1. Quan điểm của Đảng
Một nội dung mới rất quan trọng được Hội nghị Trung ương khóa 3 lần thứ 9 xem xét và quyết định là phải tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Đây là nhiệm vụ rất lớn và phức tạp, đòi hỏi phải được triển khai thực hiện đồng bộ trong tất cả các ngành, các lĩnh vực trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương, đơn vị cơ sở trong nhiều năm.
Tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công chỉ có thể thành công trên cơ sở tiếp tục đổi mới tư duy và phương pháp xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH hằng năm và 5 năm để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nhất, theo thứ tự ưu tiên hợp lý nhất các nguồn lực của Nhà nước và xã hội, nội lực và ngoại lực cho đầu tư phát triển theo quy hoạch.
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phải có tầm nhìn xa, không bị “tư duy nhiệm kỳ”, tư tưởng cục bộ, bệnh thành tích, chủ quan duy ý chí hay “lợi ích nhóm” chi phối. Quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH hằng năm và 5 năm 2011 - 2015 phải cụ thể hoá được những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ do Chiến lược phát triển KT-XH đề ra và gắn kết chặt chẽ với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ sao cho phù hợp nhất với tình hình đất nước và thế giới trong từng thời kỳ
2. Mục tiêu
Theo chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, mục tiêu tổng quát là phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, tăng cường tiềm lực phát triển của đất nước, , tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế; đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an ninh xã hội.. Trong 5 năm tới, Chính phủ xác định các tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển phải phù hợp với quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 -2015 đạt 7,5 - 8%/năm. Tổng đầu tư toàn xã hội dự kiến khoảng 41- 42%. Cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi trả nợ được cân đối ở mức hợp lý. Trong đó, chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước
(không bao gồm đầu tư từ trái phiếu Chính phủ) chiếm khoảng 25 -27% tổng chi ngân sách Nhà nước, bằng 19 -20% tổng mức đầu tư toàn xã hội. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư một cách hợp lý cũng là một động lực để nước ta hoàn thành các mục tiêu trên.
3. Phương hướng thực hiện
Trong điều kiện nhu cầu đầu tư quá lớn, nguồn lực có hạn, để đầu tư hiệu quả, ba nguyên tắc của Chỉ thị 1792 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành phải kiên định quyết liệt thực hiện gồm:
Thứ nhất, bố trí đầu tư không dàn trải. Theo đó, Chủ tịch UBND các địa phương, Bộ trưởng các bộ nếu quyết định đầu tư các dự án mà không cân đối xem nguồn lực của mình có thể lo được trong phạm vi mình có thể quyết định được để gây ra dàn trải thì người đó phải chịu trách nhiệm.
Thứ hai, Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính “gác cửa” việc này. Trước khi quyết định các công trình đầu tư sử dụng vốn ngân sách, các địa phương phải báo cáo việc bố trí công trình nhóm C chỉ trong vòng 3 năm phải hoàn thành, nghĩa là mỗi năm bình quân 35%, nhóm B 5 năm phải hoàn thành và mức bố trí 1 năm bình quân 20%. Nếu địa phương không bố trí được thì hai Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét xử lý.
Thứ ba, cần xây dựng một loạt các hình thức để huy động vốn. Đây là vấn đề rất quan trọng và cần nhiều công sức để có một hành lang pháp lý về các hình thức kêu gọi vốn đầu tư ngoài nhà nước từ chính sách đất đai, chính sách giá cho đến các hình thức đầu tư đảm bảo cho doanh nghiệp có thể có lãi, có thể thu hút vốn. Nếu làm được như vậy thì chắc chắn chúng ta sẽ có nguồn lực trong và ngoài nước đáp ứng được yêu cầu xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trong tương lai.
II. Giải pháp khắc phục những hạn chế trong cơ cấu đầu tư ở Việt Nam
Dựa trên cơ sở lý thuyết về cơ cấu đầu tư hợp lý đối với Việt Nam như đã nêu ở chương I, em xin đưa ra một số kiến nghị và giải pháp như sau:
1. Giải pháp tổng hợp
- Cần phải quán triệt tư tưởng đầu tư có trọng tâm trọng điểm vào một vùng một lĩnh vực nhất định để làm vệ tinh. Với mục đích đầu tư của doanh nghiệp, trọng tâm sẽ đặt vào hiệu quả kinh tế và lợi nhuận chứ không dàn trải như hiện nay. Hạn chế khối lượng các công trình dở dang lớn, chậm tiến độ. Tăng hàm lượng tri thức trong các sản phẩm.
