Vi phạm bản quyền băng đĩa

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công ước berne và vấn đề vi bảo hộ bản quyền tại việt nam (Trang 46 - 50)

6. Bố cục của khóa luận

2.6 Vi phạm bản quyền băng đĩa

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ giải trí, khi thiết bị nghe nhìn

ngày càng hiện đại và nhu cầu thƣởng thức đƣợc nâng cao, nhờ vậy mảnh đất sống của đĩa lậu liên tục đƣợc mở rộng .

Vi phạm dễ nhận thấy ở Việt Nam đó là tình trạng sao chép và buôn bán băng đĩa lậu. Các sản phẩm vi phạm bản quyền này đƣợc bày bán công khai tràn lan trên khắp các phố lớn nhỏ từ Hà Nội đến TP.HCM . Ở Hà Nội các phố nổi tiếng bán các loại đĩa phim là khu phố cổ nhƣ Đinh Liệt, Hàng Bạc. Bất kể những phim nào mới nhất của Holywood mới ra, thậm chí chƣa có DVD ở Mỹ thì khách hàng cũng có thể tìm thấy ở các cửa hàng băng đĩa này. Giá của một đĩa DVD giá rất rẻ, chỉ khoảng trên dƣới một đô la 1 đĩa. Thậm chí bao bí rất đẹp và bắt mắt. Mặc dù chất lƣợng của các băng đĩa này phần lớn không tốt, nhƣng số lƣợng khách hàng vẫn tấp nập.

Điã lậu không những chỉ đƣợc bày bán trong các cửa hàng mà còn đƣợc rao bán công khai ngoài đƣờng. Các bằn lậu này đến từ hai nguồn :

 Nguồn sản xuất trong nƣớc  Nguồn nhập từ Trung Quốc.

Theo luật sƣ Nguyễn Việt Sơn cho biết nguồn nhập từ Trung Quốc thƣờng là các nhà máy chuyên sản xuất đĩa lậu tại nƣớc này. Có những nhà máy có thể gia công hàng trăm ngàn đĩa một ngày, chất lƣợng gia công ở mức độ tinh vi rất cao, nhìn bề ngoài từ vỏ hộp đến đĩa không khác gì so với đĩa gốc.

Sự phát triển của internet và khoa học công nghệ là một lợi thế cho những cơ sở chuyên sang in băng đĩa lậu trong nƣớc. Có hai cách in sang phim :

 Thứ nhất, tải phim về từ internet, lƣu trữ trên máy tính, sau đó biên tập lại và cho in sang hàng loạt.

 Thứ hai, lấy 1 đĩa gốc và cho copy với số lƣợng lớn

Mới đây đoàn kiểm tra chuyên ngành văn hóa đã thu giữ 100 bao tải với hàng trăm ngàn đĩa VD, VCD, DVD in sang lậu tại khu vực chợ Nhật Tảo, TP.HCM. Việc sao chép và bán lậu các đĩa ca nhạc, phim…mang lại lợi nhuận lớn cho những kẻ làm lậu và gây thiệt hại không nhỏ cho những ngƣời sản xuất chân chính, đặc biệt là những ngƣời sáng tạo. Chính vì thế mà không ít ca sĩ ở Việt Nam đã nói rằng “Khi họ ra CD họ thƣờng không quan tâm đến lỗ lãi, mà chỉ đơn giản là muốn làm một điều gì đó cho riêng mình, bởi vì nếu ra album mà tính đến chuyện làm kinh tế thì không bao giờ có đƣợc album mới”.

Tại Hà Nội có hàng trăm cửa hàng cho thuê băng đĩa nhạc, phim ảnh và không thể thống kê hết đƣợc trong số đó có bao nhiêu nơi kinh doanh đĩa vi phạm bản quyền (đĩa lậu). Kể từ khi Việt Nam tham gia công ƣớc Berne, tình trạng xâm phạm bản quyền đã có dấu hiệu giảm đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật.

Mức giá chung mà hầu hết các cửa hàng đƣa ra là khoảng 15.000đ/1 đĩa DVD, 7.000 – 9.000đ/1VCD, CD. Trong khi đó giá đĩa gốc đắt hơn rất nhiều, dao động từ 3 USD cho tới 30 USD/ 1 DVD, từ đó chứng tỏ đây là các sản phẩm sao chép lậu.

Về hình thức, do công nghệ in ấn bao bì đã khá tiến bộ nên bìa đĩa lậu cúng khá bắt mắt, hình ảnh sắc nét. Tuy nhiên, nhãn bên trong vẫn in lem nhem, và thƣờng chỉ có 1 màu, ngay cả chất liệu chế tạo đĩa cũng khá kém, đôi khi vẫn còn những mẩu nhựa thừa. Một nguy cơ nữa đối với ngƣời mua đĩa lậu đó là chất lƣợng hình ảnh và âm thanh không chuẩn. Đôi khi đầu DVD không thể đọc đƣợc bởi bị lỗi trong quá trình sản xuất và in ấn.

Đĩa lậu (bên trái) có nhãn xấu và nhòe,

trong khi đĩa bản quyền (bên phải) có nhãn rất đẹp và bắt mắt.

Cũng không thể phủ nhận rằng đĩa lậu đã giúp một bộ phận lớn ngƣời dân tiếp cận đƣợc với các chƣơng trình nghệ thuật, các bộ phim đặc sắc khi mà giá của sản phẩm bản quyền vẫn còn cao. Về khía cạnh nào đó, nó cũng góp một phần rất lớn trong công tác truyền thông và văn hóa, nhƣ lời một bạn sinh viên :

“Ôi dào, cứ về quê sẽ rõ đến 99% người dân dùng đĩa lậu. Ca nhạc, đám cưới, đám ma vẫn bật ầm ĩ đấy thôi. Người dân quê không đủ tiền mua đĩa xịn và họ cũng không yêu cầu chất lượng giải trí quá cao, hơn nữa cũng không có để mà mua. Nếu “vắng bóng” đĩa lậu chắc họ vẫn phải suốt ngày ôm khư khư cái đài nếu muốn nghe dân ca quan họ, hoặc ngồi chờ xem chương trình ti vi thôi, đâu có đời sống văn hóa cao như bây giờ”.

Tuy nhiên, việc để đĩa lậu tràn lan công khai cũng gây nên nhiều hệ lụy :

- Tác quyền bị vi phạm, gây mất công bằng thiệt thòi cho tác giả, những ngƣời sản xuất chân chính

- Chất lƣợng sản phẩm thấp nên khách hàng chịu thiệt

- Xuất hiện nhiều sản phẩm bạo lực, đồi trụy không đƣợc kiểm duyệt.

Để đối phó với nạn hàng lậu nhƣ hiện nay đã có một số cách làm nhƣ : phát hành loại đĩa chống sao chép, dán tem đĩa, tăng cƣờng thanh kiểm tra, giảm giá bán đĩa. Có thể nói là nhiều nỗ lực đã đƣợc đƣa ra, tuy nhiên hiệu quả vẫn chƣa cao và đĩa lậu vẫn còn là một bài toán nan giải.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM BẢO HỘ BẢN QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công ước berne và vấn đề vi bảo hộ bản quyền tại việt nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)