Vi phạm bản quyền trong lĩnh vực phần mềm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công ước berne và vấn đề vi bảo hộ bản quyền tại việt nam (Trang 35)

6. Bố cục của khóa luận

2.3 Vi phạm bản quyền trong lĩnh vực phần mềm

Đối tƣợng bảo hộ

Hiện nay vấn đề bảo hộ bản quyền phần mềm máy tính đang đƣợc dƣ luận và giới chuyên môn quan tâm nhiều nhƣ là giải pháp đối với sự sống còn và phát triển công nghiệp sản xuất phần mêm máy tính của nƣớc ta. Điều 747 khoản 1 Bộ luật dân sự CHXHCN Việt nam (BLDS) đã xác định phần mềm máy tính là một loại hình tác phẩm đƣợc bảo hộ quyền tác giả. Điều 4 Nghị định số 76/CP ngày 29-12-1996 còn xác định “Phần mềm máy tính gồm chƣơng trình máy tính, tài liệu mô tả chƣơng trình, tài liệu hỗ trợ, cơ sở dữ liệu”. Tuy nhiên, khái niệm phần mềm máy tính rộng hơn, bao hàm các đối tƣợng, tài liệu không thuộc phần cứng liên kết với việc xây dựng và hoạt động của chƣơng trình máy tính và có thể phân loại thành:

- Các tài liệu thiết kế bƣớc đầu thí dụ nhƣ sơ đồ khối, biểu đồ, các đặc tả, mẫu biểu bảng ...

- Các phƣơng tiện xây dựng phần mềm nhƣ các chƣơng trình dịch, chƣơng trình bổ trợ...

- Thông tin đƣợc lƣu trữ trên máy tính thí dụ nhƣ các tác phẩm viết, tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc... đƣợc lƣu trữ ở dạng số

- Cơ sở dữ liệu

- Các thông tin đầu ra của máy tính nhƣ âm thanh, các file, các trang in ... - Hiển thị màn hình

- Các tài liệu hƣớng dẫn, tra cứu in trên giấy hay ở dạng số - Các ngôn ngữ lập trình

Thực trạng vi phạm bản quyền phần mềm máy tính

Thực trạng vi phạm bản quyền ở Việt Nam hiện nay vẫn mang tính nghiêm trọng mà phổ biến là dƣới các hình thức sau:

- Việc kinh doanh các bản sao trái phép các loại chƣơng trình máy tính đƣợc thực hiện ngang nhiên và rộng rãi, đặc biệt là các công ty buôn bán máy tính sao chép sẵn các chƣơng trình trên đĩa cứng bán cho khách hay cài đặt miễn phí cho các mạng máy tính đƣợc cung cấp theo hợp đồng và các cửa hàng kinh doanh đĩa vi tính trực tiếp thực hiện sao chép và bán bất cứ chƣơng trình máy tính nào theo yêu cầu của khách hàng.

- Việc sao chép, phổ biến trái phép các phần mềm máy tính nhƣ các chƣơng tình ứng dụng, trò chơi vi tính của các chủ sở hữu trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài không nhằm mục đích kinh doanh diễn ra rộng rãi, công khai và đƣợc coi là chuyện bình thƣờng

- Phần lớn các tổ chức, công ty của nƣớc ta hiện nay sử dụng các phần mềm máy tính không có li-xăng trong hoạt động, sản xuất và kinh doanh của mình - Nhiều công ty, tổ chức xây dựng phần mềm vi phạm bản quyền hoặc sử dụng bí mật thƣơng mại cùng nhân viên của các tổ chức khác, nhất là cải biên,

chuyển thể hay sao chép phần quan trọng các chƣơng trình của nƣớc ngoài và sử dụng các chƣơng trình công cụ không có li-xăng.

Chúng ta có thể lấy một ví dụ tiêu biểu về tình trạng vi phạm bản quyền nghiêm trọng diễn ra trong nƣớc ta trƣớc đây :

Năm 1998, Công ty trách nghiệm hữu hạn Ban Mai đƣa ra thị trƣờng phần mềm Click & See chuyên về tra cứu từ nhanh (Việt – Anh; Anh – Việt). Ngay lập tức sản phẩm này đƣợc tiêu thụ mạnh mẽ và đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa thích vì tính tiện dụng của nó. Sản phẩm cũng đƣợc nhận giải thƣởng của Tạp chí PC Word trong dịp hội chợ “Tuần lễ tin học Việt Nam” . Thế nhƣng khi phiên bản 3.1 của phần mềm này mới đƣa ra thị trƣờng vài ngày (2002) gần nhƣ ngay lập tức nó đã có mặt tại tất cả các cửa hàng bản các sản phẩm phần mềm dƣới dạng đã bị “bẻ khóa” bất hợp pháp, hơn nữa lại với mức giá cực rẻ (7- 8 ngàn/1 bản so với khoảng 50 ngàn đồng 1 bản chính thức do Ban Mai cung ứng). Không thể cạnh tranh Ban Mai đành quyết định giải tán nhóm lập trình cho dù khi thành lập nó đã mang bao hi vọng. Theo ông Phan Tuấn – giám đốc Ban Mai “Đây là một quyết định rất “đau” nhƣng là bắt buộc vì Ban Mai là công ty tƣ nhân không thể và không đủ điều kiện để “làm và mất trắng”, và càng tiếp tục càng lỗ vì không có kinh phí để tái đầu tƣ cho sản phẩm.’’

