không được tính vào chỉ số giá nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến mức chính xác của số liệu về chỉ số giá nhập khẩu, và qua đó làm ảnh hưởng đến kết quả mô hình.
Với kết quả của bài nghiên cứu, giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu về truyền dẫn của tỷ giá hối đoái, đặc biệt là trong bối cảnh các nền kinh tế châu Á cần phải chú ý nhiều hơn đến tác động của các chế độ tỷ giá khác nhau lên mức độ của ERPT.
6. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ TRONG VIỆC LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM Ở VIỆT NAM
Về nguyên lý, tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ làm thay đổi mức giá tương đối của hàng hoá và dịch vụ tính bằng nội tệ và ngoại tệ, nên tỷ giá sẽ có ảnh hưởng nhất định đến xuất - nhập khẩu. Tuy nhiên, do tỷ giá có tác động không chỉ đến xuất - nhập khẩu mà nó có tác động đến lạm phát và ổn định thị trường tài chính. Chính vì vậy, tỷ giá là một công cụ quản lý vĩ mô rất quan trọng của Chính phủ, và khi sử dụng công cụ này trong quản lý vĩ mô, có hai vấn đề quan trọng mà các nhà hoạch định chính sách đều phải xem xét khi quyết định cơ chế điều hành tỷ giá đó là ảnh hưởng của tỷ giá đến ổn định vĩ mô và ảnh hưởng của tỷ giá đến xuất - nhập khẩu.
Từ thực tế, việc điều hành tỷ giá nhằm thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu là vấn đề mang tính trung hạn. Về mặt lý thuyết, cơ chế tỷ giá có thể tác động đến xuất - nhập khẩu qua 3 kênh. Thứ nhất, chính sách tỷ giá có thể tác động trực tiếp đến các dòng thương mại, từ đó dẫn đến áp lực phải can thiệp bằng các chính sách thương mại như trợ giá hoặc thuế quan. Kênh thứ hai là thông qua tác động chung của chính sách tỷ giá đến cán cân thanh toán nói chung. Kênh cuối cùng là thông qua tác động gián tiếp của chính sách tỷ giá đến tăng trưởng và lạm phát trong nước.
55
Gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều những nỗ lực nghiên cứu về cơ chế tỷ giá của Việt Nam. Đáng kể nhất trong số đó là các nghiên cứu của Võ Trí Thành và cộng sự (2000), Ohno (2003), Nguyễn Trần Phúc và Nguyễn Đức Thọ (2009). Các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng cơ chế tỷ giá của Việt Nam, một mặt cần được duy trì ổn định, nhưng mặt khác nên linh động hơn nữa theo tín hiệu thị trường. Võ Trí Thành và cộng sự (2000) đề xuất Việt Nam nên theo cơ chế neo tỷ giá theo rổ tiền tệ với biên độ điều chỉnh dần (Band-Basket-Crawling), còn Ohno (2003) đề xuất Việt Nam nên theo cơ chế neo tỷ giá có điều chỉnh (crawling peg). Trên thực tế, trong những năm vừa qua Việt Nam đã theo đuổi cơ chế neo tỷ giá có điều chỉnh như đề xuất của hai nghiên cứu trên.15
Nhưng hai nghiên cứu gần đây của Nguyễn Trần Phúc và Nguyễn Đức Thọ (2009), Nguyễn Trần Phúc (2009) lại chỉ ra rằng cơ chế neo tỷ giá có điều chỉnh này không hoạt động hiệu quả, gây ra các bất ổn cho thị trường tài chính, không những thế, nó còn ngăn cản sự phát triển của thị trường ngoại hối của Việt Nam.
