Mô hình nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá nhập khẩu Việt Nam (Trang 26 - 28)

3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN CỦA TỶ

3.4. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm

Theo GilPareja (2003), Khundrakpam (2007) và Bahroumi (2005), mối quan hệ thực nghiệm trong dài hạn giữa các biến được ước tính dựa trên phương trình được trình bày theo logarit cơ số tự nhiên. Mục đích của việc chuyển hóa dữ liệu sang logarit nhằm giảm bớt độ phân tán cao, cũng như một số quan sát có giá trị bất thường của dữ liệu gốc, do đó sẽ thuận lợi hơn trong việc nhận dạng và phân tích.

lnPtM = γ0 + γ1lnSt + γ2lnMCt + γ3 lnμt + εt

Dựa trên những giải thích về biến nghiên cứu và dữ liệu ở trên, chúng ta có phương trình ước lượng sau đây cho tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương và NEER (theo Ghosh và Rajan (2009)), tương ứng là:

lnPtM = α0 + α1lnERt + α2lnPPIUt /ln CPIUt + α3 lnGDPt + t (2)

23

Trong đó, ERt là tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương giữa Đồng Việt Nam (VND) và Đôla Mỹ (USD), PPIUt /CPIUt là chỉ số giá sản xuất / giá tiêu dùng của Mỹ, CPIWt biểu thị chỉ số giá tiêu dùng thế giới, và biến phụ xu hướng với số mẫu quan sát hạn hẹp là không khả thi. Xu hướng của giá nhập khẩu và NEER theo thời gian được thể hiện ở hình 3.1 (phần phụ lục).

Các hệ số cần quan tâm đặc biệt là độ co giãn của ERPT α1 và β1. Nếu α1 = 0 có nghĩa là không có ERPT vào giá nhập khẩu, trong khi nếu một α1 = 1 thì ERPT hoàn toàn. Nếu hệ số nằm giữa 0 và 1 chứng tỏ ERPT một phần hay không hoàn toàn.

Trong ước lượng phương trình (2) và (3) chúng ta có thể kiểm soát những thay đổi trong nhu cầu trong nước và chi phí của quốc gia xuất khẩu. Khi những nhà xuất khẩu nước ngoài tham gia vào việc định giá cho thị trường bằng cách tính thêm các chi phí sản xuất biên của họ trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, sự gia tăng trong chi phí nhập khẩu biên cũng làm tăng giá nhập khẩu. Như vậy, α2β2

được kỳ vọng là dương. Mức độ của ERPT cũng bị ảnh hưởng bởi các chi phí biên của các nhà xuất khẩu, được đại diện bởi chỉ số PPI/CPI của Mỹ. Đối với truyền dẫn NEER, chúng ta sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thế giới như là một đại diện cho chi phí của tất cả các nhà xuất khẩu kết hợp cung cấp cho Việt Nam. Cuối cùng, một sự gia tăng trong thu nhập và nhu cầu trong nước ngụ ý một gia tăng trong nhu cầu nhập khẩu hàng hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty nước ngoài để tính giá nhập khẩu cao hơn, do đó hệ số α3 và β3 dự kiến sẽ là dương.9

9

Tuy nhiên, sự gia tăng sản lượng cũng có thể ngụ ý nhu cầu ít hơn đối với hàng hoá nhập khẩu và một sự suy giảm trong giá nhập khẩu. Vì vậy, α3 và β3 cũng có thể âm.

24

Một phần của tài liệu Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá nhập khẩu Việt Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)