Trở lại với công ty Ban Mai và chƣơng trình Click & See. Đƣợc biết ngay khi sản phẩm ra đời công ty đã đăng kí bản quyền với Trung tâm đăng kí bản quyền của Bộ Văn hóa Thông tin. Thế nhƣng việc này vẫn chẳng ích gì, Click & See vẫn bị ăn cắp và bày bán công khai. Tệ hại hơn nữa cách bẻ khóa của chƣơng trình này còn đƣợc đƣa lên một diễn đàn của trang Vnn, file dùng để bẻ khóa cũng đƣợc tải lên mạng để bất cứ ai cũng có thể dùng đƣợc. Với tƣ cách là chủ sản phẩm, Ban Mai đã có khiếu nại lên Trung tâm đăng kí bản quyền đồng thời đề nghị các nhà quản trị mạng Vnn không cho phổ biến cách thức bẻ khóa Click & See trên mạng Vnn.

Các vi phạm diễn ra không chỉ đối với phần mềm máy tính của các chủ thể trong nƣớc nhƣ Vietkey, MTD2002, MISA, LEMON 3 mà còn diễn ra với cả các phần mềm nƣớc ngoài…Nhiều vi phạm đã bị xử lý hành chính và nhiều tranh chấp đã đƣợc khiếu nại lên các cơ quan chức năng và khiếu kiện ra tòa án. Thực trạng này cho ta thấy việc bảo hộ bản quyền phần mềm ở nƣớc ta hiện nay vẫn còn là một bài toán nan giải, cản trở sự phát triển công nghiệp phần mềm trong nƣớc và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nƣớc ta. Trong khi đó, vấn đề quản lý và các quy định pháp lý về bảo hộ phần mềm máy tính ở nƣớc ta còn nhiều bất cập gây cản trở cho việc thực thi quyền.

Lạm dụng quyền tác giả đối với phần mềm máy tính

Phần mềm là một loại hình tác phẩm đặc biệt – tác phẩm mang tính chức năng dùng để giải quyết một vấn đề cụ thể và có tính tƣơng thích cao. Các phần mềm đƣợc xây dựng dựa trên các lớp khác nhau. Lớp dƣới cùng là hệ điều hành, lớp trên là các phần mềm ứng dụng. Giữa các lớp với nhau luôn có một mối liên kết gọi là giao diện. Ngoài ra còn có các phần mềm làm giao diện giữa các phần mềm với nhau, giữa phần mềm và phần cứng, giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi nhƣ : máy in, camera…

Công nghệ phần mềm yêu cầu việc sản xuất một phần mềm phụ thuộc vào việc nghiên cứu hay sao chép giao diện tƣơng thích với phần mềm đó. Từ đây xuất hiện hai trƣờng hợp :

 Nếu chủ sở hữu phần mềm giao diện cho phép sao chép giao diện, việc sao chép này có thể dẫn tới xâm phạm quyền tác giả.

 Nếu chủ sở hữu cố tình không cho phép ngƣời khác sao chép giao diện để nắm độc quyền sản xuất các phần mềm tƣơng thích của mình, nâng giá sản phẩm đối với ngƣời tiêu dùng, hành vi nói trên có thể bị coi là lạm dụng quyền tác giả đối với phần mềm. Để giải quyết vấn đề này, pháp luật cần

phải lƣu ý đến các tính chất đặc thù của phần mềm, của công nghệ sản xuất phần mềm để sao cho việc bảo hộ quyền tác giả không dẫn đến ngăn cản sự phát triển của ngành công nghệ này.