Cơ chế tỷ giá hiện nay không giúp cho Việt Nam kiềm chế lạm phát và cũng như không giúp hạn chế nhập siêu, vì vậy Việt Nam hiện tại đang đứng giữa hai lựa chọn: quay trở lại cơ chế neo tỷ giá như các giai đoạn hậu bất ổn kinh tế như trước đây hay chuyển đổi mạnh sang cơ chế tỷ giá thả nổi. Trong thời điểm hiện tại, thả nổi hoàn toàn không phải là một lựa chọn tốt của Việt Nam vì độ mở của nền kinh tế Việt Nam rất cao trong khi hệ thống tài chính lại chưa hoàn chỉnh. Những biến động quá mức và quá nhanh của tỷ giá, đặc biệt là việc “nhập khẩu” lạm phát và các biến động tiêu cực của thị trường thế giới có thể làm gián đoạn các hoạt động kinh tế trong nước, gây thiệt hại lớn cho khu vực thương mại và gián tiếp cho khu vực phi thương mại thông qua những liên kết giữa các khu vực này. Những biến động này sẽ làm ảnh hưởng đến sự ổn định của cán cân thanh toán, sự ổn định về tài
15Cơ chế tỷ giá của Việt Nam đến tháng 4/2008 được IMF xếp vào nhóm Neo cố định. Tuy nhiên, nếu xét một quá trình thì nên được xếp vào nhóm Neo tỷ giá có điều chỉnh (tỷ giá được điều chỉnh với một mức độ rất nhỏ xoay quanh một mức ngang giá đã ấn định trước, các ngang giá này được điều chỉnh dần và mỗi lần điều chỉnh với một lượng nhỏ, thường là có thông báo trước).
56
chính cũng như tăng trưởng của nền kinh tế. Trong bối cảnh thế giới gần đây có nhiều biến động, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng và cộng sự (2010) khuyến nghị rằng nhanh chóng dịch chuyển sang cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý là lựa chọn khôn ngoan cho Việt Nam trong thời gian tới. Việt Nam đã hội tụ đủ một số các điều kiện quan trọng như giá cả của hầu hết các loại hàng hóa đã vận hành theo cơ chế thị trường, và tuy có độ mở của nền kinh tế lớn nhưng Việt Nam không phụ thuộc quá nhiều vào một đối tác thương mại nào. Để chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý thực sự phát huy tác dụng, làm nâng uy tín của VND, thì Việt Nam cần phải chuẩn bị thêm một số điều kiện khác như (i) xây dựng một NHNN hoạt động tương đối độc lập16,17
có nhiệm vụ chính là kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, kiểm soát cung tiền và áp dụng một số biện pháp thuế quan ở mức hợp lý nhằm giảm áp lực giảm giá VND, (ii) xây dựng thị trường ngoại hối hiện đại sao cho có nhiều sản phẩm phái sinh liên quan đến ngoại hối có tác dụng phòng ngừa và chia sẻ rủi ro cho nền kinh tế và hấp dẫn được nhiều tác nhân kinh tế tham gia. Xây dựng NHNN độc lập và thị trường ngoại hối hiện đại là những nhiệm vụ tuy có tính trung hạn nhưng không thể không bắt đầu ngay để chuyển sang chế độ tỷ giá mới hiệu quả hơn. Trên thị trường ngoại hối, niềm tin và tâm lí rất quan trọng cho việc ổn định tỷ giá. Vì thế, NHNN nên công khai thường kỳ chính sách điều chỉnh tỷ giá của mình cho công chúng và những nhà đầu tư, tăng cường hơn nữa tính minh bạch trong điều hành tỷ giá. Đồng thời điều chỉnh tỷ giá phải đi kèm với việc kiểm soát lạm phát, nếu không sẽ sa vào vòng xoáy điều chỉnh tỷ giá - lạm phát - điều chỉnh tỷ giá, không những không có tác dụng mà còn có hại cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trong
16
Tính độc lập tương đối của NHNN bao gồm:
- Độc lập về luật pháp: NHNN cần có địa vị pháp lí rõ ràng trong mối quan hệ với Chính phủ và Quốc hội. - Độc lập về mục tiêu: NHNN có toàn quyền quyết định các mục tiêu chính sách của mình: kiểm soát lạm phát, kiểm soát cung tiền, hay ổn định tỷ giá. Các mục tiêu này thường được NHNN công bố công khai và được theo đuổi một cách nhất quán.
