Các loại container.

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU sân BAY ANTWERP và CHUYÊN CHỞ CONTAINER TRONG VẬN TẢI QUỐC tế (Trang 25 - 36)

4.1. Phân loại container

Container dùng trong đường biển được phân loại theo nhiều cách: - Phân loại theo cách sử dụng

Container bách hóa thường được sử dụng để chở hàng khô, nên còn được gọi là container khô (dry container, viết tắt là 20’DC hay 40’DC). Loại container này được sử dụng phổ biến nhất trong vận tải biển.

• Container bảo ôn (Thermal Container)

Dùng để chuyên chở các loại hàng đòi hỏi khống chế nhiệt độ bên trong container ở mức nhất định. Vách và mái loại này thường bọc phủ lớp cách nhiệt. Sàn làm bằng nhôm dạng cấu trúc chữ T (T-shaped) cho phép không khí lưu thông dọc theo sàn và đến những khoảng trống không có hàng trên sàn. Có 3 loại container bảo ôn:

Được thiết kế dành chuyên chở các loại hàng cần giữ độ lạnh cao như thịt, cá, tôm… Máy lạnh được đặt bên trong container hoặc dùng hơi được cung cấp qua ống dẫn từ máy lạnh bên ngoài.

+ Container cách nhiệt (Insulated Container)

Được thiết kế dành chở rau quả, dược phẩm…, có kết cấu cách nhiệt giữ độ mát, ngăn ngừa nhiệt độ tăng và thường lấy đá làm nguồn gây mát.

+ Container thông gió (Ventilated Container)

Được thiết kế có những lỗ thông gió ở thành vách dọc hoặc thành vách trước mặt container giúp hàng hóa chứa bên trong trao đổi không khí dễ dàng và không bị thối rửa trong thời gian chuyên chở nhất định.

• Container đặc biệt (Special container)

Là loại container được thiết kế dùng chuyên chở một số loại hàng đặc biệt, gồm các loại sau:

+ Container hàng khô rời (Dry Bulk Container)

Dùng để chở hàng khô rời như ngũ cốc, phân bón, hóa chất. Hàng được rót vào container qua 2 hoặc 3 miệng quầy (Loading Hatch) bố trí trên mái container nhờ tác dụng của trọng lực.

Được thiết kế gồm bộ khung đỡ và một bồn chứa để chuyên chở các loại chất lỏng thông thường (rượu, hóa chất), khí nén lỏng …. Hàng được rót vào trong qua miệng bồn (manhole) bố trí trên mái container và được thoát ra từ van xả (Outlet Vale) nhờ tác dụng của trọng lực hoặc từ miệng bồn bố trí ở trên mái nhờ sứt hút của máy bơm. Nó có thể được lắp thêm thiết bị thay đổi nhiệt độ bên trong phù hợp với yêu cầu của từng loại hàng hóa.

+ Container mái mở (Open top Container)

Container mái mở được thiết kế thuận tiện cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra qua mái container. Sau khi đóng hàng, mái sẽ được phủ kín bằng vải dầu. Loại container này dùng để chuyên chở hàng máy móc thiết bị nặng cần tránh mưa nắng hoặc gỗ có thân dài.

Được thiết kế không vách, không mái mà chỉ có sàn là mặt bằng vững chắc, chuyên dùng để vận chuyển hàng nặng như máy móc thiết bị, sắt thép…

+ Container mặt bằng có vách hai đầu ( Platform Based Container)

Phần đáy là mặt bằng vững chắc, ở hai đầu có vách ngang cố định hoặc có thể tháo lắp + Container vách dọc mở (Side open container)

Container kín có cửa ở một đầu và các bên. + Container chở ô tô ( Car Container)

Cấu trúc gồm một bộ khung liên kết với mặt sàn, không cần vách với mái che bọc, chuyên để chở ô tô, và có thể xếp bên trong 1 hoặc 2 tầng tùy theo chiều cao xe.