2.4 Vi phạm bản quyền phim ảnh

Từ những năm 1990 Nhà nƣớc cho phép tƣ nhân và các tổ chức xã hội đƣợc hợp tác cùng một Hãng phim sản xuất và phát hành phim trong và ngoài nƣớc. Các nhà sản xuất phim nhất là phim truyện đƣợc sản xuất từ nguồn vốn xã hội hóa bắt đầu quan tâm tới bản quyền. Khi hàng loạt phim chiếu rạp mới, ngày một, ngày hai đã đƣợc bán và cho thuê video vô tội vạ ở hệ thống video gia đình cả nƣớc. Các phim do trung tâm truyền hình Việt nam, nhƣ chƣơng trình “ Gặp nhau cuối tuần” bị in bản tràn lan trên thị trƣờng, nguy hiểm hơn đã có nhiều phim và chƣơng trình truyền hình của VTV bị đánh cắp, biên tập lại và phát hành băng đĩa lậu. Ngƣời ta tự do ăn cắp bản quyền, in sang và bán, cho thuê công khai. Nhiều nhà sản xuất nóng ruột chịu không nổi có làm đơn gửi Sở văn hóa thông tin hoặc Sở Công an hoặc các cấp cao hơn nhƣng tất cả chỉ là vô vọng. Có trƣờng hợp đã bắt đƣợc thủ phạm ăn cắp bản quyền nhƣng cũng chỉ xử phạt hành chính với mức vài triệu đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi hệ thống video gia đình chƣa có hầu nhƣ chƣa phải quan tâm tới bản quyền. Nếu có bị xâm phạm bản quyền bằng một, vài hoăc mấy trăm buổi chiếu phim ở một điểm chiếu nào đó thì tổn thất nhà xuất bản phải gánh chịu không đáng là bao so với tổng số tiền mà nhà sản xuất thu đƣợc.

Một tác phẩm điện ảnh bị chiếm đoạt bản quyền và đƣợc tung lên hệ thống video gia đình để bán hoặc cho thuê thì đó chính là thời điểm về cơ bản nhà sản xuất đã bị chấm dứt doanh thu.

Với phim nhập khẩu là phim hành động thì sẽ bị mất doanh thu khoảng 70% – 85% do xem rạp mới đƣợc thƣởng thức âm thanh hiện đại. Với phim Việt Nam

thì khi phim đƣợc tung lên hệ thống video nhà sản xuất sẽ bị tổn thất 80% - 95% có thể là 100%. Một số trƣờng hợp vừa phát hành trên rạp đƣợc 1, 2 ngày là bị mất bản quyền, nhà sản xuất bị lỗ 100% vốn sản xuất và lỗ vốn cả tiền quảng cáo, phí phát hành phim…Một điều tệ hại nhất ở Việt Nam đối với ngƣời sản xuất phim là một phim đƣợc sản xuất với giá thành 4 tỷ VNĐ, phí quảng cáo, tiếp thị, phát hành khoảng 1 tỷ VNĐ, cộng tổng chi phí là 5 tỷ VNĐ, khi bị ăn cắp bản quyền tung lên hệ thống video gia đình bản thân ngƣời ăn cắp thu lợi bất chính cũng chỉ đƣợc tối đa khoảng 1 và vài chục triệu VNĐ, vì hơn 90% băng đĩa bán, cho thuê tại quầy video gia đình cũng lại là ăn cắp lại, in sang vô tội vạ. Trƣờng hợp này ngƣời sản xuất phải chịu tổn thất kinh tế trên 100% giá thành sản xuất.

Trong những năm 1990 không ít nhà sản xuất lại bị tiêu tan nhà cửa, tài sản vì nạn ăn cƣớp bản quyền phim nhƣ ở Việt Nam ngày càng tinh vi hơn. Vi phạm bản quyền thể hiện qua các kiểu ăn cắp sau :

 Điều làm cho nhà sản xuất đau lòng nhât là vấn nạn “bản quyền” có lẽ là khi đoàn kiểm tra của Tỉnh, Thành phố thu gom băng đĩa phim truyện Việt Nam đƣợc in sang bán, cho thuê trái phép ở các quầy, cửa hàng cả nƣớc đều đƣợc phạt hành chính một khoản tiền quá nhỏ đó so với những tổn thất mà họ gây ra cho nhà sản xuất.

 Với hệ thống video gia đình có một kiểu ăn cắp bản quyền lịch sự hơn, tử tế hơn là một số ít cửa hàng lớn từng khu vực đăng kí mua băng hình gốc và một ít còn tem và sau khi nhận một băng hình gốc về họ in ra hành chục băng khác đề giao vòng 2. Tất nhiên là từ vòng 2 đến vòng 10 hay hơn nữa nhà sản xuất cũng không đƣợc một xu.

 Một kiểu ăn cắp bản quyền phim thứ 3 là các công ty quản lý băng đĩa hình địa phƣơng, ví dụ: địa phƣơng có 500 triệu tụ điểm video họ chỉ mua của nhà sản xuất vài ba băng gốc với giá 35.000đ/1 băng còn lại là họ mua tem chỉ từ

3000 đến 5000đ/ tem nhƣng họ ép mỗi cửa hàng phải mua của họ 1 băng gốc do họ in sang và một số con tem. Các cửa hàng video sẽ in sang bao nhiêu là tùy vào sức nóng của mỗi phim và sức hƣởng thụ phim qua video gia đình của ngƣời xem.

