Đánh giá chung và khuyến nghị h−ớng giải quyết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thực hành môn sửa chữa máy công cụ tại khoa cơ khí động lực trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh (Trang 27 - 29)

1.3.1. Về ch−ơng trình môn học: Ch−ơng trình môn học thực hành sửa chữa máy công cụ đã phần nào đáp ứng đ−ợc mục tiêu đào tạo của nhà tr−ờng trong thời gian vừa qua. Song do sự phát triển mạnh của khoa học công nghệ cũng nh− những đòi hỏi của việc đào tạo nguồn nhân lực lao động kỹ thuật trong thời gian đổi mới thì ch−ơng trình cũ đã bộc lộ một số nh−ợc điểm mà cần phải bổ sung, sửa đổi cho phù hợp nh− sau:

- Cần xác định rõ ràng mục tiêu cho từng phần nội dung chính để dẫn đến mức độ hình thành kỹ năng, kỹ xảo cơ bản cho từng phần học.

- Cần xây dựng một hệ thống các bài tập thực hành, lấy đó làm cơ sở để nhằm đạt đ−ợc mục tiêu của môn học và chỉ đạo hoạt động dạy và học của giáo viên và sinh viên.

- Môn học đ−ợc giảng dạy theo hình thức tích hợp nên trong hệ thống các bài tập thực hành cần có h−ớng dẫn về mức độ nội dung kiến thức lý thuyết đ−ợc đ−a vào lồng ghép cho từng kiểu dạng bài tập sao cho phù hợp.

1.3.2. Về nhận thức, thái độ của SV đối với môn học:

- Đại đa số qua điều tra phiếu thăm dò cho thấy SV đều đánh giá đúng ý nghĩa của môn học, từ đó có đ−ợc sự hứng thú tạo nên động cơ, thái độ học tập đúng đắn phù hợp với nguyện vọng ban đầu khi lựa chọn nghề nghiệp.

- Nhận thức về mức độ phù hợp nội dung môn học, về sử dụng kiến thức lý thuyết đã khẳng định nội dung môn học đã phần nào đáp ứng đ−ợc trình độ phát triển khoa học công nghệ và hình thức giảng dạy tích hợp là phù hợp đối với môn học.

1.3.3.Về ph−ơng pháp, ph−ơng tiện và hình thức tổ chức trong dạy thực hành:

- Qua khảo sát thấy các ph−ơng pháp đ−ợc sử dụng phần nhiều là các ph−ơng pháp dạy học truyền thống, ch−a làm tích cực hoá ng−ời học trong việc lĩnh hội kiến thức mới. Điều đó cũng cho thấy trình độ s− phạm của đội ngũ giáo viên còn hạn chế, cần có sự bồi d−ỡng th−ờng xuyên về các ph−ơng pháp dạy học theo các quan điểm dạy học mới để có sự kết hợp hài hoà giữa các ph−ơng pháp truyền thống và các ph−ơng pháp dạy học mới.

- Cần kết hợp sử dụng các ph−ơng tiện dạy học truyền thống và các ph−ơng tiện kỹ thuật hiện đại sao cho phù hợp với điều kiện giảng dạy của nhà tr−ờng. - Nên áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy phù hợp với các dạng bài tập và với từng giai đoạn thực tập của sinh viên trong cả khoá học.

1.3.4. Về điều kiện cơ sở vật chất:

- Với tốc độ phát triển nh− hiện nay, số l−ợng SV học ngành cơ khí động lực ngày càng nhiều đòi hỏi phải xây dựng mở rộng thêm khu x−ởng thực tập. Những dụng cụ, thiết bị phục vụ cho sửa chữa cần th−ờng xuyên kiểm tra, mua sắm bổ sung thêm.

- Tăng c−ờng các thiết bị làm mát, thông gió, tận dụng tối đa hệ thống thông khí để tránh gây độc hại làm cho x−ởng thực tập luôn thoáng mát tạo điều kiện tốt cho sinh viên thực tập.

- Mở rộng không gian lớp học để có thể tích hợp dạy lý thuyết và thực hành. Tóm lại, để nâng cao chất l−ợng giảng dạy thực hành nói chung và môn học thực hành sửa chữa máy công cụ nói riêng cần có sự thay đổi về quan điểm dạy học theo h−ớng tích cực hoá ng−ời học. Muốn vậy phải có sự đầu t− lớn trong việc cải tiến xây dựng lại nội dung môn học, cải tiến và áp dụng các ph−ơng pháp, ph−ơng tiện kỹ thuật dạy học mới đồng thời phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất để sinh viên thực tập.

Lựa chọn hợp lý ph−ơng pháp dạy học:

- Căn cứ vào mục đích dạy học. Ví dụ: Truyền thụ kiến thức chọn ph−ơng pháp thuyết trình là chủ đạo, luyện tập kỹ năng, kỹ xảo chọn ph−ơng pháp thực hành là chủ đạo và kết hợp với các ph−ơng pháp khác.

- Căn cứ vào đặc điểm, tính chất, nội dung môn học. - Căn cứ vào đối t−ợng học sinh.

- Căn cứ vào năng lực, yếu tố chủ quan của giáo viên. - Điều kiện vật chất, trang bị dạy học.

- Thời gian qui định cho nội dung dạy học.

Vậy để khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất cũng nh− trang thiết bị trong giảng dạy, để nâng cao chất l−ợng dạy thực hành đặc biệt là cho sinh viên năm cuối thì việc sử dụng các ph−ơng pháp dạy học hiện đại là một giải pháp tích cực, phù hợp và cấp thiết.

ch−ơng iI: một số giải pháp nâng cao chất l−ợng dạy học

thực hành môn sửa chữa máy công cụ tại khoa cơ khí -

động lực- tr−ờng đại học s− phạm kỹ thuật vinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học thực hành môn sửa chữa máy công cụ tại khoa cơ khí động lực trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)