3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN CỦA TỶ
3.5. Mô hình nghiên cứu mở rộng: Tác động của những yếu tố kinh tế vi mô và vĩ
mô và vĩ mô đến sự thay đổi của ERPT
Các khía cạnh kinh tế khác nhau có thể giải thích khoảng 1/3 những biến động trong độ co giãn của ERPT và những thay đổi còn lại đến từ những tác động đặc trưng khó có thể quan sát được của mỗi quốc gia. Lạm phát, biến động tỷ giá hối đoái, hội nhập và mức độ giàu có tương đối giữ vai trò rõ ràng như là một hệ thống điều khiển ERPT của những thị trường mới nổi, trong khi đó lỗ hổng sản lượng và chính sách bảo hộ mậu dịch có ảnh hưởng tổng quát hơn.
Phần dưới đây mô tả mỗi biến số và tác động của từng biến số đến độ co giãn của ERPT theo lý thuyết, đại diện cho các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế nước nhập khẩu. Hầu hết trong số đó là yếu tố "vĩ mô" nhưng một số yếu tố có thể được liên kết với các vấn đề "vi mô".
Biến động tỷ giá hối đoái nước ngoài (FX). Nghiên cứu lý thuyết cho thấy
một mối quan hệ giữa ERPT vào giá nhập khẩu và biến động trong tỷ lệ FX nhưng không rõ ràng. Biến động FX càng cao được kết hợp với ERPT càng thấp (tức là quan hệ phủ định) trong một môi trường cạnh tranh cao, bởi vì những nhà xuất khẩu đã chuẩn bị để nắm bắt biến động tạo cơ hội làm tăng giá hoặc gia tăng thị phần (Froot và Klemperer, 1989). Ngược lại, nếu nhà xuất khẩu chủ yếu hướng tới mục tiêu ổn định lợi nhuận biên thì họ sẽ có xu hướng duy trì giá ổn định bằng đồng tiền của họ, tức là ERPT cao hơn, và vì vậy tác động kỳ vọng là dương (Devereux và Engel, 2002). Cũng theo Gaulier và cộng sự (2008), mối quan hệ không rõ ràng này phản ánh một sự cân bằng trong chiến lược chính của nhà xuất khẩu, có nghĩa là, để ổn định số lượng xuất khẩu hay lợi nhuận biên. Một lập luận có liên quan là liệu cú sốc về tính biến động được nhận thức là lâu bền hay tồn tại trong thời gian ngắn có phụ thuộc vào nhà xuất khẩu hay không; trong trường hợp biến động tạm thời, họ rất có thể điều chỉnh giảm lợi nhuận biên kết hợp với thay đổi giá thường xuyên hơn là chấp nhận gánh chịu chi phí (Froot và Klemperer, 1989). Biến động tỷ lệ FX được đo lường như sau (theo Amit Ghosh, Ramkishen S. Rajan (2009)):
35 FX =
Trong đó, m=4 là số độ trễ, E là tỷ giá hối đoái, có thể là ER hoặc NEER, nhưng bài nghiên cứu sử dụng ER để tương thích với các dữ liệu khác.
Lạm phát (Inflation). Các nước nhập khẩu nơi mà cơ quan tiền tệ không đáng
tin cậy thường trải qua mức độ/ biến động cao của lạm phát, vì vậy dẫn đến ERPT cao đến giá trong nước (tham khảo Taylor, 2000; Choudhri và Hakura, 2006). Bằng cách điều tra xem liệu lạm phát có dẫn đến ERPT vào nhập khẩu hay không, chúng ta kiểm tra gián tiếp mối liên hệ giữa chính sách tiền tệ và giá cả của nhà xuất khẩu. Lạm phát của Việt Nam theo quý được xác định là log (CPI i, t / CPI i, t-1) và được tính trung bình di động một năm.