- Về tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống ngân hang thương mại và các tổ chức tài chính, từng bước giảm huy động vốn chủ yếu từ khu vực ngân hàng, từng bước mở rộng các kênh khác như qua các định chế tài chính… Hệ thống ngân hàng cũng sẽ được tái cơ cấu lại theo hướng giảm số lượng, tăng quy mô, nâng chất lượng…ổn định thị trường tài chính giúp nhà đầu tư yên tâm bỏ, và nguồn vốn huy động trong dân phát huy tác dụng.
ngành, lĩnh vực chính là điều chỉnh lại tương quan và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành gồm nguồn vốn, ngành nghề, lĩnh vực và khu vực, vùng. Xu thế chung cần giảm tỷ trọng nguồn vốn đầu tư từ kinh tế nhà nước, đặc biệt nguồn vốn trực tiếp từ NSNN (bao gồm cả nguồn trái phiếu Chính phủ). Tỷ trọng đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước cần tăng lên phù hợp với chính sách khuyến khích xã hội hóa trong các lĩnh vực; các lĩnh vực, dự án, công trình có khả năng tạo nguồn thu hợp lý đều có thể để nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước đảm nhận.
- Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý, chất lượng cán bộ là biện pháp đồng bộ không thể thiếu. Đây vừa là yêu cầu vừa là biện pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư nói chung. Đặc biệt việc thực hiện cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền trong quản lý đầu tư phải trên quan điểm rõ ràng về trách nhiệm, quyền lợi đồng thời cũng rõ ràng về nghĩa vụ và các chế tài xử lý khi vi phạm
- Tạo hành lang pháp lý cho đầu tư. Cần phải củng cố hệ thống luật pháp cho đồng bộ tránh tình trạng vừa thiếu vừa thừa. Các điều luật phải rõ ràng, có chế tài xử phạt nghiêm minh.
- Đưa ra các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp kịp thời để hỗ trợ cũng như bảo vệ hoạt động của nền kinh tế. Công tác xúc tiến đầu tư phải hoạt động năng động, hiệu quả hơn.
- Năm 2012, Nhà nước ta đưa ra các giải pháp tái cơ cấu đầu tư trong đó tập trung vào 3 mảng: tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu DNNN và tái cơ cấu thị trường tài chính. Đây là vấn đề rất cấp bách, cần thực hiện ngay trong giai đoạn này nhằm đưa nền kinh tế phát triển bền vững.
2. Giải pháp đối với từng loại cơ cấu đầu tư
2.1. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn
Tái cơ cấu đầu tư theo hướng:
- Từ bỏ mô hình tăng trưởng “nóng”, dựa chủ yếu vào tăng vốn đầu tư, chuyển sang mô hình phát triển theo chiều sâu, lấy nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh làm tiêu chí chủ yếu.
- Thay đổi cơ cấu chi tiêu ngân sách theo hướng giảm bớt chức năng “nhà nước kinh doanh” và đồng thời tăng cường chức năng “nhà nước phúc lợi”.
- Tập trung đầu tư công cho kinh tế vào một số ít trọng điểm, có tính đột phá và lan tỏa nhằm nhanh chóng đưa vào sử dụng.
- Thay đổi thể chế đầu tư công theo hướng đảm bảo tính thống nhất của chiến lược phát triển quốc gia.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường của đầu tư công.
Trong quá trình huy động vốn thì việc đổi mới cơ cấu đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng. Để đảm bảo nguyên tắc này đòi hỏi trong giai đoạn tới chú trọng hơn nữa việc phát huy các nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn từ dân cư và tư nhân.
Huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác:
- Bên cạnh các giải pháp trước mắt, về trung và dài hạn, phải xây dựng khung hay kế hoạch đầu tư trung hạn để quản lý đầu tư công; phải thay chế độ phân cấp và phối hợp thực hiện đầu tư giữa các địa phương với nhau, giữa trung ương và địa phương và giữa các cơ quan trung ương, để các dự án đầu tư công bổ sung cho nhau, phối hợp với nhau, tận dụng được lợi thế quy mô, qua đó, phát huy được lợi thế của từng địa phương, vùng và ngành kinh tế.
- Trong bối cảnh giảm tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư xã hội xuống mức hợp lý, cần đi đôi với tăng cường huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thu hút FDI cần có chọn lọc, có trọng tâm và trọng điểm hơn. Cần xây dựng tiêu chí cụ thể đánh giá, thẩm định và lựa chọn nhà đầu tư và dự án đầu tư nước ngoài nhằm đạt được các mục tiêu: Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ; Giảm thâm hụt và tiến tới cân bằng cán cân thương mại; Sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; Tăng tỷ trọng giá trị gia tăng trong nước. Xây dựng và thực hiện các gói giải pháp ưu đãi và hỗ trợ cụ thể, linh hoạt phù hợp theo thỏa thuận với các tập đoàn đa quốc gia để thu hút đầu tư của họ vào các ngành công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, xây dựng mạng sản xuất và chuỗi cung ứng trong nước liên kết với hoạt động sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Ngoài ra, công tác giám sát, theo dõi và quản lý FDI sau cấp phép cũng cần được củng cố.
