6. Bố cục của khóa luận
2.5 Vi phạm bản quyền mỹ thuật
Việc vi phạm bản quyền tác giả mỹ thuật ở Việt Nam luôn là vấn đề bức xúc. Hiện tƣợng sao chép tranh để lấy tên tuổi, kinh doanh diễn ra khá rầm rộ, công khai. Nhiều tạp chí, sách báo sử dụng tranh mà không xin phép và không trả nhuận bút cho tác giả…Nhƣng chƣa có cơ quan nào đứng ra bảo vệ quyền lợi cho tác giả.
Tại buổi hội thảo “Bản quyền tác giả mỹ thuật – Thực trạng và giải pháp” diễn ra trong ngày 27 và 28/3 ở TP. Đà Nẵng do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, các nhà quản lý trong lĩnh vực mỹ thuật, họa sĩ đã đƣa ra những ý kiến bức xúc. Họa sĩ Uyên Huy chủ tịch Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh nêu ra hai thực trạng cần chấn chỉnh trong giới mỹ thuật Việt Nam.
+ Thứ nhất, tại các cuộc thi thiết kế mẫu trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, ban tổ chức lại bắt buộc tác giả sau khi thi thì các tác phẩm không đƣợc trả lại.
+ Thứ hai, ban tổ chức gửi tác phẩm dự thi lên mạng khi cuộc thi chƣa kết thúc nên nhiều tác phẩm bị đánh cắp ý tƣởng.
Trong thời gian trở lại đây có nhiều tác giả kiện các cá nhân, tổ chức vi phạm bản quyền trong đó có vụ kiện của gia đình họa sĩ Bùi Xuân Phái đối với một công ty chuyên bán đấu giá tranh của Anh, nhƣng không thấy vai trò của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Trả lời câu hỏi của các đại biểu tại hội thảo, họa sĩ Trần Khánh Chƣơng chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cho biết “Trong vụ kiện của họa sĩ Bùi Xuân Phái tôi chỉ nghe các đồng nghiệp kể chứ chẳng nhận đƣợc một văn bản nào từ gia đình họa sĩ. Cũng nói thêm rằng trong vụ kiện này hội cũng đã nhận đƣợc nhiều thông tin của các họa sĩ Việt Nam ở nƣớc ngoài khẳng định công ty bán đấu giá này thƣờng xuyên bán tranh giả. Nhƣng chúng ta không có kinh nghiệm khiếu kiện, nên thua kiện thì hội lấy tiền đâu để bồi thƣờng”.
Một câu hỏi nữa đặt ra là việc các họa sĩ không biết kêu ai khi phát hiện trang mình bị sao chép. Họa sĩ Nguyễn Trọng Dũng, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP. Đà Nẵng nói : “Khi nghe anh em họa sĩ báo cáo khi tranh của mình bị sao chép nhƣng hội không có quyền tới đó kiểm tra, xử phạt, việc đó là ngành văn hóa đảm nhận”. Nhƣng việc kiểm tra cũng rất phức tạp, nhiều lúc ngành văn hóa lại chỉ sang PA25, lãnh đạo địa phƣơng…khiến giới nghệ sĩ rất ngại tố cáo.
Nhà phê bình mỹ thuật kiêm ủy viên Ban kiểm tra Hội Mỹ thuật Việt Nam Lê Quốc Bảo chua xót hơn : “Thời gian qua chúng tôi đã nhận một số đơn khiếu kiện về bản quyền tác giả của các hội viên nhƣng chúng tôi cảm thấy không hội đủ tƣ cách để giải quyết, đúng hơn là không đủ thẩm quyền xử lý vì chức năng chính của chúng tôi nói riêng và của Hội Mỹ thuật Việt Nam nói chung là chỉ vận động các hội viên, tác giả sáng tác tác phẩm”
Theo ông Bảo, ngay cả Cục Mỹ thuật – nhiếp ảnh và triển lãm (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cũng không đủ chức năng này, họ là cơ quan chỉ đủ thẩm
quyền đƣa ra các văn bản, quy chế triển lãm, xây dựng tƣợng đài…có chăng thì chỉ biết đóng góp ý kiến cho Cục bản quyền tác giả.
Tại hội thảo nhiều đại biểu yêu cầu Hội Mỹ thuật Việt Nam sớm thành lập Hiệp hội bảo vệ bản quyền tác giả mỹ thuật và cơ quan kiểm định mỹ thuật để là nơi đứng ra bảo vệ quyền lợi và giám định thật giả các tác phẩm khi có trang chấp. Nhƣng theo lý giải của họa sĩ Trần Khánh Chƣơng, việc không thành lập đƣợc Hiệp hội bản quyền mỹ thuật là vì không có kinh phí thu chi trong hoạt động : “Một bức tranh bị sao chép, bị nhái lại chúng ta thu về thì có bán đƣợc không. Việc thu phí bản quyền là rất ít nên thử hỏi kinh phí đâu để hoạt động”. Thực tế hiện nay các tác phẩm vi phạm ra đời tràn lan, thậm chí còn nhiều hơn gấp mấy lần so với tác phẩm thật, các chủ vi phạm cứ hiên ngang mà xuất bản nhƣ : Tranh ký tên Bùi Xuân Phái hay Nguyễn Tƣ Nghiêm trên thị trƣờng nhiều gấp 3 – 4 lần số tranh đích thực do hai họa sĩ này vẽ. Điều này cho thấy, việc bảo hộ bản quyền trong lĩnh vực này còn quá mới và xa lạ so mặc dù các điều luật bảo hộ đã đƣợc ra đời.