Lỗ hổng sản lượng (Output gap). Một phương pháp đo lường lỗ hổng sản
lượng của quốc gia là độ sai lệch của GDP thực so với GDP thực "tiềm năng". Choudhry và Hakura (2006) đưa ra một mô hình lý thuyết về hiệu ứng truyền dẫn, trong đó chính sách tiền tệ theo quy tắc Taylor được giả định bao gồm lỗ hổng sản lượng như là một yếu tố đầu vào. Output gap dương ngụ ý rằng nền kinh tế đang phát triển tiềm năng và do đó, nhu cầu trong nước đang mở rộng, trong bối cảnh này, ERPT thấp có thể được quan sát thấy nếu các doanh nghiệp xuất khẩu cố gắng "lấp đầy lỗ hổng" (tức là gia tăng bán hàng) bằng cách hấp thụ những biến động FX trong phạm vi lợi nhuận biên của họ. Vì vậy, các nền kinh tế nhập khẩu với những lỗ hổng sản lượng lớn có thể đại diện cho một cơ hội khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài để giảm bớt ERPT. Output gap được tính bằng logarit của chênh lệch giữa GDP thực và xu hướng GDP thực Hodrick-Prescott, log (GDPi,t/ GDP*i,t).
Sự phụ thuộc nhập khẩu (Import dependence – ID). Mô hình Dornbusch
(1987) về phân biệt giá đã kết hợp độ co giãn của truyền dẫn với thị phần tương đối của các doanh nghiệp nước ngoài và các nhà sản xuất địa phương. Một ước tính gần đúng với khái niệm này (cơ cấu thị trường) là mức độ của sự hội nhập nhập khẩu hoặc phụ thuộc nhập khẩu được tính toán bằng M t / GDPt, trong đó Mt, GDPt lần lượt là tổng giá trị của hàng hoá nhập khẩu và GDP danh nghĩa của Việt Nam, cả
36
hai đều tính bằng đô la Mỹ. Lập luận của Dornbusch hàm ý ERPT lớn hơn trong những nền kinh tế nhỏ và phụ thuộc vào nhập khẩu nhiều. Một phương pháp đo lường mức độ phụ thuộc nhập khẩu có liên quan là Mt / (GDPt - Xt), với Xt là tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam được trừ ra khỏi GDP.
Chính sách bảo hộ. Thuế nhập khẩu là một loại thuế làm tăng chi phí của các
doanh nghiệp nhập khẩu (tức là một vấn đề vi mô) và do đó có thể nói là một rào cản thương mại. Bảo hộ cao hơn được liên kết với ERPT không hoàn toàn về mặt lý thuyết, nó đại diện cho một hành vi cụ thể vi phạm Luật Một Giá (LOOP). Để tìm hiểu vấn đề này, chỉ số thuế nhập khẩu được xây dựng bởi Gwartney và cộng sự (2010) từ nguồn World Tariff Profiles của WTO; mức 10 cho thấy không có thuế và chỉ số di chuyển về số 0 chứng tỏ thuế nhập khẩu tăng. Một hệ số dương được hiểu là phù hợp với lý thuyết, cụ thể là, các rào cản đối với kinh doanh chênh lệch giá quốc tế tăng thì mức độ mở rộng hiệu ứng truyền dẫn giảm. Tuy nhiên, do Việt Nam là thành viên của WTO ngày 11/01/2007 nên không có dữ liệu cho biến này.
Sự giàu có (Weath). Một kiến thức phổ biến là các nước giàu có quyền định
giá lớn hơn và vì vậy, ERPT vào giá nhập khẩu thấp hơn so với các nước nghèo (giả định các yếu tố khác không thay đổi), điều này đại diện cho một ví dụ của hành vi phân biệt giá (hoặc PTM). Để kiểm định vấn đề "vi mô" này, sự giàu có trong điều kiện tương đối được định nghĩa là logarit của GDP thực bình quân đầu người của Việt Nam chia cho GDP thực bình quân đầu người của Mỹ.13
Mức độ hội nhập thương mại (OPENNESS). Một mặt, hội nhập thương mại
nhiều hơn ngụ ý rằng giá trong nước bị tác động trực tiếp và đáng kể hơn khi tỷ giá thay đổi, mặt khác, nó cũng cho thấy sự cạnh tranh nhiều hơn và dẫn đến ERPT thấp hơn. OPENNESS được đo lường bằng tỷ số của giá trị xuất khẩu và nhập khẩu chia cho GDP danh nghĩa, (Xt + Mt) / GDPt.