- Để thu hút và khuyến khích đầu tư, phát triển kinh tế tư nhân trong nước cần có bước đột phá trong cải thiện và nâng cấp chất lượng môi trường kinh doanh. Trước mắt, kiên trì mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, để năm 2012, kinh tế vĩ mô thật sự ổn định, lạm phát giảm xuống một con số, và tạo được niềm tin trong dân chúng và nhà đầu tư. Có như vậy, thì mới có thể giảm được lãi suất, giúp doanh nghiệp tiếp cận được vốn. Không chỉ vậy, cần tiếp tục bồi dưỡng, phục hồi cho cộng đồng doanh nghiệp. Quốc hội nên xem xét, miễn cho doanh nghiệp tất cả các khoản thuế lâu nay đang tạm hoãn và giãn thời hạn nộp và các giải pháp hỗ trợ khác.
- Về lâu dài, phải thay đổi được tư duy, giảm dần và tiến tới loại bỏ lối kinh doanh với xu hướng ngắn hạn, đánh quả, thiên về đầu cơ tìm kiếm địa tô, tìm kiếm lợi tức từ bong bóng thị trường hơn là tạo ra giá trị gia tăng mới, thật sự góp phần gia tăng thịnh vượng quốc gia.
- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế tư nhân trong nước không thể tách rời cải cách, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Ngoài việc thay đổi lối kinh doanh như vừa nói trên, thì khu vực DNNN cần thu hẹp về phạm vi ngành nghề, về tiếp cận nguồn lực, về quyền và cơ hội kinh doanh; mở thêm dư địa và không gian cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh. Bổ sung, sửa đổi hoặc hướng dẫn cụ thể, chi tiết thực hiện các quy định về hợp nhất, sáp nhập, mua lại công ty, mua bán tài sản công ty, kể cả mua, bán và chuyển nhượng dự án đầu tư, thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tập trung, tích tụ vốn, mở rộng quy mô kinh doanh, hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân.
Bổ sung, sửa đổi chế độ ưu đãi đầu tư khuyến khích tư nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các ngành có lợi thế cạnh tranh, có độ nhạy cảm và tác động lan tỏa lớn đến phát triển các ngành có liên quan và toàn bộ nền kinh tế. Các biện pháp ưu đãi đầu tư đều phải có mục tiêu, thời hạn và điều kiện ràng buộc, chế tài cụ thể, rõ ràng. Cần xác định danh mục dự án phát triển cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông, điện và hệ thống kho chứa nông sản... đồng thời, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về đầu tư theo hình thức BOT, BT, PPP để huy động hợp lý và hiệu quả đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia và địa phương trên cơ sở bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, bảo đảm khả năng trả nợ và cân đối được lợi ích hợp lý giữa các bên tham gia.
Trong quá trình sử dụng vốn đầu tư: Đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm theo quy hoạch, tránh đầu tư tràn lan. Việc quản lý thực hiện vốn đầu tư chống thất thoát, lãng phí là vấn đề quan trọng và đáng quan tâm nhất ở nước ta. Chính sách đầu tư tốt nhưng việc quản lý nó bị xem nhẹ hoặc nới lỏng thì tất cả công sức của mọi nguồn lực sẽ như muối bỏ biển mà thôi. Nhà nước cần có những luật định và biện pháp quản lý việc sử dụng vốn đầu một cách có hiệu quả hơn. Đặc biệt hiện nay đó là hoạt động đầu tư công cần tập trung vào các ngành then chốt của nền kinh tế, những những ngành có tiềm năng phát triển và những ngành có khả năng tạo đà cho các ngành khác phát triển. Đó là công việc cần thiết tiết kiệm nguồn lực cho quốc gia để tăng hiệu quả đầu tư, mang lại sự phồn thịnh cho đất nước. Bên cạnh đó nên tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cần có các quy định để tăng tiến độ các công trình, tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư nước ngoài.
2.2. Cơ cấu vốn đầu tư
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế toàn cầu và đang dần chú trọng đến chất lượng tăng trưởng thì 2 nguồn vốn có vai trò quan trọng trong sự phát triển đất nước đó là: nguồn đầu tư cho nghiên cứu, triển khai KH-CN và nguồn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Để nâng cao hiệu quả của cơ cấu vốn đầu tư cần đặc biệt chú trọng đến 2 nguồn vốn này.
2.2.1. Đối với đầu tư xây dựng cơ bản
Cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn yếu kém, cần tạo môi trường thông thoáng đầu tư thuận lợi nhằm thu hút VĐT nước ngoài; chính vì lẽ đó, cần phải ưu tiên dành vốn đầu tư một cách hợp lý cho các dự án xây dựng cơ bản có tính hạ tầng kinh tế - xã hội, hơn nữa nguồn này cũng rất quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Nhưng một thực tế cần phải quan tâm hiện nay đó là nhiều công trình đang có dấu