MĐ 35 Quấn dây máy điện nâng cao 90 10 77 3
MĐ 36 Bảo vệ rơle 120 30 84 6
MĐ 37 Trang bị điện Ô tô 120 30 84 6
2.4. Vị trí, tính chất, đặc điểm, mục tiêu và nội dung chương trình môn học Trang bị điện. bị điện.
Vị trí môn học: Môn học này cần phải học sau khi đã học xong các môn học: Máy điện, Cung cấp điện, Truyền động điện, Điện tử cơ bản.
Tính chất môn học: Là môn học quan trọng của nghành Điện công nghiệp, là môn học bắt buộc vì nó cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về tính chọn, điều khiển, bảo vệ các thiết bị điện. Môn học này giúp học sinh có thể vận hành máy móc, thiết bị đúng quy trình, có thể sửa chữa được hư hỏng xảy ra trong quá trình vận hành.
Đặc điểm môn học:
+ Tính cụ thể: biểu hiện ở chỗ nội dung môn học phản ánh những đối tượng cụ thể: Sự làm việc của động cơ, công tắc tơ, rơ le…những tri thức này học sinh có thể trực tiếp tri giác được ngay trên các mô hình trực quan.
+ Tính trừu tượng: Thể hiện qua các nguyên lý như: Nguyên lý làm việc của các sơ đồ mạch điện, nguyên lý về sự thay đổi tốc độ của động cơ… Để tiếp thu được tri thức này đòi hỏi phải có sự tư duy, hình dung, tưởng tượng.
+ Tính thực tiễn: Trong môn trang bị điện, tính thực tiễn thể hiện ở nhu cầu điều khiển các thiết bị điện, vận hành máy móc hợp lý và sửa chữa được mạch điện khi có sự cố xảy ra .
+ Tính tổng hợp: Môn học được xây dựng trên nguyên tắc kỹ thuật tổng hợp, kết hợp kiến thức của nhiều môn khoa học khác nhau như: máy điện, khí cụ điện,
truyền động điện, vẽ điện…Tính tổng hợp cũng được thể hiện ở chố môn học là môn học kỹ thuật ứng dụng, bao gồm lý thuyết và thực hành gắn kết với nhau, với thời lượng 60 tiết lý thuyết và 30 giờ học thực hành.
Với tính thực tiễn của môn học và với cấu trúc lý thuyết gắn với thực hành như trên, môn học này thuận lợi cho việc áp dụng dạy học theo môđun tích hợp.
Mục tiêu môn học:
Sau khi học xong môn học này người học có khả năng :
- Phân tích được nguyên lý, cách thực hiện, phạm vi ứng dụng... của các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ 3 pha, động cơ một chiều.
- Đọc, vẽ và phân tích được các sơ đồ mạch điều khiển dùng rơle, công tắc tơ dùng trong khống chế động cơ 3 pha, động cơ một chiều.
- Đọc, vẽ và phân tích được qui trình làm việc và yêu cầu về trang bị điện cho máy cắt gọt kim loại (máy khoan, tiện, phay, bào, mài...); cho các máy sản suất (băng tải, cầu trục, thang máy, lò điện...).
- Tính chọn được công suất động cơ điện dùng trang bị cho máy sản xuất.
- Lắp đặt, sửa chữa được các mạch mở máy, dừng máy cho động cơ 1 pha, 3 pha, động cơ một chiều.
- Phân tích được nguyên lý làm việc của sơ đồ điện làm cơ sở cho việc phát hiện hư hỏng và chọn phương án cải tiến mới.
- Lắp ráp và sửa chữa được các mạch điện máy cắt gọt kim loại như: mạch điện máy khoan, máy tiện, phay, bào, mài...
- Vận hành và sửa chữa được hư hỏng trong các máy sản suất như băng tải, cầu trục, thang máy, lò điện...
- Vận hành được mạch theo nguyên tắc, theo qui trình đã định. Từ đó sẽ vạch ra kế hoạch bảo trì hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.
