Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng tích hợp cho môn học trang bị điện, nghề điện công nghiệp tại trường cao đẳng nghề cơ điện hà nội (Trang 109)

Tác giả tiến hành dạy học thực nghiệm 2 bài đã biên soạn ở mục 3.7 3.8.4 Phương pháp và quy trình thực nghiệm.

3.8.4.1 Phương pháp thực nghiệm

- Tại nhóm đối chứng : tác giả tiến hành giảng dạy bình thường theo giáo án cũ với phương pháp giảng dạy truyền thống như thuyết trình, đàm thoai…..

- Tại nhóm thực nghiệm: tác giả tiến hành giảng dạy theo mô đun tích hợp, với giáo án tích hợp giữa lý thuyết và thực hành.

- Quá trình thực nghiệm sư phạm được triển khai theo đúng kế hoạch, trong giờ lên lớp có đồng nghiệp tham dự, sau giờ dạy có trao đổi, đánh giá kết quả. Cuối buổi học giáo viên tiến hành đánh giá, kiểm tra kiến thức học sinh tiếp thu được.

3.8.4.2 Quy trình thực nghiệm

* Bước 1: Chuẩn bị thực nghiêm

- Làm việc với giáo viên tham gia giảng dạy: Thảo luận kỹ các công việc của phương pháp dạy học theo mô đun tích hợp và áp dụng nó vào dạy học môn học trang bị điện, cùng phân tích những điểm khác nhau cơ bản giữa việc vận dụng dạy học theo mô đun tích hợp và vận dụng dạy học theo năng lực thực hiện.

- Đề nghị các giáo viên tham gia giảng dạy thực nghiệm nghiên cứu nội dung và tiến trình của phương pháp dạy học theo mô đun tích hợp, cùng tham gia đóng góp ý kiến trong công tác hoàn chỉnh giáo án bài giảng. Đóng góp ý kiến về việc kết hợp các phương pháp giảng dạy tích cực trong quá trình thực nghiệm và đối chứng.

- Chuẩn bị giáo án, đề cương, phương tiện và đồ dùng day học, các điều kiện về cơ sở vật chất, tình hình lớp học… phiếu dự giờ và mời giáo viên đến dự.

- Dự kiến các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách khắc phục. * Bước 2: Tiến hành thực nghiệm sư phạm.

- giáo viên thực nghiệm tiến hành giảng dạy theo giáo án, đề cương đã được xây dựng cho nhóm thực nghiệm và giảng dạy bình thường ở nhóm đối chứng.

* Bước 3: Kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm.

- Đánh giá tính khả thi của phương pháp thông qua kết quả thực nghiệm.

- Tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của cả hai nhóm thông qua phiếu bài tập gồm 2 nội dung:

+ Về kiến thức ( 2 điểm ) : Kiểm tra viết ( 15phút ) theo các câu hỏi trong phiếu bài tập.

+ Về kỹ năng ( 8điểm ) : Từng lượt ( 2 đến 4 học sinh ) thực hiện lắp mạch điện trong thời gian 30 phút. Đánh giá kết quả của từng học sinh theo các tiêu chí trong phiếu bài tập.

3.8.5. Kết quả thực nghiệm

Sau khi tiến hành thực nghiệm, tác giả lấy số liệu dựa trên bài kiểm tra cuối mỗi tiết học của cả hai nhóm.

Kết quả kiểm tra như sau :

Kết quả bài kiểm tra

Bài 1 Giỏi Khá Trung bình Yếu

Lớp thực nghiệm 20% 50% 25% 5%

Lớp đối chứng 11% 32% 42% 15%

Bài 2 Giỏi Khá Trung bình Yếu

Lớp thực nghiệm 25% 55% 20% 0%

Lớp đối chứng 5% 26% 53% 16%

Kết quả kiểm tra cho thấy :

- Về chất lượng, số học sinh đạt loại khá và giỏi của lớp thực nghiệm đạt từ 70 – 80%, trong khi đó lớp đối chứng chỉ đạt 31 – 47%. Ngược lại, số học sinh đạt loại yếu của lớp thực nghiệm chỉ từ 0 – 5%.

