hành cơ bản và thực tập sản xuất, thƣ viện – học liệu, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập… đây là yếu tố hết sức quan trọng tác động trực tiếp đến chất lƣợng đào tạo nghề. Trang thiết bị giảng dạy không thể thiếu trong quá trình đào tạo nghề, nó giúp cho học viên có điều kiện thực hành để hoàn thiện kỹ năng. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề càng tốt, càng hiện đại, theo sát với công nghệ sản xuất thực tế bao nhiêu thì học viên càng có điều kiện thích ứng, vận dụng nhanh chóng trong công việc bấy nhiêu. Do vậy, cơ sở vật chất trang thiết bị cho đào tạo nghềđòi hỏi phải theo kịp với tốc độđổi mới của thiết bị, công nghệ sản xuất.
Tài chính cho đào tạo nghề cũng là một trong những yếu tố cơ bản cho quá trình đào tạo, nó tác động gián tiếp tới chất lƣợng đào tạo nghề thông qua khả năng trang bị về cơ sở vật chất, phƣơng tiện, thiết bị giảng dạy, khả năng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý, giáo viên, …. Tài chính đầu tƣ cho đào tạo nghề càng dồi dào thì càng có điều kiện tăng cƣờng chất lƣợng đào tạo nghề. Các nguồn tài chính chủ yếu cho đào tạo nghề bao gồm: các nguồn lực từ ngân sách nhà nƣớc, đóng góp của bên hợp tác (doanh nghiệp), các nguồn hỗ trợ khác. Luật Dạy nghề 2006 cũng đã chỉ rõ cần phải ‚huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển dạy nghề‛ và ‚nguồn tài chính của Quỹ hỗ trợ học nghề bao gồm đóng góp tự nguyện của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc và các nguồn hợp pháp khác. Nhà nƣớc khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp cho Quỹ hỗ trợ học nghề‛ để phát triển các loại hình đào tạo nghề. (Điều 83, 86 - Luật dạy nghề) [7]
* Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý:
Giáo viên dạy nghề là ngƣời giữ vai trò truyền đạt kiến thức lý thuyết cũng nhƣ các kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm của mình cho các học viên trên cơ sở trang thiết bị dạy học hiện có. Vì vậy, năng lực giáo viên dạy nghề tác động trực tiếp đến chất lƣợng quá trình đào tạo nghề.
Đào tạo nghề có những nét khác biệt so với các cấp học khác trong nền giáo dục quốc dân - đó là ngành nghềđào tạo rất đa dạng và học viên học nghề cũng có trình độ văn hóa rất khác nhau. Bên cạnh đó, cấp trình độđào tạo ở các cơ sởđào tạo nghề cũng rất khác nhau (sơ cấp nghề; trung cấp nghề; cao đẳng nghề; bồi dƣỡng, nâng bậc thợ). Sự khác biệt này dẫn đến đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng rất đa dạng với nhiều cấp trình độ khác nhau.
Theo quy định, giáo viên dạy nghề phải có đủ cả về số lƣợng và chất lƣợng đảm bảo giảng dạy và truyền đạt cho các học viên học nghề một cách hiệu quả. Thông tƣ số 30/2010/TT- BLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2010 [10] và Luật Dạy nghề [7] quy định ngƣời giáo viên dạy nghề cần phải có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống; năng lực chuyên môn; năng lực sƣ phạm dạy nghề; năng lực phát triển nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định nhằm đáp ứng mục tiêu dạy nghề.
