Các hình thức đào tạo nghề phổ biến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề dệt tại (Trang 122 - 123)

Các hình thức đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, về cơ bản đào tạo nghề hiện nay thƣờng áp dụng một số hình thức chính sau đây: * Đào tạo nghề chính quy:

Theo quy định của Luật Dạy nghề, đào tạo nghề chính quy đƣợc thực hiện với các chƣơng trình sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề tại các cơ sở dạy nghề theo các khoá học tập trung và liên tục.

Đào tạo nghề chính quy là loại hình đào tạo tập trung tại các trung tâm dạy nghề, các trƣờng nghề với quy mô đào tạo tƣơng đối lớn, chủ yếu là đào tạo công nhân kỹ thuật có trình độ lành nghề cao và kỹ thuật viên.

Quá trình đào tạo nghề chính quy thƣờng chia làm hai giai đoạn: giai đoạn học tập các môn học, mô đun cơ sở bắt buộc và giai đoạn học các môn học, mô đun chuyên ngành bắt buộc. Trong đó thời lƣợng học lý thuyết và thực hành đƣợc quy định: lý thuyết chiếm từ 10 ÷ 30 %, thực hành chiếm từ 70 ÷ 90 % [8], khuyến khích thiết kế các nội dung tích hợp cả lý thuyết và thực hành. Trong các môn học, mô đun bắt buộc của một chƣơng trình đào tạo nghề, thƣờng bố trí một số môn học, mô đun đào tạo thực hành tại các cơ sở sản xuất hoặc xƣởng thực nghiệm để trang bị kỹ năng, kỹ xảo cho ngƣời học và giúp ngƣời học làm quen với môi trƣờng sản xuất kinh doanh. Ƣu điểm cơ bản của hình thức đào tạo này là học sinh đƣợc học một cách có hệ thống từđơn giản đến phức tạp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành, tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu kiến thức nhanh chóng và dễ dàng.

Với hình thức đào tạo chính quy, sau các khoá đào tạo, học viên có thể chủđộng, độc lập giải quyết công việc, có khả năng đảm nhận các công việc tƣơng đối phức tạp, đòi hỏi trình độ lành nghề cao. Cùng với sự phát triển của sản xuất và tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hình thức đào tạo này ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên cho các ngành công nghiệp .

Tuy nhiên, đào tạo chính quy cũng có hạn chế là thời gian đào tạo tƣơng đối dài; đòi hỏi phải đầu tƣ nguồn lực lớn đểđảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất thiết bị phục vụ giảng dạy, đội ngũ giáo viên, các cán bộ quản lý… nên kinh phí đào tạo cho một học viên tƣơng đối nhiều. * Đào tạo nghề tại nơi làm việc (đào tạo trực tiếp công việc):

Đào tạo nghề tại nơi làm việc là hình thức đào tạo trực tiếp, trong đó ngƣời học sẽđƣợc dạy những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc và thƣờng là dƣới sự hƣớng dẫn của những ngƣời có trình độ cao hơn. Hình thức đào tạo này thiên về thực hành ngay trong quá trình sản xuất và thƣờng là do các doanh nghiệp (hoặc các cá nhân sản xuất) tự tổ chức.

Chƣơng trình đào tạo áp dụng cho hình thức đào tạo tại nơi làm việc thƣờng chia làm ba giai đoạn: giai đoạn đầu, ngƣời hƣớng dẫn vừa sản xuất vừa truyền nghề cơ bản cho học viên; giai đoạn hai, giao việc làm thử cho học viên sau khi họđã nắm đƣợc các nguyên tắc và phƣơng pháp làm việc; giai đoạn ba, giao việc hoàn toàn cho học viên khi họđã có thể tiến hành làm việc một cách độc lập.