- Nhóm thực nghiệm hiểu sâu sắc về bài học, có khả năng ghi nhớ sâu, nhớ lâu, nắm vững nội dung lý thuyết và thực hành thành thạo đúng quy trình. Nhóm đối chứng hiểu được bài học nhưng tỏ ra băn khoăn khi áp dụng vào thực hành do kiến thức lý thuyết chưa gắn chặt với thực hành.

- Về hiệu quả, với nhóm thực nghiệm thời gian giảng bài rút ngắn hơn so với nhóm đối chứng, do việc cấu trúc lại nội dung bài học làm cho kiến thức lý thuyết cô đọng và gắn chặt với thực hành, từ đó giáo viên có thể dành nhiều thời gian cho việc hướng dẫn, tổ chức các hoạt động học tập liên quan đến kỹ năng thực hành.

- Về thái độ qua quan sát của giáo viên, tiết học tại nhóm thực nghiệm sôi nổi hơn, sinh viên tỏ ra hào hứng với phương pháp mới, nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến, tích cực, chủ động hơn trong việc luyện tập kỹ năng thực hành và sử lý các tình huống liên quan đến nội dung bài học. Một số học sinh đã sáng tạo, đưa ra những tình huống mới, phương án mới độc đáo, gắn liền với thực tế, ở nhóm đối chứng sinh viên nghe giảng thụ động, tỏ ra không hòa hứng lắm và có biểu hiện lúng túng khi bước vào thực hành.

Tóm lại, qua kết quả bài kiểm tra cho thấy, nhóm thực nghiệm kết quả cao học tập cao hơn nhóm đối chứng.

3.8.6 Ý kiến đánh giá của giáo viên và học sinh tham gia thực nghiệm. * Ý kiến của giáo viên. * Ý kiến của giáo viên.

Sau khi tiến hành thực nghiệm cùng với sự tham gia của 10 giáo viên trong khoa tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra ( Phụ lục ), kết quả như sau :

- 100% thừa nhận dạy học theo mô đun tích hợp học sinh học hứng thú hơn và chủ động hơn trong luyện tập kỹ năng.

- 100% giáo viên đồng ý rằng việc dạy theo mô đun tích hợp rút ngắn được thời gian nhưng lại mang lại kết quả cao hơn so với phương pháp truyền thống.

- 100% giáo viên đồng ý với việc áp dụng giảng dạy theo mô đun tích hợp vào môn học trang bị điện tại trường...

* Ý kiến của học sinh.

Tác giả cũng tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra ( phụ lục ) với 20 học sinh của nhóm thực nghiệm, kết quả như sau :

- 100% học sinh thừa nhận việc áp dụng dạy học theo mô đun tích hợp làm cho các em hứng thứ hơn, hiểu bài hơn.

- 100% học sinh nhận thấy việc luyện tập để hình thành kỹ năng thực hành mang lại hiệu quả rõ rệt.

- 100% học sinh mong muốn được học môn học trang bị điện cũng như các môn học khác theo mô đun tích hợp.

3.8.7 Đánh giá chung.

Qua các hoạt động thu nhập và xử lý thông tin trong quá trình thực nghiệm sư phạm về mặt định tính có thể đưa ra một số nhận định sơ bộ như sau.

- Nôi dung và phương pháp dạy học môn trang bị điện theo mô đun tích hợp là khá phù hợp, có thể áp dụng cho các môn đun kỹ năng nghề khác, tiện lợi cho việc theo dõi, định hướng và điều chỉnh dạy học.

- Nội dung bài học gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết với thực hành nên học sinh hiểu sâu và nhớ lâu về vấn đề nghiên cứu, sau khi học xong có thể làm ngay được công việc.

- Hiệu quả của việc dạy học theo mô đun tích hợp thể hiện rất rõ: học sinh đã chủ động lĩnh hội và chọn lọc các kiến thức, phát biểu theo ngôn ngữ của bản thân (nhận thức có tính chủ động), tự suy nghĩ, tìm tòi và vận dụng sáng tạo kiến thức lý thuyết trong suốt quá trình thực hiện các nhiệm vụ và công việc cụ thể.

- Gây được hứng thú cho các giáo viên tham gia giảng dạy và học sinh trong việc dạy học và làm chủ được nội dung bài học.

