Theo 3 nhóm ngành: Nông nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

Một phần của tài liệu Đồ án môn học cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý (Trang 45 - 54)

I. Thực trạng cơ cấu đầu tư và chuyển dịch cơ cấu đầu tư của Việt Nam thời gian qua

3. Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành

3.2. Theo 3 nhóm ngành: Nông nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

vụ

Bảng 16. Vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2005 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng số 343135 532093 616735 708826 830278

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy

sản 25715 33907 39697 44309 51071

Khai khoáng 26780 37794 50214 59754 70823

Công nghiệp chế biến, chế tạo 65892 104689 104801 120146 141106 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt,

nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí

34112 49339 58033 67338 78752

Cung cấp nước; hoạt động quản lý

và xử lý rác thải, nước thải 8932 13845 16041 18465 21463

Xây dựng 12292 19725 23370 26227 30679

Bán buôn và bán lẻ; sử chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

18257 23036 28216 31188 36491

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 6628 10899 12305 14923 17455

Thông tin và truyền thông 12490 19262 22264 25872 30330

Hoạt động tài chính, ngân hàng và

bảo hiểm 2205 6324 7587 9888 11557

Hoạt động kinh doanh bất động sản 4426 23444 32198 33315 39064 Hoạt động chuyên môn, khoa học và

công nghệ 2863 5402 6327 8010 9340

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ

trợ 11495 17921 20741 23817 27914

Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc

10767 14606 17940 21406 25116

Giáo dục và đào tạo 10829 15637 17837 20202 23621

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 5699 7399 8795 10278 11998 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 4203 6188 8617 10632 12496

Hoạt động khác 39391 52730 65313 77713 91012

Nguồn: Tổng cục thống kê

Từ bảng 16 ta thấy: Quy mô vốn đầu tư cho cả 3 nhóm ngành đều tăng liên tục qua các năm giai đoạn 2005-2010.

- Đầu tư cho nông-lâm-ngư nghiệp tăng từ 25715 tỷ đồng năm 2005 lên tới 51071tỷ đồng năm 2010, gấp gần 2 lần số vốn năm 2005.

- Ngành công nghiệp-xây dựng chiếm số vốn đầu tư khá lớn, cao hơn nhiều so với nông nghiệp, năm 2005 là 139076 tỷ đồng và đạt mức 312144 tỷ đồng năm 2010.

- Ngành dịch vụ có quy mô vốn đầu tư cao hơn so với 2 ngành còn lại, năm 2005 với tổng vốn đầu tư là 178344 tỷ đồng đã tăng lên đạt 467063 tỷ đồng năm 2010.

Bảng 17. Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế giai đoạn 2006 – 2010

Đơn vị: %

Khối ngành 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng nguồn vốn xã hội 100 100 100 100 100 100

Nông, lâm, ngư nghiệp 8,41 7, 43 6,38 6,45 6,26 6,63

Công nghiệp-xây dựng 42,75 42, 29 41,81 40,38 40,63 41,28

Dịch vụ 48,76 50,28 51,81 51,3 51,73 52,57

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu tổng cục thống kê

Qua bảng số liệu trên có thể thấy:

- Đầu tư cho ngành nông-lâm-ngư nghiệp chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng vốn đầu tư xã hội và có xu hướng giảm dần qua các năm. Trung bình giai đoạn 2005-2010 đầu tư cho ngành này đạt mức 6,9%.

- Tỷ trọng đầu tư cho ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu đầu tư toàn xã hội, từ năm 2005 đến 2010 chiếm trung bình khoảng 41,52%. Tuy nhiên tỷ trọng trên có xu hướng giảm nhẹ, từ 42,75% năm 2005 thì tính tới năm 2010 tỷ trọng nguồn vốn đầu tư cho ngành công nghiệp - xây dựng đã giảm xuống còn 41,28%.

