Một số biện pháp quản lý hành vi học sinh trong lớp học

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý trường, lớp và hoạt động giáo dục (Trang 34 - 38)

2.4.2.1 Củng cố hành vi tích cực

Là các biện pháp đi kèm theo một hành vi tích cực, có tác dụng khuyến khích và duy trì hành vi đó. Những hình thức khen th−ởng có thể là những lời khen mang tính tâm lí, tình cảm hoặc th−ởng điểm không chỉ dành cho kết quả học tập tốt mà còn dành cho sự tiến bộ, sự cố gắng và cho các hành vi đào đức. Có những học sinh khó có thể nhận đ−ợc sự khen th−ởng vì kết quả học tập nh−ng có thể luôn nhận đ−ợc sự khen th−ởng vì sự tiến bộ, cố gắng hoặc những việc làm tốt.

Để khen th−ởng những hành vi tích cực, có thể sử dụng các biện pháp sau:

a) Khen th−ởng bằng biểu t−ợng: cho điểm tốt.

Dù là cho điểm số hay chữ cái nào đó th−ờng là hình thức phù hợp nhất trong khen th−ởng bằng biểu t−ợng. Giáo viên hãy cố gắng kết nối những động

cơ bên ngoài này với việc khuyến khích hành vi tích cực của học sinh, bởi vì những động cơ bên ngoài này mang lại sự hài lòng bên trong và là động lực thúc đẩy sự cố gắng và thành công. Hãy luôn cải thiện hình thức khen th−ởng vì điểm tốt luôn là sự khích lệ hiệu quả đối với nhiều học sinh khi những điểm này ghi nhận sự cố gắng, thành cônghay năng lực nào đó.

Đôi khi có giáo viên phản ứng tiêu cực với điểm số, họ nghĩ nhiều đến điểm số mà không nghĩ đến quá trình học. Điều này vô hình chung đã tạo nên thái độ nào đó đối với điểm số và mơ hồ về tiêu chí cho điểm. Vì vậy giáo viên cần thiết kế tiêu chí đánh giá đúng đắn, bám theo mục tiêu của hoá học.

b) Khen th−ởng bằng sự ghi nhận

Ghi nhận gồm nhiều hình thức khác nhau nh−ng tất cả đều là sự chú ý tới học sinh. Sự ghi nhận thành tích tr−ớc tập thể có thể sử dụng hàng tuần, hàng tháng hoặc theo một chu kỳ nào đó và đ−ợc sử dụng không chỉ cho những thành tích trong học tập.

Giáo viên cần tìm hiểu xem có những cách ghi nhận nào phù hợp, và nên nói tr−ớc cho học sinh biết ngay từ đầu năm học về các ghi nhận ấy để kích thích học sinh điều chỉnh hành vi. Với học sinh cảm thấy xấu hổ tr−ớc đám đông khi đ−ợc nêu g−ơng một mình, giáo viên nên tuyên d−ơng, ghi nhận theo nhóm.Với những học sinh thích đ−ợc chú ý một cách riêng t− và kín đáo, giáo viên có thể viết vào giấy vài lời khen ngợi và kín đáo đặt vào chỗ họ khi tiếp cận. Những điều này có ý nghĩa rất nhiều đối với học sinh.

c) Khen th−ởng bằng vật chất

Học sinh có thể đ−ợc khen th−ởng bằng vật chất khi họ đạt đ−ợc những thành tích trong học tập hoặc rèn luyện. Vật chất đ−ợc dùng cho khen th−ởng phải là những vật có ý nghĩa đối với học sinh vàphù hợp với lứa tuổi các em. Giáo viên cần xem xét khả năng kinh tế cũng nh− chính sách của nhà tr−ờng để sử dụng hình thức này.

quan trọng. Thí dụ những hành vi nh− hoàn thành bài tập, tích cực tham gia hoạt động nhóm, đạt đ−ợc mục tiêu học tập là những hành vi đ−ợc khen th−ởng bằng điểm số là phù hợp; còn đối với hành vi thực hiện tốt nội quy thì sự ghi nhận là phù hợp. Giáo viên có thể sử dụng yếu tố thi đua giữa các nhóm , giữa các lớp về nề nếp học tập... và thông báo kết quả thi đua vào cuối kỳ đánh giá.

2.4.2.2 Xử lý hành vi tiêu cực

Là những biện pháp đ−ợc giáo viên sử dụng khi học sinh có biểu hiện không đúng hoặc có hành vi tiêu cực. Tuỳ theo đối t−ợng học sinh và mức độ vi phạm, giáo viên có thể sử dụng các ph−ơng pháp sau:

a) Ph−ơng pháp khuyên giải là ph−ơng pháp gặp gỡ, trò chuyện tâm tình riêng giữa giáo viên với học sinh cần đ−ợc giáo dục để khuyên răn, giải thích những điều hay, lẽ phải, làm rõ những sai lầm mà học sinh đang vấp phải.

