THUẬT
1.4.1. Đặc điểm của dạy học kĩ thuật phù hợp với dạy học theo quan điểm tƣơng tác
Môn học công nghệ phản ánh đầy đủ và đích thực những vấn đề hiện đại của kỹ thuật. Với tƣ cách là một môn học, nội dung môn công nghệ là một hệ toàn vẹn với các phần/yếu tố chính sau đây:
Nội dung môn học đề cập đến vật phẩm kỹ thuật (dụng cụ lao động cầm tay, chi tiết máy..). Những kiến thức cụ thể này có thể tri giác đƣợc trên đối tƣợng nghiên cứu. Do vậy khi trang bị cho học sinh những hiểu biết này cần: Tăng cƣờng cho học sinh quan sát vật thật, mô hình, thao tác, quy trình kỹ thuật, công nghệ cụ thể. Coi đối tƣợng của trực quan nhƣ điều kiện, phƣơng tiện, điểm tựa cho quá trình lĩnh hội kỹ thuật, qua trực quan học sinh tƣơng tác trực tiếp với đối tƣợng xem xét tìm hiểu chức năng, cấu tạo, hoạt động. Các khái niệm, nguyên lý kỹ thuật mà học sinh không thể quan sát một cách trực tiếp. Ví dụ: nguyên lý làm việc của máy biến thế một pha, động cơ điện một pha. Lĩnh hội tri thức này đòi hỏi phải có óc tƣởng tƣợng, tƣ duy kỹ thuật (nhận thức lý tính). Để có đƣợc tƣ duy phải trải qua giai đoạn nhận thức cảm tính (trực quan). Vì thế ta cần trực quan hóa những nội dung trên bằng những phƣơng tiện trực quan (hình vẽ, mô hình, đồ thị…). Tìm ra điểm xuất phát của quá trình nhận thức, từ cái cụ thể trực quan hay cái trừu tƣợng lý thuyết để tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Xác định vai trò của trực quan, coi nó nhƣ một điều kiện và phƣơng tiện của sự chuyển biến từ cái cụ thể sang trừu tƣợng và ngƣợc lại. Từ đó giáo viên biết cách chế tạo và sử dụng phƣơng tiện dạy học có mục đích, đạt hiệu quả, học sinh tƣơng tác tìm hiểu để học sinh nhận thức dễ dàng hơn.
27
Môn công nghệ là môn học ứng dụng, cơ sở của nó là toán, vật lý, hóa học và một số môn học nghiên cứu về quá trình sản xuất (kinh tế công nghiệp, vệ sinh công nghiệp...). Từ đặc điểm này, giáo viên dạy môn công nghệ cần phải: Dựa vào tri thức của những môn khác để học sinh hiểu các hiện tƣợng định luật, nguyên lý kỹ thuật.