- Trong khi đó, tỷ trọng đầu tư trong ngành dịch vụ đạt mức cao nhất trong 3 ngành, chiếm trung bình trên 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên, đi cụ thể vào lĩnh vực dịch vụ có thể thấy việc phân bổ nguồn vốn đầu tư còn nhiều bất hợp lý, nhóm ngành y tế- giáo dục còn chiếm tỷ trọng nhỏ, đầu tư cho khoa học công nghệ còn chưa được chú ý chỉ chiếm một tỷ lệ vốn đầu tư rất nhỏ.

Hình 4. Cơ cấu đầu tư theo ngành từ nguồn vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006-2011

Có thể thấy đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, lĩnh vực thu hút vốn nhiều nhất vẫn là thuộc ngành công nghiệp và xây dựng, chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo và phân phối điện, khí , nước.

Như vậy, cơ cấu đầu tư theo ngành ở nước ta đã chủ yếu tập trung vốn đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng đầu tư cho ngành nông- lâm-ngư nghiệp. Đồng thời, tác động tích cực tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp.

Tuy các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ đã được ưu tiên đầu tư nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thực hiện quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở nước ta. Nguồn vốn dành cho nông nghiệp vẫn còn chưa được sử dụng hợp lý nhằm phát triển CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn (về phát triển KHCN,…)

Chúng ta sẽ đi cụ thể vào từng ngành như sau:

3.2.1. Ngành nông-lâm-ngư nghiệp

Nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Ngay thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nông nghiệp vẫn phát triển tăng về số lượng lẫn giá trị. Kim ngạch xuất khẩu luôn tăng dần theo từng năm, đưa nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam đứng vào tốp đầu các nước xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới. Ở nước ta hiện nay, có tới 51,9 % lực lương lao động nằm trong lĩnh vực này do xuất phát điểm của

nước ta là một nước nông nghiệp truyền thống. Do vậy việc chú ý phát triển nông nghiệp nông thôn hợp lý là rất quan trọng.

Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển nông nghiệp. Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách về đầu tư và ưu đãi đầu tư cho nông nghiệp như cho vay vốn tín dụng ưu đãi với lãi suất 0%, thực hiện đầu tư kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn và hạ tầng nuôi trồng thủy sản,… thực hiện các chương trình quốc gia để phát triển nông thôn như chương trình 135, nước sạch nông thôn, … Các nguồn vốn ODA từ các khoản vay WB, ADB được ưu tiên sử dụng cho các dự án, chương trình về tín dụng cho nông thôn, khôi phục các công trình thủy lợi, hạ tầng nông thôn.

Tổng nguồn vốn đã huy động để đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn liên tục tăng qua các năm từ 151.183 tỷ đồng năm 2000, tới năm 2005 đạt ở mức 343.135 tỷ đồng và lên đến 830.278 tỷ đồng năm 2010. Trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là chủ yếu, khoảng 62% tổng nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp. Cùng với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn tín dụng nhà nước, nguồn vốn huy động trong dân cư đã có chuyển biến khá rõ nét. Đây là nguồn vốn khá quan trọng nhằm tạo điều kiện cho người dân đóng góp công sức và tiền vốn đầu tư vào các công trình phục vụ trực tiếp cho chính mình, tăng cường sự giám sát của người dân trong qua trình thực hiện các dự án tại địa phương. Ngoài vốn trong nước, nguồn vốn ODA trong giai đoạn từ 2001 đến nay chiếm khoảng 21% tổng số vốn đã được giải ngân.

Đáng chú ý là trong tổng nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nguồn vốn dành cho xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng khá lớn. Nhờ đó, những công trình, dự án cơ sở hạ tầng quan trọng đã được đầu tư một cách kịp thời phuc vụ có hiệu quả cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Bảng 18. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2007-2009

Đơn vị: tỷ đồng

2007 2008 2009 2010 2011

Tổng vốn đầu tư thực hiện 5.414,0 6.490 9917,2

- Vốn ngân sách tập trung 2.829,0 3.490 5.767,2 - Vốn trái phiếu chính phủ 2.585,0 3.000 4.150,0 Hạng mục đầu tư - Thủy lợi 1.932,0 2.367 - - Nông nghiệp 229,0 428 - - Lâm nghiệp 292,0 151 - - Thủy sản 214,2 151 -

Có thể thấy, hiện nay vẫn chủ yếu tập trung đầu tư vào thủy lợi (chiếm khoảng 70% vốn đầu tư của ngành). Đây cũng chính là một hạn chế cho lĩnh vực đầu tư vào ngành.