Nội dung môn học (đã được cấu trúc thành mô đun):
+ Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:
Số
TT Tên các bài trong mô đun
Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra*
1 Bài mở đầu: Khái quát chung về hệ
thống trang bị điện – điện tử 2 2
2 Các phần tử điều khiển trong hệ
thống trang bị điện - điện tử 12 8 3 1
4 Trang bị điện máy cắt kim loại 120 18 95 7 5
6
Bài mở đầu: Khái quát chung về hệ thống trang bị điện – điện tử thiết bị công nghiệp dùng chung
Trang bị điện nhóm máy nâng vận chuyển
2
33
2
8 22 3
7 Trang bị điện các máy nén, máy
bơm, quạt gió 15 3 11 1
8 Trang bị điện lò điện 10 2 7 1
Cộng: 330 60 250 20
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành và được tính vào giờ thực hành.
* Ch-¬ng tr×nh m« ®un trang bÞ ®iÖn hiÖn hµnh
Hiện tại, nghề Điện công nghiệp trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội đang sử dụng bộ chương trình khung của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trong chương trình khung đó có 2 chương trình về đào tạo trang bị điện đó là: “Chương trình mô đun đào tạo trang bị điện 1 ” và “Chương trình mô đun đào tạo trang bị điện 2 ”.
“Chương trình mô đun đào tạo trang bị điện 1 ” có thời lượng là 270h trong đó lý thuyết: 45h, thực hành: 225h. Nội dung đào tạo:
Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:
Số
TT Tên các bài trong mô đun
Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra*
1 Bài mở đầu: Khái quát chung về hệ
thống trang bị điện – điện tử 2 2
2 Các phần tử điều khiển trong hệ
thống trang bị điện - điện tử 12 8 3 1
3 Tự động khống chế truyền động điện 136 17 112 7
4 Trang bị điện máy cắt kim loại 120 18 95 7
Cộng: 270 45 210 15
“Chương trình mô đun đào tạo trang bị điện 2” có thời lượng là 60h trong đó lý thuyết: 15h, thực hành: 45h. Nội dung đào tạo:
Số
TT Tên các bài trong mô đun
Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1
Bài mở đầu: Khái quát chung về hệ thống trang bị điện – điện tử thiết bị công nghiệp dùng chung
2 2
2 Trang bị điện nhóm máy nâng vận
chuyển 33 8 22 3
3 Trang bị điện các máy nén, máy
bơm, quạt gió 15 3 11 1
4 Trang bị điện lò điện 10 2 7 1
Cộng: 60 15 40 5
Trong đó:
Bài mở đầu: Khái quát chung về hệ thống trang bị điện – điện tử trong thiết bị công nghiệp dùng chung.
Bài 1: Trang bị điện nhóm máy nâng vận chuyển.
Bài 2: Trang bị điện các máy nén, máy bơm, quạt gió.
Bài 3: Trang bị điện lò điện.
(Chương trình chi tiết xem phụ lục 2)
Như vậy, ta thấy “Chương trình mô đun đào tạo trang bị điện 2” có nhiệm vụ đào tạo về trang bị điện cho các máy công nghiệp là chủ yếu, còn “Chương trình mô đun đào tạo trang bị điện 1 ” có nhiệm vụ đào tạo về những vấn đề cơ bản của trang bị điện là chủ yếu. Các chương trình nêu trên đều có thời lượng về lý thuyết và thực hành nhất định, nhưng phân bố thời lượng thiếu cân đối giữa mô đun 1 và mô đun 2, khiến việc bố trí thời khóa biểu, kế hoạch đào tạo không ít khó khăn. Hơn nữa người học cũng gặp khó khăn trong xây dựng tư duy kiến thức, vì vậy cần cải tiến, sắp xếp lại thiết thực hơn để xây dựng mô đun tích hợp có sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hành.