Nguyên nhân sự gia tăng tình trạng vi phạm bản quyền mỹ thuật ở nƣớc ta hiện nay.
- Do chƣa có bộ luật nào về hoạt động thƣơng mại và bản quyền nghệ thuật, các quy chế thì thƣờng lạc hậu so với thực tế và các ít hiệu quả hơn, hơn nữa quy chế lại do những ngƣời không mấy hiểu biết về quản trị kinh doanh nghệ thuật soạn thảo và cố vấn. Có thể ngƣời soạn thảo là họa sĩ nhƣng họ không hề đƣợc đào tạo về quản trị kinh doanh nghệ thuật.
- Mặt khác, do quản lý thƣơng mại xã hội có xu hƣớng đánh giá thấp vấn đề kinh doanh nghệ thuật coi đó chỉ nhƣ thƣơng mại thông thƣờng.
- Chƣa có Hội đồng để bảo vệ bản quyền mỹ thuật và kiểm tra chất lƣợng nghệ thuật, không có phƣơng tiện khoa học phục vụ cho việc này, không có hệ thống nghiên cứu chuyên nghiệp. Ví dụ, nhƣ ở góc độ nhà nƣớc không có nghiên cứu chuyên biệt nào về các danh họa Việt Nam, họ sống thế nào, vẽ bao nhiêu tranh, ai sƣu tập, ai sở hữu, các đặc điểm nhận dạng phong cách, tranh của họ đang luân chuyển trên thị trƣờng thế nào…Thậm chí các cuốn sách tạm gọi là tốt về Nguyễn Sáng, Nguyễn Tƣ Nghiêm, Bùi Xuân Phái…lại do tƣ nhân biên soạn xuất bản. Nền tảng của việc xác định bản quyền phụ thuộc vào hệ thống nghiên cứu, nếu nghiên cứu không tốt, nguồn tƣ liệu không xác định cơ bản thì coi nhƣ hiệu lực bảo vệ bản quyền ngày càng nan giải.
Việc vi phạm bản quyền mỹ thuật hiện nay có những biểu hiện
- Sao chép lại những tác phẩm hội họa và điêu khắc ở mức độ làm giả nhƣng coi nhƣ bán bản thật. Tác phẩm của tất cả những danh họa Việt Nam đã chết hay còn sống đều có thể bị lợi dụng. Thực hiện là các gallery, các nhà sƣu tập tham gia vào kinh doanh không chính thức. Trong đó họa sĩ Bùi Xuân Phái bị xâm phạm nhiều nhất, đến mức độ hiện nay hầu nhƣ không thể xác định đƣợc đâu là tranh giả và tranh thật của họa sĩ Bùi Xuân phái.
- Sao chép tranh tự do ở rất nhiều của hàng trong các thành phố, chủ yếu là Hà Nội và TP.HCM. Đối tƣợng là tác phẩm tất cả các danh họa trong và ngoài nƣớc có thể và bản với giá rất rẻ, chừng vài trăm nghìn một bức.
- Dùng kí họa của họa sĩ chuyển thể thành mọi chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa…đặc biệt là các tác phẩm của Dƣơng Bích Liên. Thậm chí còn sáng tác ra kí họa.
- Sử dụng các tác phẩm của nghệ sĩ đƣa vào thiết kế (design), với mục đích kinh doanh nhƣng không trả nhuận bút và không xin phép tác giả.
- Thỏa mái vẽ theo một phong cách đang bán chạy, với bố cục khác và kí tên trực tiếp ngƣời vẽ. Nghĩa là bắt trƣớc phong cách trắng trợn vào mục đích kinh doanh. Ví dụ họa sĩ A bắt chƣớc lối vẽ tả thực y hệt của Đỗ Quang Em.
- Xuất hiện họa sĩ ảo. Thậm chí cũng trƣng bày, tặng hoa…Tức là tranh do một xƣởng, nhiều ngƣời vẽ từng công đoạn và lấy một cái tên nào đó (cũng có thể là một ngƣời thật tên thật, nhƣng lại không phải ngƣời tham gia vẽ). Hoặc một họa sĩ chuyên vẽ thuê, nay vẽ theo phong cách biểu hiện lấy tên A, mai vẽ theo phong cách lấy tên B. Còn triển lãm thế nào, đặt tên tác giả là gì do chủ gallery quyết định.