1.3.5.1. Nội dung mô phỏng
Trong chương trình nội dung dạy học thực hành thiết kế hệ thống nhúng,quá trình mô phỏng trong giảng dạy không nhất thiết phải chọn tất cả nội dung các bài để mô phỏng (nhất là mô phỏng trên máy tính), mà chỉ nên sử dụng cho một số bài. Việc xác định nội dung bài học để mô phỏng cần phải được xem xét kỹ cả về yêu cầu cũng như mức độ triển khai để có hiệu quả thiết thực. Trong một bài giảng chỉ quan tâm đến mô phỏng những quá trình đặc trưng như: khi không thể thực nghiệm trên đối tượng thực, hay những quá trình có tính trừu tượng khó hình dung.
1.3.5.2. Phương pháp (kiểu) mô phỏng
Qua việc nghiên cứu lý thuyết về mô phỏng, với mục đích dạy học thực hành việc thay đổi tham số trong chương trình mô phỏng là cần thiết và có thể thực hiện được. Việc thay đổi tham số trong mô phỏng sẽ dẫn đến tăng tính thuyết phục cho bài học, tạo niềm tin, triết lý vững vàng cho người học, qua đó cũng gợi mở khả năng phán đoán tình huống và tư duy nghiên cứu của người học. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp mô phỏng có điều khiển và tác động lên hệ thống nhằm thay đổi tham số để dẫn đến đầu ra của hệ thống có thay đổi khi ta tác động lên đầu vào của hệ thống cụ thể là mô phỏng định lượng (và bao gồm cả định tính) sử dụng mô hình thực thể (mô hình đồng dạng hình học hay động hình
32
học). Trên cơ sở các mô hình này, người học được người dạy hướng dẫn nhận thức, gợi mở tiên đoán, tác động và sáng tạo trên mô hình.
1.3.5.3. Thiết bị mô phỏng
Thiết bị mô phỏng trong quá trình dạy học được chọn ở đây cần phải đáp ứng được việc thiết kế và sử dụng mô hình theo đúng ý đồ sư phạm của người dạy, góp phần tích cực vào quá trình nhân thức và phát triển năng lực nhận thức của người học. Các thiết bị dạy học hiện đại ngày nay có thể đáp ứng được yêu cầu này, trong luận văn này phương tiện dạy học ở đây được chọn là máy tính.
Yêu cầu của phần mềm xây dựng chương trình mô phỏng: Phần mềm dùng
thiết kế chương trình mô phỏngphải phát huy tính hiệu quả dạy học của nó và phải đảm bảo các yêu cầu như tính khoa học; tính hiệu quả; tính sư phạm; tính thẩm mỹ và tính kinh tế.
Tính khoa học
- Phải cho kết quả chính xác, nêu rõ bản chất vấn đề.
- Hình ảnh phải rõ nét và chính xác, ngôn từ trình bày rõ ràng dễ hiểu.
- Các thông tin trong chương trình phải phù hợp với nội dung chương trình và các giáo trình đang được sử dụng trong nhà trường. Nội dung thiết kế phải phát triển được tính tư duy sáng tạo của người học, đảm bảo tính vừa sức.
Tính hiệu quả
- Tiện dụng và dễ dùng
- Phù hợp với trình độ tin học của người day hiện nay. - Sử dụng tiện lợi.
Tính sư phạm
- Nội dung có tính hấp dẫn, sinh động phù hợp với tâm sinh lý của người học. - Có tính trực quan cao, nội dung trình bày phải rõ ràng đầy đủ, có thể lặp lại nhiều lần những nội dung cần thiết để người học dễ quan sát và hiểu kỹ bài. - Tạo khả năng giao tiếp dễ dàng giữa người và thiết bị.
- Phần mềm được viết theo chiều hướng phát triển tư duy của người học.
33
- Mầu sắc sử dụng hài hòa, kích thước chữ và hình vẽ phải phải đảm bảo cho người học dễ quan sát, không gian bố trí hình và chữ thích hợp để tạo và duy trì sự hứng thú học tập của người học.
Tính kinh tế
- Sử dụng được nhiều lần, phạm vi sử dụng rộng, giá thành hạ, sử dụng được trên nhiều loại máy.