Để khẳng định được tính khả thi của đề tài, cùng với mục đích vận dụng dạy học theo tiếp cận mô đun tích hợp cho các mô đun nghề trong nhà trường , cuối buổi tọa đàm tác giả mạnh dạn xin ý kiến của lãnh đạo, cán bộ quản lý và giáo viên về khả năng vận dụng dạy học theo tiếp cận mô đun tích hợp cho các môn học mô đun nghề trong nhà trường. Kết quả là 100% biểu quyết đồng ý đưa đề tài vào thực hiện trong nhà trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi cấu trúc lại chương trình môn học (mô đun) trang bị điện, tác giả đã xây dựng quy trình và biên soạn được một số bài giảng môn trang bị điện theo mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành.

Tác giả đã tiến hành thực nghiệm sư phạm và kết hợp với khảo sát bằng phiếu hỏi để thăm dò ý kiến của giáo viên, sinh viên, chuyên gia lấy ý kiến của lãnh đạo, cán bộ quản lý về tính phù hợp, tính cần thiết, tính khả thi cũng như ứng dụng của dạy học theo mô đun tích hợp trong môn trang bị điện nói riêng, các môn nghề nói chung.

Kết quả thu được sau quá trình thực nghiệm sư phạm cho thấy nội dung, phương pháp và tiến trình thực hiện hoàn toàn phù hợp với nhau.

+ Dạy học môn học trang bị điện theo mô đun tích hợp tại trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Hà Nội là cần thiết và khả thi.

+ Dạy học môn trang bị điện theo mô đun tích hợp giúp nâng cao được chất lượng dạy học, tăng cường được tính tích cực, gây được hứng thú học tập, phát triển năng lực nhận thức và tư duy kỹ thuật cho học sinh - sinh viên, do đó nâng cao chất lượng dạy và học.

+ Những kết quả trên đã chứng minh được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà luận văn đã nêu ra.

Dạy học theo mô đun tích hợp đòi hỏi phải kết hợp khéo léo các phương pháp dạy học khác. Việc cấu trúc lại chương trình môn học (chia các bài học có thời lượng lớn thành nhiều bài học nhỏ để có thể dạy tích hợp giữa lý thuyết với thực hành) cần có sự thẩm định của hội đồng khoa học cấp Trường, cấp Bộ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Luận văn tốt nghiệp của tác giả với đề tài “ Xây dựng bài giảng tích hợp cho môn học Trang Bị Điện, nghề điện công nghiệp tại Trường Cao Đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội ” đã hoàn thành được mục tiêu và nội dung đã đề ra.

Dạy học theo mô đun tích hợp thực hiện được nguyên lý giáo dục “ Học đi đôi với hành ” và chú trọng vào kết quả đầu ra nên sau khi học xong chương trình đào tạo người học có nhiều cơ hội để tìm được việc làm. Với những ưu điểm nêu trên, đào tạo theo mô đun tích hợp đang ngày càng được áp dụng rộng rói ở nhiều nước trên thế giới.

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về dạy học theo mô đun tích hợp và đánh giá thực trạng môn học trang bi điện của nghề điện công nghiệp ở trường Cao Đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội. Trên cơ sở đó, đã vận dụng triết lý và nguyên tắc của đào tạo theo mô đun tích hợp để xây dựng bài giảng và giáo án cho ba bài học của môn trang bị điện, đã thực nghiệm sư phạm ba bài giảng này và lấy ý kiến của giáo viên và học sinh tham gia thực nghiệm về chất lượng cũng như hiệu quả dạy học.

Đề tài đó giải quyết được một số vấn đề sau:

- Nghiên cứu, hệ thống hoá cơ sở lý luận về dạy học theo mô đun tích hợp.

- Nghiên cứu, điều tra thực trạng dạy học môn trang bị điện tại trường Cao Đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội .

- Trên cơ sở nghiên cứu về dạy học theo mô đun tích hợp, cấu trúc lại chương trình môn học (mô đun) trang bị điện theo mô đun tích hợp, xây dựng một số bài giảng và tiến hành thực nghiệm để đánh giá kết quả. Bước đầu kết quả thực nghiệm cho thấy việc ứng dụng dạy học theo mô đun tích hợp cho môn trang bị điện tại trường Cao Đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội là cần thiết và khả thi, đồng thời góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài tác giả có một số kiến nghị như sau:

- Kiến nghị với nhà trường và khoa Điện cho triển khai dạy học môn trang bị điện của nghề điện công nghiệp theo mô đun tích hợp ở trường Cao Đẳng nghề Cơ điện Hà Nội.

