Nguyên tắc, cách thức xây dựng các qui định và chỉ dẫn dạy học

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý trường, lớp và hoạt động giáo dục (Trang 30 - 32)

Quy định chi phối các mối quan hệ – với ng−ời khác, với thời gian, không gian, và với t− liệu. Qui định nhất quán trong mọi tr−ờng hợp và số l−ợng không nhiều. Tuy nhiên để tạo ra những qui định và chỉ dẫn một cách hiệu quả, để các qui định và chỉ dẫn có thể phục vụ cho mục đích thiết lập một môi tr−ờng học tập tích cực thì không dễ chút nào. Giáo viên cần phải biết cân nhắc kỹ càng lý lịch của học sinh để thiết lập những hành vi trong lớp học có tính thực tế. Ví dụ bắt học sinh tiểu học hoặc trung học kỹ thuật ngồi yên không đ−ợc làm ồn ào trong suốt giờ học là điều phi lý.

Để xây dựng các quy định và chỉ dẫn trong quản lý lớp học, giáo viên cần thực hiện các nguyên tắc d−ới đây:

2.3.2.1. Phù hợp với quy định của nhà tr−ờng

Qui định của lớp học phải thống nhất với quy định của nhà tr−ờng, quy định của nhà tr−ờng nên đ−ợc đ−a vào áp dụng hiệu quả trong lớp học. Giáo viên đặt ra những qui định theo cách bổ sung thêm vào các qui định của nhà tr−ờng nhằm nuôi d−ỡng trách nhiệm ở từng học sinh để các en trở thành những ng−ời có ích cho cả nhà tr−ờng.

2.3.2.2 Dễ hiểu

Qui định và chỉ dẫn phải đ−ợc thông báo để học sinh hiểu rõ nghĩa, không có sự mập mờ đa nghĩa để tránh những tình huống hiểu nhầm. Từ ngữ nên phù hợp với cấp học và mức hiểu biết của học sinh.

2.3.2.3. Khả thi

Qui định và chỉ dẫn phải là những điều mà học sinh có thể thực hiện theo. Nó phải nằm trong khả năng thể chất, trí tuệ, và mức độ nhận thức của học sinh

2.3.2.4. Dễ giám sát

Qui định và chỉ dẫn cần dễ giám sát và không làm học sinh mất quá nhiều thời gian trên lớp.

2.3.2.5 Luôn mang tính ứng dụng và nhất quán

Qui định nên phù hợp với nhiều hoàn cảnh; phù hợp với mục tiêu dạy học, đặc biệt là phải gắn liền lời nói với hành động. Qui định mang tính nhất quán, không cần phải khác biệt hoặc thay đổi trong những hoàn cảnh tình huống khác nhau trong nhà tr−ờng.

2.3.2.6) Đ−ợc truyền đạt rõ ràng

Truyền đạt qui định và chỉ dẫn rõ ràng sẽ khuyến khích cách c− xử nh− mong đợi. Dù đôi khi rất khó để truyền đạt tất cả các nội quy một cách chính xác, và rất có thể “những điều cấm đoán” đ−ợc chuyển thành “những điều phải làm”.

Qui định và chỉ dẫn dễ hiểu và dễ kiểm soát nhất khi đ−ợc định nghĩa bằng những từ chỉ hành động, bắt đầu bằng một động từ, mô tả điều học sinh phải làm.

2.3.2.8. Phù hợp với quan niệm và niềm tin của giáo viên

Qui định và chỉ dẫn đề ra cần phản ánh những điều mà giáo viên tin rằng nó sẽ giúp học sinh học tập tốt nhất.

Đừng bao giờ đặt ra qui định chỉ vì bắt buộc. Qui định phải hỗ trợ việc quản lý lớp và đem lại kỷ c−ơng cho lớp học. Quan trọng là các qui định đề ra có tính hiệu lực và yêu cầu học sinh thực hiện một cách nhất quán. Giáo viên nên tránh tạo cho học sinh cảm giác rằng thầy/ cô hành động mỗi ngày một khác và không nhất quán với qui định đã đề ra. Kiểu hành vi này của giáo viên sẽ cho học sinh lúng túng và học sinh sẽ không tin vào giáo viên.

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý trường, lớp và hoạt động giáo dục (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)