Khu vực nông-lâm-ngư nghiệp tăng trưởng liên tục trong cả giai đoạn 1991-2008, với tốc độ bình quân 4%/năm. Giá trị sản xuất của cả ngành luôn tăng trưởng vượt mức kế hoạch đề ra. Do đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ làm cơ sở tăng nhanh năng suất - chất lượng - hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Bên cạnh đó hình thành và phát triển một số vùng nguyên liệu lớn (lúa gạo cao sản xuất khẩu trên 1 triệu ha, cao su trên 500 nghìn ha, cà phê 490 nghìn ha,…) gắn với công nghiệp chế biến; chăn nuôi theo mô hình trang trại theo hướng sản xuất quy mô lớn, tập trung; từ đó, tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước có vị thế cao trên thị trường quốc tế như gạo đứng thứ nhất thế giới, cà phê đứng thứ 4 thế giới, cao su đúng thứ 5 Đông Nam Á,…

Tuy nhiên, đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn những năm qua còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của ngành, và hiện đang có xu hướng giảm xuống từ 14,1% năm 1999 xuống chỉ còn khoảng 6 đến 7% tổng mức đầu tư của cả nước trong những năm gần đây,vào năm 2010 là 6,15%, thấp xa so với tỷ trọng của nhóm ngành này về lao động (48,1%) và về GDP (trên 20%).

Nguồn vốn FDI đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ lệ rất ít và có xu hướng giảm dần, từ 8% trong tổng cơ cấu FDI của cả nước năm 2001 xuống chỉ còn 1% năm 2010. Còn tính chung trong vòng 20 năm, từ 1990 đến 2010, ngành nông nghiệp vốn đầu tư FDI chỉ đạt 4,3 tỷ USD (chiếm 2,3%), tức mỗi năm chỉ thu hút được có 215 triệu USD. Trong 6 tháng đầu năm 2011, ngành nông nghiệp chỉ phê duyệt được 16 dự án với tổng kinh phí 5.083 tỷ đồng (bằng khoảng 250 triệu USD), trong khi đó tổng vốn ODA năm 2010 tuy thấp nhưng vẫn còn đạt 490 triệu USD.

Có thể nói hiện nay công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp còn yếu và chưa có định hướng, chiến lược rõ ràng, nên không hấp dẫn nhà đầu tư. Bên cạnh đó là do tập quán sản xuất manh mún, thiếu liên kết, nên không thể tạo ra vùng nguyên liệu quy mô lớn, sản lượng đồng đều. Nguyên nhân của tình trạng đầu tư thấp còn do chưa có chính sách, chiến lược ưu đãi thu hút và quy hoạch sử dụng vốn đầu tư trong nông nghiệp và các vùng nông thôn một cách rõ ràng, thống nhất và hợp lý; cơ sở hạ tầng và trình độ văn hóa, tay nghề của lao động ở khu vực nông thôn thấp, chưa đủ để hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước; rủi ro khi đầu tư vào nông nghiệp và khu vực nông thôn còn cao; các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chưa đủ năng lực để chủ động mời gọi đầu tư phát triển sản phẩm và thị trường. Trong khi đó biến đổi khí hậu và rất nhiều yếu tố bất lợi khác, đã khiến cho tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn có xu hướng tiếp tục giảm.

