Định hướng phát triển của ngành hàng không

Một phần của tài liệu Ngành hàng không Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 37 - 40)

Trong giai đoạn phát triển mới, các cảng hàng không ở nước ta cần phải hiện đại hóa hơn nữa để hội nhập được với cộng đồng hàng không Quốc tế; nhanh chóng đưa các sân bay Quốc tế trở thành các trung tâm trung chuyển vận tải hàng không lớn của khu vực và Thế giới.

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, vận tải hàng không (hành khách và hàng hoá) đang đứng trước thực trạng vượt quá khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng (trang thiết bị phụ trợ dẫn đường và dịch vụ hàng không). Dẫn đến tình trạng sân bay bị quá tải, không đủ để phục vụ. Hoạt động quản lý và điều hành

trở nên khó khăn và phức tạp. Hiện tượng tắc nghẽn không lưu ở nhiều khu vực do tăng tần suất bay và mật độ bay quá lớn.

Mục tiêu của HKVN đến năm 2010, là tiếp tục tập trung huy động mọi nguồn lực cần thiết, thúc đẩy làm chủ công nghệ mới theo hướng đi thẳng vào hiện đại, đạt trình độ khu vực, có một số lĩnh vực ngang tầm tiên tiến của thế giới, xây dựng Ngành hàng không thành một ngành kinh tế mạnh.

Kế hoạch phát triển NHK thông qua 3 giai đoạn, từ nay tới năm 2010 NHK Việt Nam sẽ cần khoảng 1 tỷ USD xây dựng mở rộng cơ sở hạ tầng; giai đoạn 2 từ năm 2011 tới 2015 cần 1,800 triệu USD; giai đoạn 3 từ năm 2016 tới 2020 cần thêm 2,700 triệu USD[6, tr 1].

Việc ưu đãi cho các phi trường quốc tế được đặt lên hàng đầu. Từ năm 1995 tới 2005 lượng hành khách tăng đều mỗi năm lên 11%, lượng hàng hóa tăng 13,4% và sẽ tiếp tục tăng mạnh đến năm 2010.

Căn cứ kết quả phân tích, nhận định thị trường cũng như những mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, chỉ tiêu tăng trưởng cho ngành hàng không Việt Nam được đặt ra trong giai đoạn 2010 – 2020 theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ ngày 08/01/2009, số 21/QĐ-TTg là 14 – 16% cho tổng thị trường vận tải hành khách và 16 – 18% cho tổng thị trường vận tải hàng hóa. Việc phát triển giao thông hàng không được xem là mục tiêu quan trọng, đóng góp tích cực vào công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước. Vì thế, vẫn còn nhiều cơ hội cho các hãng hàng không mới gia nhập thị trường.

Theo kế hoạch phát triển đội máy bay đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/10, số lượng máy bay khai thác của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Việt Nam Airlines) không ngừng tăng lên trong đó có nhiều loại máy bay mới, hiện đại, bay xuyên lục địa. Cụ thể, số lượng máy bay được đưa vào khai thác sẽ tăng từ 60 chiếc (năm 2010) lên 85 chiếc (năm 2015) và 107 chiếc (năm 2020).

Số lượng máy bay này có thể được điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển thực tế của thị trường.

Trong giai đoạn 2006 - 2020, Việt Nam Airlines sẽ mua 43 máy bay gồm 20 máy bay A321 (loại 150 ghế), 8 máy bay B787-8 (280 ghế), 5 máy bay ATR 72 (70 ghế) và 10 máy bay A350-900 (300 ghế, bay xuyên lục địa).

Thủ tướng Chính phủ cho phép Việt Nam Airlines thực hiện chỉ định thầu đặc biệt (không phát hành hồ sơ yêu cầu chào hàng), đàm phán trực tiếp với Boeing về hợp đồng mua 12 máy bay B787-8, hoàn thành ký hợp đồng trước ngày 16/11/2007 và với Airbus về hợp đồng mua 10 máy bay A350, 20 máy bay A321, hoàn thành ký hợp đồng trước ngày 21/12/2007[1, tr 9].

Thủ tướng Chính phủ đồng ý cấp 904 tỷ đồng vốn Ngân sách Nhà nước cho dự án đầu tư 4 máy bay B787-8 (đã ký hợp đồng mua năm 2005). Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì triển khai thực hiện cổ phần hóa Việt Nam Airlines. Bộ Tài chính sẽ bảo lãnh miễn phí các khoản vốn vay mua máy bay, động cơ máy bay của Việt Nam Airlines và Công ty cổ phần Cho thuê máy bay Việt Nam.

Đến năm 2020 sẽ có mức tăng trưởng 11-14%/năm, đạt 32,4 triệu khách và 0,8 triệu tấn hàng hóa, mạng đường bay được mở rộng với tần suất khai thác cao, dịch vụ trung chuyển tốt tại 2 trung tâm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, phát triển đội tàu bay lên 140 - 150 chiếc (trong đó sở hữu 70-80 chiếc)[9, tr 5]. Đến năm 2020, sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh vận tải hàng không, xoá độc quyền, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, phấn đấu đứng trong top 3 của ASEAN về vận tải hàng không, với tối đa 10 hãng hàng không. Đồng thời, nâng công suất, năng lực khai thác của toàn mạng cảng hàng không lên gấp 4 lần so với hiện nay vào thời điểm năm 2020. Chúng ta nên đánh giá cao vai trò của ngành hàng không dân dụng trong việc bảo đảm hạ tầng cho tăng trưởng kinh tế - xã hội. Ngành cần tích cực tìm ra mô

hình tổ chức hoạt động, định hướng phát triển phù hợp, tháo gỡ những điểm "thắt nút" để đẩy nhanh được tốc độ phát triển. "Hàng không cần phát triển trước một bước để đảm bảo hạ tầng cho tăng trưởng kinh tế. Trong chiến lược phát triển sắp tới, cần rà soát, đưa vào định hướng, mục tiêu phát triển phù hợp với xu thế của thế giới, đặc biệt là xem xét mục tiêu tăng trưởng cao hơn, nhanh hơn, quy mô lớn hơn cả về mạng đường bay, đội tàu bay cũng như hệ thống cảng hàng không".

Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng hàng không thực chất là một ngành công nghệ cao, vì vậy trong quản lý cần có những chính sách, chế độ thích hợp đối với việc đổi mới công nghệ, tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ, lực lượng lao động, nhất là đội ngũ phi công. Đặc biệt, trong quản lý Nhà nước cần phân định rõ chức năng nào sắp tới sẽ được chuyển sang chức năng điều tiết để cán bộ, người lao động trong ngành có được cơ chế đãi ngộ phù hợp.

Với quan điểm chuyển sang giá thị trường, chuyển đổi mô hình hoạt động của các đơn vị trực thuộc, nghiên cứu thành lập Tập đoàn HKVN theo hướng tạo ra một tổ chức kinh doanh có quy mô ngành, có tiềm lực mạnh, tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông hàng không. Trong đó,cần lưu ý chủ động, tự huy động nguồn vốn đầu tư cho đội máy bay, phát triển công nghiệp hàng không, các cơ sở dịch vụ đồng bộ...

Một phần của tài liệu Ngành hàng không Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w