Theo cấu trúc tổng quát của phương pháp mô phỏng (sơ đồ hình vẽ) xét từ góc độ phương pháp nghiên cứu và nhận thức khoa học.
Hình 1.5. Cấu trúc của phương pháp mô phỏng
Căn cứ vào các đặc điểm của dạy học thực hành, khi vận dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học thực hành cũng tương tự như các bước của người nghiên cứu khoa học, nhưng mức độ khác nhau ở chỗ là đòi hỏi phải có sự tác động sư phạm của người dạy. Các nhà khoa học thường tiến hành tất cả các bước của quá trình mô phỏng. Nhưng trong quá trình dạy học, người học chưa đủ khả năng xây dựng mô hình, do vậy người dạy phải thực hiện các bước mô hình hóa và sau đó sử
Đối tượng nghiêncứu Mô hình Kết quả (1) (2) (4) (3) Xử lý sư phạm Tổ chức hoạt động dạy học
30
dụng mô hình với mục đích sư phạm như một phương tiện nhận thức nhằm giúp sinh viên hiểu rõ một khái niệm hay một nguyên lý hoạt động nào đó.
Về mô phỏng trong dạy học thực hành, những mô hình cần thiết tối thiểu (nguyên lý, bản chất…) đã được trình bày trong các giáo trình về hướng dẫn thực hành dưới dạng hình ảnh. Tuy nhiên sự tư duy của các nhà xây dựng giáo trình và sinh viên còn có một sự chênh lệch khác biệt, do vậy dẫn đến có sự hiểu biết một cách máy móc, hay sai lệch nội dung. Để truyền tải kiến thức đến cho người học, người dạy phải cụ thể hóa lại, tìm cách biến đổi những mô hình trong tài liệu kỹ thuật sao cho sinh viên dễ hiểu hơn, sinh động hơn, phải tìm ra những mối liên hệ trong đó. Mặt khác quan sát bằng những hình ảnh sống động, gần với vật thật sẽ làm bài giảng sinh động và hấp dẫn hơn, gây được sự hứng thú của người học.
*Mô hình hoá - Xử lý sư phạm (bước 1 và bước 3)
Từ đối tượng nghiên cứu (đối tượng thật hoặc tranh vẽ, sơ đồ của đối tượng). Phân tích nội dung kiến thức cần truyền đạt, xác định mục tiêu mô phỏng, mô phỏng cái gì là cơ bản (lựa chọn các thuộc tính và các quan hệ đặc trưng), nên đơn giản hoá thực tế đến mức nào và bỏ bớt những gì cho thích hợp. Trên cơ sở đó tiến hành xây dựng mô hình, mô hình được xây dựng để người họcquan sát và thí nghiệm, qua đó mà bản thân nhận thức của người học cũng vận động và biến đổi theo nên khi mô hình hoá giáo viên cần chú ý đến:
- Phù hợp với mục đích dạy học, trình độ lĩnh hội của người học - Phù hợp với sự vận động của nội dung môn học
- Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người học (đơn giản, mang tính phổ biến- khái quát, dễ quan sát…)
Mô hình với tư cách phản ánh các nguyên lý kỹ thuật chung nhất, các quá trình kỹ thuật và thiết bị kỹ thuật… của các đối tượng kỹ thuật nên khi mô hình hoá cần chú ý đến các tính chất: tương tự, đơn giản, lý tưởng và trực quan.
Từ trước đến nay, việc xây dựng mô hình (bước 1) thường do các chuyên gia thực hiện, để nâng cao chất lượng của một bài lên lớp. Tuy nhiên người dạy cũng có thể đề xuất quy trình xây dựng mô hình trên phần mềm đơn giản, phổ cập. Sau đó,
31
từ mô hình mô phỏng, các người dạy chủ động tiến hành soạn bài giảng bảo đảm tính toàn diện, khoa học và kịp thời. Cần chú ý rằng mô hình đưa ra cho người học nghiên cứu (là phương tiện trực tiếp để dạy học) phải đảm bảo phản ánh chính xác nội dung kiến thức, không được sai sót. Do đó cần có bước chỉnh sửa mô hình (bước 3 thực hiện ngay sau bước 1) sao cho hợp thức với nguyên hình, đây cũng là một điểm khác với PPMP sử dụng trong nghiên cứu khoa học.
*Tổ chức hoạt động dạy học
Cần chú ý đến khâu kích thích động viên, tổ chức hoạt động và kiểm tra đánh giá. - Dạy theo phương pháp tư duy của các nhà khoa học
- Dạy qua các thao tác trên mô hình