Về phía nhà Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội cũng đang từng bước áp dụng chương trình của Bộ LĐTB&XH cụ thể: Năm học 2008-2009 nhà trường đã áp dụng chương trình của Bộ LĐTB&XH cho các nghề: Điện tử, Điện công nghiệp; kế toán, công nghệ thông tin, vận hành và sửa chữa trạm bơm điện....vv Năm học 2009-2010 nhà trường áp dụng chương trình của Bộ LĐTB&XH cho tất cả các nghề trong nhà trường trong đó có nghề Điện công nghiệp. Tuy nhiên, nhà trường cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng chương trình mới của Bộ LĐTB&XH. Ngoài nguyên nhân như đã đề cập ở trên thì cũng có nguyên nhân là giáo viên trong trường vẫn quen với cách thức dạy truyền thống môn/bài, còn chương trình mới mặc dù nó là
chương trình đào tạo nghề theo cấu trúc môn học - môđun nhưng nó vẫn không khác chương trình cũ là bao nếu không có sự hướng dẫn chi tiết của Tổng cục dạy nghề. Hiện tại giáo viên trong nhà trường vẫn đang lúng túng trong việc dạy học theo chương trình mới của Bộ LĐTB&XH, cụ thể là trong việc dạy học theo môđun. Giáo viên gặp khú khăn trong việc soạn giáo án tích hợp và đặc biệt là gặp khó khăn trong việc xây dựng bài giảng cho mô đun mình đảm nhận.
Từ những lý do nêu trên, tác giả mong muốn giúp một phần nhỏ bộ của mình vào sự phát triển chung của nhà Trường thông qua việc xây dựng bài giảng cho mô đun trang bị điện của nghề Điện công nghiệp tại Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội.
2.5. Nhận xét chung
- Nội dung, chương trình dạy học luôn được cập nhật cải tiến trong từng năm học, các khoa, giáo viên bộ môn thường xuyên cập nhật thông tin thực tiễn và yêu cầu của sản xuất để vận dụng vào nội dung giảng dạy, để ngay sau khi học sinh ra trường có thể đáp ứng được với công việc. Tuy nhiên công tác này còn hạn chế ở một số khâu như việc viết và cung cấp giáo trình, tài liệu cho học sinh chưa nhiều, một số giáo viên giảng dạy nhiều giờ không có điều kiện cập nhật kiến thức mới, kinh phí cho bồi dưỡng giáo viên còn hạn chế. Nội dung chương trình đào tạo một số nghề hiện nay còn bất cập, chưa đáp ứng khả năng, yêu cầu của người học, chưa phù hợp thực tiễn, thời gian đào tạo quá dài nhất. Việc cập nhật kiến thức và cải tiến nội dung chương trình theo cơ chế quản lý chương trình hiện nay sẽ không kịp thời, vì nhà trường chưa thể chủ động tổ chức thực hiện nội dung này.
- Phương pháp dạy học luôn được quan tâm đổi mới, phát huy tính tích cực của người học. Sử dụng đa phương tiện trong giảng dạy lý thuyết và thực hành, một số môn học, ngành học bước đầu áp dụng thành công các phần mềm dạy học, phần mềm thí nghiệm, thực hành mô phỏng đem lại kết quả rất khả quan. Công tác đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm song còn chuyển biến chậm do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan: Trang thiết bị phương tiện dạy học còn ít, trình độ sử dụng phương tiện dạy học hiện đại còn nhiều hạn chế. Mặt khác, dạy học theo mô đun đang còn là mới mẻ nên giáo viên vẫn còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong việc dạy tích hợp lý thuyết với thực hành.
- Nhà trường có nhiều biện pháp quan tâm đến phát triển đội ngũ giáo viên, hoàn thiện về chuyên môn, bổ sung về nghiệp vụ, xây dựng giáo viên đầu đàn trong các lĩnh vực ngành nghề đào tạo. Tuy nhiên theo tiêu chuẩn quy định hiện nay nhà trường còn thiếu nhiều giáo viên.
- Điều kiện học tập của học sinh bước đầu đã được củng cố song chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh, chưa có thư viện điện tử, số đầu sách chuyên khảo còn ít.
Học sinh cũng chưa quen với phương pháp dạy học tích cực, còn thụ động trong học tập.
- Nhà trường chưa có chương trình khảo sát nhu cầu đào tạo của xã hội và yêu cầu của doanh nghiệp việc tổ chức đào tạo các ngành nghề chủ yếu dựa trên cơ sở vật chất đội ngũ sẵn có. Do đó cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý so với nhu cầu xã hội, với cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên .v.v.
- Tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo: Hàng năm tổ chức đánh giá trên cơ sở kết quả thi học kỳ, thi tốt nghiệp, chưa tổ chức đánh giá theo mô đun, chưa tham gia kiểm định chất lượng.