+ Container chở súc vật ( Livestock Open Container)

Được thiết kế có vách dọc hoặc vách mặt trước có gắn cửa lưới nhỏ để thông hơi. Phần dưới của vách dọc bố trí lỗ thoát bẩn khi dọn vệ sinh.

+ Container chở da sống (Hide Container): để chở da thú có mùi nặng và độ ẩm cao, đòi hỏi điều kiện vệ sinh.

+ Container sức chứa lớn ( Hight Cubic Container): để chở hàng cồng kềnh có hệ số xếp dỡ cao.

- Phân loại theo vật chế tạo

Vật liệu để chế tạo container thường gồm ít nhất 2 loại cơ bản trở lên như : hợp kim nhôm hay thép không rỉ, thép thường hay thép cao cấp, gỗ thanh hay gỗ dán, nhựa tổng hợp hay nhựa gia cố sợi thủy tinh (ERP), có thể chia thành 3 loại:

• Container thép (Steel Container)

• Container chất dẻo (ERP)

- Phân loại theo kích cỡ trọng tải

Hiện nay có 2 loại container được sử dụng phổ biến nhất là container 20 feet và 40 feet với kích thước và trọng lượng được quy định:

Loại container Chiều dài Chiều cao Chiều rộng Trọng lượng tối đa

20 feet 20 feet 8 feet 8,6 feet 20.320 tấn

40 feet 40 feet 8 feet 8,6 feet 30.480 tấn

Container 40’

- Ngoài ra có các loại container đặc biệt sau:

• Container nửa cao: Có chiều ngang chiều dài bằng 2 loại container trên nhưng chiều cao chỉ bằng một nửa chiều cao tiêu chuẩn. Có thể thiết kế theo tiêu chuẩn ISO với các dạng như container mái mở,container bồn…chiếm chỗ ít hơn container với chiều cao bình thường.

• Container có sức chứa lớn: thuộc loại container phổ thông nhưng có chiều cao được thiết kế lớn hơn chiều cao chuẩn nhằm tăng thể tích chứa hàng trong khi vẫn giữ nguyên định mức tổng hợp trọng lượng tối đa. Loại này dùng để chuyên chở hàng cồng kềnh có hệ số xếp dỡ cao.

4.2. Tiêu chuẩn hóa container

Các thông số kỹ thuật của cơ bản của container được

tiêu chuẩn hóa và được mọi tổ chức nhất trí và tuân thủ (kích thước,cấu trúc,vật liệu xây dựng,thử nghiệm,kiểm tra…), tạo điều kiện quốc tế hóa cách vận chuyển bằng

container, giúp container được sử dụng dễ dàng khi cần chuyển đổi các phương thức vận tải, thúc đẩy nghiệp vụ vận chuyển liên hợp “ từ cửa đến cửa”, nâng cao tính an toàn và tiết kiệm của container.

Hiện tại nhiều tổ chức thế giới nghiên cứu tiêu chuẩn hóa container, song tổ chức ISO vẫn đóng vai trò quan trọng nhất. Bảng tham số kĩ thuật của 7 loại container thuộc xêri1 theo tiêu chuẩn ISO.

4.3. Nhãn hiệu container:

Mỗi container cần phải được dán nhãn hiệu và gắn biểu thị kèm theo (theo quy định của ISO và 1 số tổ chức quốc tế liên quan đến vận chuyển Container).

4.4. Phương thức đóng gói hàng vào container:

Theo tập quán quốc tế, việc đóng gói hàng vào container và niêm phong đóng khóa thông thường do chủ hàng đảm trách và gánh chịu mọi chi phí có liên quan trừ

trường hợp hàng không đủ trọn 1 container và phải gửi lẻ. Việc đóng và chất xếp hàng vào container đòi hỏi người chủ hàng phải nắm vững:

- Tình hình, đặc điểm của hàng hóa chuyên chở - Tình hình đặc điểm của loại container cần sử dụng

- Thông thạo kỹ xảo chất xếp, chèn lót hàng hóa trong container

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU sân BAY ANTWERP và CHUYÊN CHỞ CONTAINER TRONG VẬN TẢI QUỐC tế (Trang 25 - 36)