- Độc lập về sử dụng công cụ: NHNN được toàn quyền lựa chọn các công cụ phù hợp để đạt được mục tiêu chính sách của mình.
- Độc lập về quản lí: NHNN được độc lập trong việc lựa chọn nhân sự và tổ chức bộ máy hành chính của mình mà không chịu sự chi phối của Chính phủ.
57
quá trình chuẩn bị các điều kiện còn thiếu, trong ngắn hạn, NHNN cũng cần có những biện pháp nhằm giảm bớt những hạn chế của cơ chế điều hành tỷ giá hiện tại.
Bảng 6.1. Cơ chế tỷ giá của Việt Nam, giai đoạn 1999 - 2009 Thời gian Cơ chế áp dụng Đặc điểm chế độ tỷ giá thực tế
1999 - 2000 Cơ chế neo tỷ giá cố định (conventional fixed peg arrangement)
- OER công bố là tỷ giá liên ngân hàng trung bình ngày làm việc hôm trước.
- Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại giảm xuống không quá 0.1%.
- OER được giữ ổn định ở mức 14,000 VND/USD. 2001 - 2007 Cơ chế neo tỷ
giá có điều chỉnh (crawling peg)
- OER được điều chỉnh dần từ mức 14,000
VND/USD năm 2001 lên 16,100 VND/USD năm 2007.
- Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại được điều chỉnh lên mức +/-0,25% (từ 01/07/2002 đến 31/12/2006) và +/-0,5% năm 2007.
2008 - 2009 Neo tỷ giá với biên độ được điều chỉnh
(crawling bands)
- OER được điều chỉnh dần lên 16.500 VND/USD (06/2008 đến 12/2008), 17.000 VND/USD
(01/2009 đến 11/2009), 17.940 VND/USD (12/2009 đến 01/2010), 18.544 VND/USD năm 2010.
- Biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại được điều chỉnh nhiều lần lên mức +/-0,75% (từ 23/12/2007 đến 09/03/2008), +/-1% (10/03/2008 đến 25/06/2008), +/-2% (26/05/2008 đến 05/11/2008), +/-3% (06/11/2008 đến 23/03/2009), +/-5% (24/03/2009 đến 25/11/2009), và +/-3% (26/11/2009 đến năm 2010).
Ghi chú: Tỷ giá chính thức được thống nhất (OER)
Hiện tại Việt Nam chưa hội đủ hết các điều kiện để chế độ tỷ giá thả nổi có quản lí phát huy được tác dụng. Việt Nam có thể vẫn cần điều chỉnh tỷ giá theo hướng làm đồng nội tệ yếu đi để khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, kiểm nghiệm hệ số co giãn cầu xuất nhập khẩu Việt Nam (hệ số co giãn đã có những thay đổi đáng kể và tiến gần đến 1) có thể rút ra kết luận việc giảm giá
58
đồng nội tệ với điều kiện hiện tại của Việt Nam trong ngắn hạn, có thể sẽ không cải thiện đáng kể cán cân thương mại. Nhưng nếu chính sách tỷ giá được thực hiện với sự hỗ trợ từ các chính sách vĩ mô khác để tái cơ cấu nền kinh tế và tái cơ cấu lại hoạt động xuất nhập khẩu trong dài hạn thì sẽ có thể cải thiện được cán cân thương mại. Các biện pháp can thiệp khác như hàng rào thuế quan, hàng rào kĩ thuật, kiểm soát các dòng ngoại tệ, sử dụng hiệu quả quỹ dự trữ ngoại hối v.v… vẫn cần tiếp tục sử dụng ở mức độ hợp lí để giảm bớt sức ép phá giá đồng nội tệ.
