Khảo sát đa hình trên 12 NST giữa giống cho và nhận QTL/gen

Một phần của tài liệu Xác định chỉ thị phân tử đa hình giữa giống cho (KC25) và giống nhận (BT7) QTL GEN quy định tăng số hạt trên bông phục vụ công tác chọn giống lúa cao sản (Trang 35 - 37)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2. Khảo sát đa hình trên 12 NST giữa giống cho và nhận QTL/gen

định tính trạng tăng số hạt trên bông

Đa hình giữa hai giống lúa có thể đƣợc phát hiện bằng chiều dài khác nhau của các đoạn lặp lại, đƣợc khuếch đại bởi phản ứng PCR khi sử dụng cùng một cặp mồi SSR. Việc nhận dạng đa hình ADN giữa các giống cho gen và nhận gen với các chỉ thị SSR trên 12 NST nhằm phục vụ chọn lọc nền di truyền giống nhận gen và chọn lọc các cá thể con lai.

Dòng KC25 có mang QTL (Quantitative trait loci) quy định tính trạng tăng số hạt trên bông Yd7. Nhằm mục đích tìm kiếm chỉ thị có thể sử dụng xác định nền di truyền trong các cá thể con lai, tiến hành phản ứng PCR với ADN của giống lúa BT7.

Sử dụng 156 chỉ thị SSR trên 12 NST đã xác định đƣợc 59/156 chỉ thị cho đa hình giữa giống BT7 và KC25, một vài kết quả chạy đa hình đƣợc thể hiện qua hình 3.2, hình 3.3, hình 3.4.

Hình 3.2. Một số hình ảnh khảo sát đa hình với ADN giống cho và nhận gen với chỉ thịRM1208; RM10916; RM24865

Quan sát hình 3.2 ta thấy các chỉ thị RM1208, RM10916, đƣờng chạy số 3(mẫu ADN của giống KC25) xuất hiện băng ADN cao hơn các băng ở đƣờng chạy số 2 (mẫu ADN của giống BT7). Chỉ thị RM24865 ở đƣờng chạy số 3 xuất hiện băng ADN thấp hơn băng ADN ở đƣờng chạy số 2.Sự chênh lệch về vị trí các băng ADN ở đƣờng chạy 2 với 3 thể hiện đa hình của giống BT7 với giống KC25.

Hình 3.3. Một số hình ảnh khảo sát đa hình với ADN giống cho và nhận gen với chỉ thịRM19199; RM19238; RM22825

L.Marker; Giếng số 1- Lambda ADN nồng độ chuẩn; 2.Bắc Thơm 7; 3.KC25.

Kết quả hình 3.3 cũng cho thấy chỉ thị RM19199, RM22825 có vị trí mẫu ADN ở đƣờng chạy số 3 cao hơn đƣờng chạy số 2. Ở chỉ thị RM19238 mẫu ADN ở đƣờng chạy số 2 lên mờ, đƣờng chạy số 3 lên rõ. Chỉ thị RM21471 ở tất cả các giếng không xuất hiện băng vạch nào có thể do mồi không hoạt động hoặc do làm phản ứng sai.

Hình 3.4. Một số hình ảnh khảo sát đa hình với ADN giống cho và nhận gen với chỉ thịRM6; RM3; RM345

L.Marker; Giếng số 1- Lambda ADN nồng độ chuẩn; 2.Bắc Thơm 7; 3.KC25.

Chỉ thị RM6, RM3, RM345 mẫu ADN ở đƣờng chạy số 3 có vị trí thấp hơn đƣờng chạy số 2 do vậy chỉ thị RM6, RM3, RM345 cho đa hình giữa giống BT7.

Sau khi phân tích các kết quả chạy điện di kiểm tra chúng tôi xác định đƣợc 59/156 chỉ thị cho đa hình giữa BT7 với KC25. Kết quả tổng hợp đƣợc thể hiện ở Bảng 3.1.

Một phần của tài liệu Xác định chỉ thị phân tử đa hình giữa giống cho (KC25) và giống nhận (BT7) QTL GEN quy định tăng số hạt trên bông phục vụ công tác chọn giống lúa cao sản (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)