Nhìn chung, bản quyền phim nhất là phim truyện ở Việt nam đang đƣợc rất quan tâm. Trong bối cảnh đất nƣớc đang đổi mới với nhiều mối lo toan đã nhiều lần các nhà chức trách tổ chức nhiều chiến dịch kiểm tra thu gom, xử phạt nhƣng cho đến nay kết quả đạt đƣợc khá khiêm tốn, thậm chí còn tệ hơn để có thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà sản xuất về bản quyền phim. Chúng ta đều hiểu với 5 tỷ đồng nhà sản xuất đầu tƣ để có một bộ phim nhựa 35 ly, 90 phút là vật chất hữu hình. Khi phát hành phim, doanh thu bị ngƣời khác chiếm đoạt qua việc chiếm đoạt bản quyền bằng các hình thức nêu trên, bản quyền phim của nhà sản xuất 5 tỷ đồng đó trở thành vô hình bởi nó đƣợc hành trăm cửa hàng, tụ điển video ăn cắp và hàng ngàn ngƣời chiếm đoạt. Mọi ngƣời chỉ thu lợi đƣợc từ việc chiếm đoạt bản quyền chỉ là một khoản thu rất nhỏ so với 5 tỷ đồng của nhà xuất bản bị mất. Từ việc phân tích ở góc độ này mà luật bảo hộ bản quyền cho thấy với một băng đĩa hình, ngƣời vi phạm thu lợi không đáng kể. Do đó, luật qui định phạt một băng đĩa hình vi phạm bản quyền một khoản tiền quá nhỏ so với tổn thất của nhà sản xuất. Hơn nữa, số kinh phí thu đƣợc qua việc phạt hành chính sẽ xung vào công quỹ và trả lƣơng, thƣởng cho lực lƣợng kiểm tra chứ không phải trả lại cho nhà sản xuất bị mất bản quyền. Trong khi công dân bị mất một chiếc xe đạp trị giá 1 triệu đồng, khi cơ quan pháp luật bắt đƣợc kẻ cắp thu lại đƣợc chiếc xe, chiếc xe đó không bị xung vào công quỹ mà đƣợc trả cho ngƣời bị mất hoặc nhận lại số tiền tƣơng đƣơng với giá trị tài sản mà họ bị mất. Sự khác biệt này giữa ngƣời bị mất bản quyền phim và ngƣời mất xe có sự khác biệt rất căn bản từ trong tƣ duy và quan điểm từ việc làm luật và thực thi pháp luật.

Ví dụ : Hãng phim Giải Phóng năm 2003 phát hành phim “Gái Nhảy” bị mất bản quyền. Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ninh đã bắt đƣợc quả tang một trƣờng hợp bán đƣợc hơn 100 đĩa VCD ở Hội chợ Hạ Long. Hãng phim hạ quyết tâm truy tìm thủ phạm ăn cắp bản quyền, đƣợc Bộ trƣởng Bộ VHTT và Bộ Công an chỉ đạo giao cho thanh tra Bộ cùng Sở Văn hóa Thông tin và Sở Công an Quảng Ninh xử lý. Nhƣng kết quả là xử lý hành chính vài triệu đồng xung công quỹ, Hãng phim Giải Phóng nhận đƣợc 1 công văn của Sở Công an Quảng Ninh về việc đối tƣợng chỉ là tiêu thụ hàng gian không phải là ngƣời ăn cắp bản quyền, theo luật không thể làm gì hơn. Và những năm gần đây, ngƣời xem truyền hình đặc biệt bức xúc trƣớc tình trạng nhiều Đài lớn nhƣ Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC đã vi phạm bản quyền khi phát sóng chƣơng trình Hoa hậu thế giới 2006 trên kênh VTC1 vào trƣa 1/10…

2.5. Vi phạm bản quyền mỹ thuật

Việc vi phạm bản quyền tác giả mỹ thuật ở Việt Nam luôn là vấn đề bức xúc. Hiện tƣợng sao chép tranh để lấy tên tuổi, kinh doanh diễn ra khá rầm rộ, công khai. Nhiều tạp chí, sách báo sử dụng tranh mà không xin phép và không trả nhuận bút cho tác giả…Nhƣng chƣa có cơ quan nào đứng ra bảo vệ quyền lợi cho tác giả.

Tại buổi hội thảo “Bản quyền tác giả mỹ thuật – Thực trạng và giải pháp” diễn ra trong ngày 27 và 28/3 ở TP. Đà Nẵng do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, các nhà quản lý trong lĩnh vực mỹ thuật, họa sĩ đã đƣa ra những ý kiến bức xúc. Họa sĩ Uyên Huy chủ tịch Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh nêu ra hai thực trạng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công ước berne và vấn đề vi bảo hộ bản quyền tại việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)