Hình thức đào tạo tại nơi làm việc có nhiều ƣu điểm nhƣ: có khả năng đào tạo nhiều ngƣời cùng một lúc tại các phân xƣởng; thời gian đào tạo ngắn; không đòi hỏi các điều kiện về

123

trƣờng lớp, giáo viên chuyên trách, bộ máy quản lý, thiết bị học tập riêng… nên tiết kiệm chi phí đào tạo; trong quá trình học tập, ngƣời học còn đƣợc trực tiếp tham gia vào quá trình lao động giúp họ nắm chắc hơn kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.

Hạn chế cơ bản của đào tạo tại nơi làm việc là việc truyền đạt và tiếp thu kiến thức không có tính hệ thống; ngƣời dạy không có nghiệp vụ sƣ phạm nên hạn chế trong quá trình hƣớng dẫn, việc tổ chức dạy lý thuyết gặp nhiều khó khăn… nên kết quả học tập còn hạn chế; quá trình học, học viên không chỉ học những phƣơng pháp tiên tiến mà còn có thể bắt chƣớc cả những thói quen không tốt của ngƣời hƣớng dẫn. Vì vậy, hình thức đào tạo này chỉ phù hợp với những công việc đòi hỏi trình độ không cao.

* Tổ chức các lớp học cạnh doanh nghiệp:

Đây là hình thức đào tạo theo chƣơng trình gồm hai phần lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết đƣợc giảng tập trung do các kỹ sƣ, cán bộ kỹ thuật phụ trách. Còn phần thực hành thì đƣợc tiến hành ở các xƣởng thực tập do các kỹ sƣ hoặc công nhân lành nghề hƣớng dẫn. Hình thức đào tạo này chủ yếu áp dụng đểđào tạo cho những nghề phức tạp, đòi hỏi có sự hiểu biết rộng về lý thuyết và độ thành thục cao.

Ƣu điểm nổi bật của các lớp cạnh doanh nghiệp là dạy lý thuyết tƣơng đối có hệ thống, đồng thời học viên lại đƣợc trực tiếp tham gia lao động ở các phân xƣởng, tạo điều kiện cho họ nắm vững kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp; bộ máy đào tạo gọn, chi phí đào tạo không lớn. Tuy nhiên, hình thức đào tạo này chỉ áp dụng đƣợc ở những doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn và chỉ đào tạo cho các doanh nghiệp cùng ngành có tính chất giống nhau.

* Đào tạo nghề kết hợp tại trường và doanh nghiệp:

Hình thức đào tạo nghề kết hợp tại trƣờng và doanh nghiệp đƣợc áp dụng khá rộng rãi trên thế giới nhƣng mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây và có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Có thể hiểu ‚đào tạo nghề kết hợp tại trƣờng và doanh nghiệp là hình thức đào tạo liên kết tại hai địa điểm: trƣờng và doanh nghiệp. Sự kết hợp chức năng của hai địa điểm học tập sẽ trang bị cho ngƣời học hệ thống kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp hoàn chỉnh.

Đào tạo nghề kết hợp tại trƣờng và doanh nghiệp có thểđƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo từng nghề, điều kiện, quan điểm ở từng vùng, lãnh thổ và khu vực.

Hình thức đào tạo nghề kết hợp tại trƣờng và doanh nghiệp xuất hiện ở Việt Nam chƣa nhiều và chƣa phổ biến, hoặc mới chỉ thực hiện ở một số khía cạnh của việc kết hợp đào tạo và đƣợc biểu hiện ở các hoạt động nhƣ:

+ Đào tạo theo đơn đặt hàng (một số doanh nghiệp đặt hàng cho các trƣờng đào tạo); + Một số tổng công ty lớn thành lập trƣờng đào tạo riêng;

+ Trong nhà trƣờng có xƣởng sản xuất hoặc xƣởng thực nghiệm sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nghề cần đào tạo;

+ Một số trƣờng liên kết đƣa sinh viên đi thực tập ở các doanh nghiệp.

Chƣơng V - Luật Dạy nghề 2006 cũng đã quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụ của các Doanh nghiệp trong đào tạo nghề, tuy nhiên việc triển khai thực hiện và sự phối kết hợp của các trƣờng dạy nghề và Doanh nghiệp còn rất nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo nghề dệt tại (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)