Đồng thời, trong dài hạn mức truyền dẫn tỷ giá đến chỉ số giá nhập khẩu là hoàn toàn. Và khi xảy ra cú sốc, quá trình điều chỉnh về cân bằng mất nhiều thời gian, do đó nhà hoạch định chính sách nên chủ động đặt ra một lộ trình để phá giá dần VND với biên độ hợp lý, đều đặn để giảm các cú sốc đột ngột của tỷ giá hối đoái đến đời sống xã hội. Ngoài ra, để tránh hiệu ứng tâm lý găm giữ ngoại tệ khi đồng nội tệ mất giá, nhà hoạch định chính sách cần chủ động công bố định hướng điều chỉnh tỷ giá hối đoái để doanh nghiệp và người dân biết để hoạch định kế hoạch kinh doanh, kế hoạch chi tiêu của mình.
1
PHỤ LỤC
NGUỒN DỮ LIỆU (Data Sources)
PM: Chỉ số giá nhập khẩu, tính theo quý (Quý 1/2005 = 100), được điều chỉnh theo mùa bằng phương pháp Census X12. Nguồn dữ liệu: Tổng cục Thống kê.
PPI: Chỉ số giá sản xuất, tính theo quý (Quý 1/2005 = 100), được điều chỉnh theo mùa bằng phương pháp Census X12. Nguồn dữ liệu: IMF.
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng, tính theo quý (Quý 1/2005 = 100), được điều chỉnh theo mùa bằng phương pháp Census X12. Nguồn dữ liệu: IMF.
GDP: Tổng sản phẩm trong nước với giá cố định 1994, tính theo quý (đơn vị tính là tỷ VND), được điều chỉnh theo mùa bằng phương pháp Census X12. Nguồn: Datastream, Tổng cục thống kê.
ER: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa theo đồng Đô la Mỹ (USD), đơn vị tính là VND/USD. Nguồn: IMF.
NEER: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa có hiệu lực đa phương giữa VND với đồng tiền của 10 đối tác thương mại chính là Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Úc, Hồng Kông, Đức và Malaysia, tính theo quý (Quý 1/2005 = 100). Nguồn: Tổng cục Thống kê, IMF và tự tính toán.
Import (M), Export (X): Giá trị nhập khẩu và xuất khẩu của Việt Nam, tính theo quý, đơn vị tính là triệu USD. Nguồn: IMF.
Tổng dân số: được dùng để tính GDP bình quân đầu người của Việt Nam và Mỹ. Nguồn: IMF.
2
BẢNG VÀ HÌNH
Hình 3.1. Chỉ số giá nhập khẩu và NEER của Việt Nam
Bảng 3.3. Lựa chọn độ trễ cho kiểm định đồng liên kết và mô hình ECM
lnPtM = α0 + α1lnERt + α2lnPPIUt + α3 lnGDPt + t VAR Lag Order Selection Criteria
Endogenous variables: D(PM) D(ER) D(GDP) D(PPI)
Lag LogL LR FPE AIC SC HQ
0 488.2863 NA 8.43e-15 -21.05593 -20.89691* -20.99636 -20.82108 1 505.7351 31.10447 7.94e-15 -21.11892 -20.32386 2 527.7768 35.45826 6.21e-15 -21.38160 -19.95049 -20.84550 -20.50722 3 4 541.4766 19.65624 7.16e-15 -21.28159 -19.21443 580.5119 49.21843* 2.86e-15* -22.28313* -19.57992 -21.27049* VAR Lag Order Selection Criteria
Endogenous variables: D(PM) D(ER) D(GDP) D(PPI)
Lag LogL LR FPE AIC SC HQ
