Thời kỳ này lượng phân bón cho điều thường được chia làm 2 đợt, đợt 1 bón vào đầu mùa mưa (tháng 5 - 6), đợt 2 bón vào cuối mùa mưa nhưng phải trước khi chấm dứt mưa khoảng 1 tháng (tháng 9 - 10).
Bảng 7. Lƣợng phân bón cho điều thời kỳ kinh doanh. Tuổi cây
(năm)
Số đợt bón (đợt/năm)
Loại phân (gam/cây/đợt)
Urê Super Lân Kaliclorua
4 1 2 800 700 500 500 150 200
5 Điều chỉnh lượng phân bón theo tình trạng vườn cây Phân được rải cách gốc 1,5 - 2m xăm xới lấp vào đất. Trên các vườn điều trồng trên đất cát và trên đất dốc nên đào rãnh bón phân vào rãnh sâu 15 - 20 cm rồi lấp đất lại.
Bón thêm phân chuồng từ 10 - 20 kg/cây (2 - 3 năm bón một lần). Đối với vườn điều trồng trên đất cát nghèo hữu cơ thì việc cung cấp thêm hữu cơ có ý nghĩa rất lớn vì ngoài việc cung cấp một số chất dinh dưỡng, chất hữu cơ còn giúp vào việc cải thiện các thành phần lý, hóa tính trong đất.
Bổ sung dinh dưỡng cho vườn điều vào thời điểm ra hoa đậu quả để thu được năng suất cao bằng cách sử dụng các chế phẩm phun qua lá chuyên dùng cho cây điều như HPC - B97, TN Grow…. Ở những vườn điều kinh doanh cần có máy phun cao áp mới phun được cho cây điều trưởng thành.
6.13. BẢO VỆ ĐẤT TRONG VƢỜN ĐIỀU
Ngoài việc bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây, duy trì độ phì nhiêu của đất, bảo đảm vườn điều cho thu hoạch ổn định, cần chú ý đến việc bảo vệ giữ gìn độ phì nhiêu đất bằng một số các biện pháp kỹ thuật khác như:
- Trồng xen
Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản cây chưa giao tán, không nên để đất trong vườn điều bị trống, không có cây mọc và phơi ra ánh nắng trực tiếp của mặt trời, chất hữu cơ trong đất bị đốt cháy. Vì vậy thay vì làm cỏ có thể trồng các cây ngắn ngày để có thêm thu nhập. Ở những nơi đất nghèo dinh dưỡng nên trồng các loại cây che phủ đất như đậu lông, trinh nữ không gai, Stylo, Pueraria...làm thảm phủ cho vườn và làm tăng độ phì đất vườn.