- Cần mở các khoá bồi dưỡng giáo viên về phương pháp dạy học theo mô đun tích hợp trong nhà trường nhiều hơn nữa.

- Cần cấu trúc lại nội dung chương trình môn học theo mô đun và bài học với thời lượng nhỏ hơn để thuận lợi cho việc dạy học theo mô đun tích hợp.

- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống bài giảng các môn học/môđun nghề theo mô đun tích hợp.

- Nhà trường cần đầu tư cơ sở vật chất, trang, thiết bị đầy đủ để đảm bảo điều kiện áp dụng phương pháp mới này.

- Sau khi học xong môn trang bị điện lãnh đạo khoa Điện, phòng đào tạo nhà trường sắp xếp thời gian và tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên đi tham quan thực tế ở các cơ sở sản xuất đúng tiến độ, hợp lý về thời gian.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (2003), Quy định nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình dạy nghề, Quyết định số 212/2003/QĐ- BLĐTBXH, Hà Nội.

2. Bộ Lao động Thương binh & Xã hội Tổng cục dạy nghề (2007), “Chương trình khung đào tạo Trung cấp nghề Điện công ghiệp”.

3. Võ Hồng Căn Phạm Thế Hựu(1982), Phân tích mạch điện máy cắt gọt kim loại, NXB Công nhân kỹ thuật, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Chất (2005), Giáo trình trang bị điện, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

5. Dự án Giáo dục kỹ thuật & dạy nghề (2005), Tài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy học - đào tạo mở rộng, Hà Nội.

6. Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Tiến Dũng, Vũ Hữu Bài(1994), Phương pháp đào tạo nghề theo môđun kỹ năng hành nghề (M.K.H), Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Minh Đường (1993), “Mô đun kỹ năng hành nghề – Phương pháp tiếp cận hướng dẫn biên soạn và áp dụng”. NXB Khoa học và kỹ thuật.

8. Vũ Quang Hồi(1996), Trang bị điện - điện tử cho máy công nghiệp dùng chung, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Dương Phúc Tý(2005), Phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Nguyễn Đức Trí (1995), Nghiên cứu ứng dụng phương thức đào tạo nghề theo môđun kỹ năng hành nghề, Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục, Hà Nội. 11. Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội (2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011,2012), Báo cáo tổng kết năm học, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1:

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: TRANG BỊ ĐIỆN 1

Mã số mô đun: MĐ 20

Thời gian mô đun: 270 giờ; (Lý thuyết: 45 giờ; Thực hành: 225 giờ)

I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:

- Vị trí: Mô đun này cần phải học sau khi đó học xong các môn học/mô-đun Máy điện, Cung cấp điện, Truyền động điện

- Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề thuộc mô đun đào tạo nghề bắt buộc.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

- Đọc, vẽ và phân tích được các sơ đồ mạch điều khiển dùng rơle công tắc tơ dùng trong khống chế động cơ 3 pha, động cơ một chiều.

- Phân tích được qui trỡnh làm việc và yêu cầu về trang bị điện cho máy cắt gọt kim loại (máy khoan, tiện, phay, bào, mài...); cho các máy sản suất (băng tải, cầu trục, thang máy, lò điện...).

- Lắp đặt, sửa chữa được các mạch mở máy, dừng máy cho động cơ 1 pha, 3 pha, động cơ một chiều.

- Phân tích được nguyên lý của sơ đồ làm cơ sở cho việc phát hiện hư hỏng và chọn phương án cải tiến mới.

- Lắp ráp và sửa chữa được các mạch điện máy cắt gọt kim loại như: mạch điện máy khoan, máy tiện, phay, bào, mài...

- Vận hành và sửa chữa được hư hỏng trong các máy sản suất như băng tải, cầu trục, thang máy, lò điện...

- Vận hành được mạch theo nguyên tắc, theo qui trình đã định. Từ đó sẽ vạch ra kế hoạch bảo trì hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:

STT Tên các bài trong mô đun

Thời gian Tổng số thuyết Thự c hành Kiểm tra*

1 Bài mở đầu: Khái quát chung về

hệ thống trang bị điện – điện tử 2 2

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng tích hợp cho môn học trang bị điện, nghề điện công nghiệp tại trường cao đẳng nghề cơ điện hà nội (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)