0 464.2483 NA 9.65e-15 -20.92038 -20.75818* -20.86023 -20.66560 1 481.2599 30.15681 9.25e-15 -20.96636 -20.15536 2 503.9766 36.14019 6.95e-15 -21.27166 -19.81187 -20.73030 -20.35549 3 4 5 6 517.0241 18.38513 8.35e-15 -21.13746 -19.02887 553.7765 45.10528* 3.58e-15* -22.08075 -19.32337 -21.05818* 566.7191 13.53087 4.87e-15 -21.94178 -18.53560 -20.67860 587.7026 18.12215 5.12e-15 -22.16830* -18.11333 -20.66452 60 80 100 120 140 160 180 200 60 80 100 120 140 160 180 200 00 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12
3
lnPtM = α0 + α1lnERt + α2ln CPIUt + α3 lnGDPt + t
VAR Lag Order Selection Criteria
Endogenous variables: D(PM) D(ER) D(GDP) D(CPIUS)
Lag LogL LR FPE AIC SC HQ
0 552.1633 NA 5.24e-16 -23.83319 -23.67418* -23.77362 -23.59686 1 569.5779 31.04331 4.95e-16 -23.89469 -23.09963 2 591.2435 34.85337 3.93e-16 -24.14102 -22.70991 -23.60492 -23.19483 3 4 603.2916 17.28651 4.87e-16 -23.96920 -21.90204 644.8824 52.44048* 1.74e-16* -25.08184* -22.37863 -24.06920* VAR Lag Order Selection Criteria
Endogenous variables: D(PM) D(ER) D(GDP) D(CPIUS)
Lag LogL LR FPE AIC SC HQ
0 525.0147 NA 6.09e-16 -23.68249 -23.52029* -23.62233 -23.43630 1 542.2153 30.49199 5.79e-16 -23.73706 -22.92606 2 568.0182 41.05009 3.78e-16 -24.18265 -22.72285 -23.64128 -23.17394 3 4 5 6 579.0300 15.51657 4.99e-16 -23.95591 -21.84732 618.1661 48.03072* 1.92e-16* -25.00755* -22.25017 -23.98498* 631.9133 14.37204 2.51e-16 -24.90515 -21.49897 -23.64197 640.9214 7.779716 4.55e-16 -24.58734 -20.53236 -23.08355 lnPtM = β0 + β1lnNEERt + β2lnCPIWt + β3 lnGDPt + t
VAR Lag Order Selection Criteria
Endogenous variables: D(PM) D(NEER) D(GDP) D(CPI)
Lag LogL LR FPE AIC SC HQ 0 548.2469 NA 6.22e-16 -23.66291 -23.50390* -23.60334* -23.34470 1 563.7782 27.68625 6.36e-16 -23.64253 -22.84747 2 582.5428 30.18651 5.74e-16 -23.76273 -22.33162 -23.22663 -22.49839 3 4 587.2734 6.787406 9.78e-16 -23.27276 -21.20560 626.0478 48.88944* 3.95e-16* -24.26295* -21.55974 -23.25031 VAR Lag Order Selection Criteria
Endogenous variables: D(PM) D(NEER) D(GDP) D(CPI)
Lag LogL LR FPE AIC SC HQ
0 523.4612 NA 6.54e-16 -23.61187 -23.44967* -23.55172* -23.29944 1 539.2044 27.90839 6.64e-16 -23.60020 -22.78920 2 558.3667 30.48552 5.87e-16 -23.74394 -22.28415 -23.20258 -22.52979 3 4 5 6 564.8587 9.147841 9.49e-16 -23.31176 -21.20317 604.1162 48.17965 3.63e-16 -24.36892 -21.61154 -23.34635 629.4499 26.48526* 2.81e-16* -24.79318* -21.38700 -23.53000 645.2710 13.66361 3.74e-16 -24.78504 -20.73007 -23.28126
4
Bảng 4.8. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi và tương quan chuỗi (mô hình ECM trong ngắn hạn)
(1)
Heteroskedasticity Test: ARCH
F-statistic 1.221853 Prob. F(4,37) 0.3182
Obs*R-squared 4.900548 Prob. Chi-Square(4) 0.2977 Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test
F-statistic 1.130529 Prob. F(4,24) 0.3657
Obs*R-squared 7.293192 Prob. Chi-Square(4) 0.1212
(2)
Heteroskedasticity Test: ARCH
F-statistic 0.353224 Prob. F(4,37) 0.8401
Obs*R-squared 1.544835 Prob. Chi-Square(4) 0.8187 Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test