* Học viên học nghề:
Học viên học nghề là nhân tố quan trọng, có tính chất quyết định và ảnh hƣởng toàn diện tới công tác đào tạo nghề. Trình độ văn hoá, sự hiểu biết, tâm lý, cá tính, khả năng tài chính, quỹ thời gian… của bản thân học viên đều có ảnh hƣởng sâu sắc tới quá trình đào tạo nghề. Trình độ văn hoá cũng nhƣ khả năng tƣ duy của học viên càng cao thì khả năng tiếp thu các kiến thức trong quá trình học nghề càng tốt, khi ấy chất lƣợng đào tạo nghề càng cao và ngƣợc lại. Ngƣời học nghề có các nhiệm vụ và quyền quy định tại Điều 85 và Điều 86 của Luật giáo dục [6] và một số quyền lợi, nghĩa vụ, chính sách theo Luật Dạy nghề [7].
* Mục tiêu đào tạo:
Hệ thống mục tiêu đào tạo là một hệ thống kiến thức logic diễn tả từng cấp độ cần nhận thức của học viên trong quá trình đào tạo nghề. Các mục tiêu thƣờng đƣợc định hình ngay từ khi
128
bắt đầu hình thành một chƣơng trình đào tạo, bao gồm: các mục tiêu ngành, quốc gia; mục tiêu trƣờng (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn); mục tiêu đáp ứng yêu cầu thực tiễn của thị trƣờng, doanh nghiệp. Trên cơ sởđó hệ thống mục tiêu đƣợc cụ thể hoá thành các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ trong chƣơng trình khung, chƣơng trình đào tạo của nhà trƣờng; mục tiêu trong các chƣơng trình mô đun, môn học đào tạo nghề và cụ thể hơn nữa là mục tiêu trong các bài, chƣơng của từng mô đun, môn học đào tạo nghề. Mục tiêu đào tạo thƣờng đƣợc thể hiện bắt đầu bằng các động từ có thểđo lƣờng đƣợc mức độ với 06 cấp độ nhận thức của BLOOM
[12]:
Sơđồ 1.1. Viết mục tiêu theo cấp độ nhận thức của Bloom
Các mục tiêu của chƣơng trình đào tạo phải mang tính bao quát, có thểđo lƣờng đƣợc, tránh các cụm từ nhƣ ‘nắm đƣợc, hiểu đƣợc’. Mục tiêu phải đƣợc tuyên bố công khai cùng với chƣơng trình học vào đầu các khoá học cho học viên và qua mục tiêu thấy đƣợc kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.
*Chương trình, giáo trình đào tạo:
Chƣơng trình đào tạo là cơ sở pháp lý để triển khai hoạt động của các cơ sởđào tạo nghề. Một chƣơng trình đào tạo phù hợp, đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định chất lƣợng quá trình đào tạo. Không có chƣơng trình đào tạo sẽ không có các căn cứđể xem xét, đánh giá bậc đào tạo của các đối tƣợng tham gia đào tạo và việc đào tạo sẽ diễn ra tự phát không theo một tiêu chuẩn thống nhất. [4]
Trong lĩnh vực dạy nghề, chƣơng trình đào tạo gắn với nghềđào tạo. Không có chƣơng trình đào tạo chung cho các nghề mà mỗi loại nghềđều có chƣơng trình riêng. Do vậy, một cơ sở dạy nghề có thể có nhiều chƣơng trình đào tạo nếu nhƣ cơ sởđó đào tạo nhiều nghề. Danh mục các nghềđào tạo đƣợc quy định tại Thông tƣ số 17/2010/TT- BLĐTBXH ngày 4 tháng 6 năm 2010 có đến 301 nghềđào tạo ở trình độ Cao đẳng, 385 nghềđào tạo ở trình độ Trung cấp.Ở mỗi nghềđào tạo, chƣơng trình đào tạo bao gồm phần lý thuyết và phần thực hành, tƣơng ứng với mỗi nghề thì tỷ lệđào tạo lý thuyết và thực hành khác nhau về lƣợng nội dung cũng nhƣ thời gian học. Tỷ lệ lý thuyết và thực hành trong chƣơng trình đào tạo nghềđƣợc quy định: lý thuyết từ 10 ÷ 30 %, thực hành từ 70 ÷ 90% [8].