Sự khuyên giải có thể bằng lý thuyết, nh−ng quan trọng hơn là qua con đ−ờng tình cảm, bằng mối quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa thầy cô với học trò để cảm hoá họ, giúp họ nhận thức đúng giá trị đạo đức, điều chỉnh lại những nhận thức sai lầm, sửa chữa những lệch lạc từ đó hành động theo lẽ phải.

Giải thích th−ờng đ−ợc tiến hành khi học sinh không hiểu mà có hành động sai, còn khuyên răn th−ờng đ−ợc sử dụng đối với những đối t−ợng hiểu đúng nh−ng cố tình làm sai, cố tình vi phạm những quy tắc, chuẳn mực quy định.

Khuyên giải có hiệu quả khi giáo viên hiểu rõ đặc điểm học sinh của mình, biết cách tiếp cận đối t−ợng, té nhị dẫn dắt câu chuyện theo mục đích, còn bản thân giáo viên phải là ng−ời g−ơng mẫu, có uy tín trong học sinh. Khuyên giải có thể sử dụng đối với từng cá nhân hoặc đối với một tập thể.

b) Ph−ơng pháp trách phạt là ph−ơng pháp biểu lộ sự không đồng tình, sự lên án của giáo viên và tập thể lớp đối với những hành vi sai lầm của học sinh với mong muốn gây cho họ sự hối hận về những việc đã làm, từ đó thành khẩn nhận lỗi và tự mình quyết tâm từ bỏ những ý nghĩ và hành động sai lầm.

Trách phạt là ph−ơng pháp của giáo dục lại, một ph−ơng pháp mà cả giáo viên và học sinh đều không muốn. Trách phạt chỉ nên dùng trong tr−ờng hợp đặc biệt, khi khuyên giải và những ph−ơng pháp khác đã sử dụng nh−ng không thành công.

Trách phạt có hiệu quả nhất khi nó là biện pháp bùng nổ lần đầu tiên, tạo đ−ợc một ấn t−ợng mạnh. Trách phạt là biện pháp không nên áp dụng th−ờng xuyên, vì nh− vậy sẽ tạo nên một sự chai lỳ, một sức ỳ tâm lý khó phá vỡ. Lạm dụng trách phạt, hay trách phạt quá nặng, thiếu khách quan, không công bằng đôi lúc là nguyên nhân trực tiếp đ−a học sinh vào những sai lầm tiếp theo.

Trách phạt là ph−ơng pháp chỉ đ−ợc quyết định thực hiện khi đã cân nhắc thật kỹ về các vấn đề sau đây:

- Nguyên nhân, hoàn cảnh gây ra sai lầm.

- Đặc điểm, diễn biến và tính nghiêm trọng của sai lầm.

- Những diễn biến quá khứ và đặc điểm tâm lý, tính cách của ng−ời phạm khuyết điểm.

- D− luận chung của tập thể, đa số tán thành về biện pháp trách phạt. - Sẽ tạo đ−ợc sự hối hận, ăn năn thực sự của ng−ời mắc khuyết điểm.

Các hình thức trách phạt gồm có: - Biểu lộ cử chí hay lời nói không tán thành. - Gặp gỡ trao đổi riêng với đối t−ợng vi phạm. - Nhắc nhở, phê bình tr−ớc tập thể.

- Mời phụ huynh tới tr−ờng. - Chuyển lớp/ chuyển tr−ờng. - Cảnh cáo, ghi học bạ. - Đình chỉ học tập.

Đối với học sinh THPT, đuổi học hay khai trừ khỏi Đoàn TNCS HCM là biện pháp không nên dùng, vì đó chính là sự thừa nhận thất bại của ph−ơng pháp giáo dục, thể hiện sự bất lực của giáo dục, đẩy học sinh vào b−ớc đ−ờng cùng không ph−ơng cứu vãn, thậm chí còn gây nên sự oán hận trong cả cuộc đời.

L−u ý rằng, trách nhiệm là biện pháp cuối cùng, bất đắc dĩ không ai mong muốn, do đó để ng−ời mắc khuyết điểm không mặc cảm vào cuộc sống và hoạt động tiếp theo, không nên nhắc lại sự kiện sai lầm tr−ớc mặt họ, không thành kiến mà phải luôn tạo điều kiện tốt cho họ phấn đấu sửa chữa, v−ơn lên.

Một phần của tài liệu Tổ chức quản lý trường, lớp và hoạt động giáo dục (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)