13
Theo Raphael Brun-Aguerre, Ana-Maria Fuertes và Kate Phylaktis (2012) thì ta lấy GDP thực bình quân đầu người của Việt Nam chia cho GDP thực bình quân đầu người của Thế giới, tuy nhiên, để đảm bảo sự tương thích giữa các biến (đặc biệt là với ER và CPIU
37
Ngoài ra, ước lượng ERPT còn bị ảnh hưởng của tâm lý kinh tế toàn cầu. Tổng thể hoạt động kinh tế đang bùng nổ làm tăng nhu cầu đối với hàng hóa nào đó, vì vậy, đặt áp lực lên chi phí sản xuất và có thể làm tăng truyền dẫn. Một lập luận ngược lại là trong giai đoạn mở rộng của tổng thể nền kinh tế, nhà xuất khẩu có thể "chi trả" cho biến động trong việc tăng giá để ERPT thực sự có thể giảm. Chúng ta sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để ước lượng mô hình dưới đây, sau đó kiểm tra tính dừng của phần dư để xác định xem đây có là một mô hình hợp lý và hiệu quả hay không.
= 0 + 1 FXt-1 + 2 IDt-1 + 3 Inflationt-1 + 4 Opennesst-1 + 5 (Output gap)t-1
6 Weatht-1 + t (11) Trong đó, là mức độ của ERPT khi ta ước lượng hồi quy phương trình của chỉ số giá nhập khẩu theo ER, GDP và chỉ số PPI của Mỹ. Để kiểm tra tác động của các yếu tố kinh tế vi mô, vĩ mô đến ERPT theo thời gian, chúng ta sử dụng phương pháp ước lượng truy hồi. Trong khi phương pháp DOLS được sử dụng trong phần trước đó cung cấp một ước lượng điểm của ERPT trong toàn bộ thời gian mẫu, thì phương pháp truy hồi liên quan đến từng ước lượng điểm cho từng quý và chạy lại mô hình hồi quy.
Bảng 3.7. Kết quả kiểm định tính dừng (sử dụng kiểm định KPSS)
Việt Nam Giá trị KPSS của dữ liệu gốc Giá trị tới hạn 5% Giá trị KPSS của sai phân bậc nhất
Giá trị tới hạn 5% Null hypothesis: variable is stationary
H0: dữ liệu có tính dừng ERPT 0.469703 0.463000 0.200746 0.463000 FX 0.309995 0.463000 0.112697 0.463000 INFLATION 0.673426 0.463000 0.149947 0.463000 OUTPUT GAP 0.105433 0.463000 0.362743 0.463000 ID 0.730869 0.463000 0.099545 0.463000 WEATH 0.782943 0.463000 0.376503 0.463000 OPENNESS 0.823597 0.463000 0.046579 0.463000
Chúng ta thực hiện kiểm tra tính dừng cho các biến được bổ sung ở phương trình (11) bao gồm FX, lạm phát, lỗ hổng sản lượng, sự giàu có, mức độ phụ thuộc
38
nhập khẩu, mức độ hội nhập và ERPT bằng cách sử dụng kiểm định KPSS. Ta thấy tất cả các biến đều dừng ở sai phân bậc nhất, vì vậy bậc tích hợp của chúng là I (1) (Bảng 3.7).
Tiếp theo, chúng ta thực hiện kiểm tra mối quan hệ đồng liên kết với thông số độ trễ được lựa chọn là 3 quý theo tiêu chuẩn LR. Dựa trên kiểm định Trace và kiểm định trị riêng tối đa thì có 4 mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến, mức ý nghĩa 5% (Bảng 3.8). Bảng 3.8. Kiểm định đồng liên kết, độ trễ 1 -3 Mối quan hệ đồng liên kết giả định Trị riêng (Eigen value) Thống kê Trace Giá trị tới hạn 5% Thống kê Max-Eigen Giá trị tới hạn 5% Không * 0.822060 254.7581 125.6154 81.13644 46.23142 Tối đa 1* 0.735661 173.6217 95.75366 62.53458 40.07757 Tối đa 2* 0.689223 111.0871 69.81889 54.92791 33.87687 Tối đa 3* 0.462186 56.15917 47.85613 29.15136 27.58434 Tối đa 4 0.289834 27.00782 29.79707 16.08603 21.13162 Tối đa 5 0.201286 10.92179 15.49471 10.56336 14.26460 Tối đa 6 0.007597 0.358425 3.841466 0.358425 3.841466