Tóm lại, nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp chiếm tỷ trọng không tương xứng với giá trị đóng góp của nó trong GDP, và trong cơ cấu đầu tư vào lĩnh vực này thì vẫn chủ yếu là đầu tư vào thủy lợi( chiếm tới hơn 70%), mà chưa chú ý nhiều đến đầu tư nhằm nâng cao chất lượng phát triển nông nghiệp như đầu tư phát triển khoa học,

công nghệ phục vụ nông nghiệp, đầu tư cho hệ thống giống cây trồng, vật nuôi, chế biến nông sản, mạng lưới cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp; chưa quan tâm đúng mức đến công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn.

3.2.2. Ngành công nghiệp và xây dựng

Có thể dễ dàng nhận thấy sự phát triển của công nghiệp có tác động to lớn đến các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.

Công nghiệp trở thành động lực và đầu tàu tăng trưởng với cả 2 ý nghĩa: trực tiếp đóng góp lớn vào tăng trưởng chung và tác động tới với các ngành kinh tế khác, nhất là nông nghiệp thông qua việc cung cấp ngày càng nhiều tư liệu sản xuất phục vụ thực hiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ các ngành kinh tế này (thủy lợi hóa, cơ giới hóa, hóa học hóa,…), trợ giúp nông thôn phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp, thúc đẩy phân công lao động ở nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, hỗ trợ và tạo điều kiện việc phát triển hoạt động dịch vụ…Từ đó dẫn đến sự phát triển liên ngành kinh tế, tạo thế và lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Với mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, Đảng ta đã xác định công nghiệp hóa là nhiệm vụ trọng tâm và công nghiêp luôn giữa vai trò trọng yếu và luôn giành được sự ưu tiên đầu tư phát triển. Tỷ trọng của ngành công nghiệp ngày càng tăng, tính đến năm 2010 chiếm 42,2% GDP, năm 2011 ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng trưởng 6,8%.

Với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và sự động viên mọi nguồn lực trong phát triển vào kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng, nguồn vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp đã gia tăng nhanh chóng, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây.

Bảng 19. Vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp theo giá so sánh năm 1994

Đơn vị: tỷ đồng Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 183.319 213.931 243.306 309.177 333.226 371.302 Công nghiệp khai thác mỏ 15.030 16.960 19.297 22.202 23.813 25.843 Công nghiệp chế biến 22.209 39.788 46.708 62.702 61.891 75.960 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

12.932 35.342 28.635 35.401 38.499 40.648

Nguồn: Giáo trình Kinh tế Việt Nam

- Công nghiệp khai thác mỏ chiếm 8,19% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2004 thì tới năm 2009 giảm xuống chỉ còn 6,96%.

- Công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2004 chiếm 12,11% và tăng lên mức 20,45% vào năm 2009.

- Về lĩnh vực sản xuất và phân phối điện năm 2004 chiếm tỷ trọng vốn đầu tư thấp nhất chỉ đạt 7,05% thì năm 2009 đã đứng ở vị trí thứ 2 và đạt mức 10,96%.

Như vậy, sự phân bổ nguồn vốn đầu tư trong nội bộ ngành là khá hợp lý, phù hợp với định hướng phát triển cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam: Phát triển theo xu hướng công nghiệp khai thác tăng thấp hoặc giảm để tiết kiệm tài nguyên, công nghiệp chế biến tăng cao hơn và ngành điện, nước phải tăng với tốc độ phù hợp với sư phát triển của công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Sản lượng của một số ngành có sản lượng tăng nhanh chóng như dầu khí, điện, cơ khí, đặc biệt là những ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu như may mặc, giày da,… nhằm thực hiện phương hướng của Đảng “hướng mạng về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước có khả năng sản xuất có hiệu quả”. Việt Nam đang hình thành một số ngành công nghiệp kỹ thuật cao như điện tử, máy móc, hóa dầu, cơ khí chính xác, công nghệ thông tin,…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, hằng năm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) chiếm từ 35-40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước, trong đó các dự án FDI về sản xuất công nghiệp trong

Một phần của tài liệu Đồ án môn học cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w