Kết luận chương 2
Trong chương này, tác giả đã nghiên cứu và đánh giá về thực trạng đội ngũ giáo viên của Khoa điện tại Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội với các nội dung:
- Về mặt mạnh:
+ Đội ngũ giáo viên trẻ, có lòng nhiệt tình trong giảng dạy, ham học hỏi nâng cao trình độ cũng như tay nghề, tích cực áp dụng công nghệ hiện đại vào dạy học và trong việc tiếp nhận công nghệ mới.
+ Cơ sở vật chất của Nhà trường đảm bảo tốt cho việc học sinh, sinh viên, giáo viên nghiên cứu và học tập.
+ Tài liệu trong thư viện của Nhà trường thường xuyên được bổ sung các đầu sách mới hàng năm, tăng cả về số lượng và chất lượng và ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu học tập, tham khảo, nghiên cứu của học sinh, sinh viên và đội ngũ giáo viên.
- Về hạn chế:
+ Cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa thực sự đồng bộ; + Thiếu giáo viên giỏi và giáo viên có kinh nghiệm;
+ Các ngành mới còn thiếu giáo viên, nhất là giáo viên giỏi, có uy tín; + Trình độ của giáo viên không đồng đều;
+ Đội ngũ giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm giảng dạy và chưa tích cực trong tự học tập và nghiên cứu;
Đào tạo nghề theo các mô đun tích hợp là cách thức dạy học có rất nhiều ưu điểm điều đó được thể hiện qua những lý luận và thực tiễn đã được áp dụng ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong những năm gần đây, Nhà nước ta cũng đã nỗ lực thực hiện dạy học theo môđun và dạy học theo mô đun tích hợp trong đào tạo nghề.
Để có cơ sở thực tiễn cho việc vận dụng dạy học môn học trang bị điện theo mô đun tích hợp, trong chương này tác giả đã phân tích nội dung, chương trình nghề điện công nghiệp, đặc điểm, nội dung chương trình môn học trang bị điện cũng như điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và nhân lực của trường.
Tác giả cũng đã đánh giá thực trạng về sử dụng các phương pháp dạy ở trường hiện nay, phân tích những thuận lợi và khó khăn của việc dạy học môn trang bị điện theo mô đun tích hợp từ đó đi đến kết luận: Dạy học môn học trang bị điện theo mô đun tích hợp là có cơ sở thực tiễn và phù hợp với yêu cầu của nhà trường và xã hội, mỗi giáo viên của khoa điện khi được giao nhiệm vụ giảng dạy môn học Trang bị điện đều có thể ‘‘ Xây dựng bài giảng tích hợp cho môn học Trang bị điện, Nghề điện công nghiệp tại Trường Cao Đẳng nghề cơ điện Hà Nội ”.
CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC LẠI CHƯƠNG TRÌNH VÀ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG THEO MÔ ĐUN TÍCH HỢP MÔN TRANG BỊ ĐIỆN TẠI TRƯỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI 3.1. Tái cấu trúc nội dung chương trình mô đun trang bị điện
Theo như sự phân tích chương trình mô đun trang bị điện ở mục 2.5, hai chương trình nêu trên là: “Chương trình mô đun đào tạo trang bị điện 1” và “Chương trình mô đun trang bị điện 2” tác giả sẽ xắp xếp lại thành 1 mô đun và sắp xếp lại các nội dung của chương trình thành: “Chương trình mô đun đào tạo trang bị điện”, với tổng thời lượng là 270h sẽ nhỏ hơn tổng thời lượng của 2 chương trình trên cộng lại (270h + 60h = 330h). Chương trình này có 60h đi thực tế và 210h tích hợp giữa lý thuyết và thực hành ( 60h đi thực tập thực tế tại các phân xưởng hoặc các cơ sở sản xuất, công ty ở ngoài trường ). Đồng thời với tái cấu trúc lại chương trình đào tạo trang bị điện, trong chương này tác giả cũng thực hiện đưa ra quy trình và xây dựng một số bài giảng mẫu có áp dụng giáo án điện tử về lắp ráp mạch điện theo sơ đồ trang bị điện. Mô đun trang bị điện mới sẽ có các nội dung như sau:
Số
TT Tên các bài trong mô đun
Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra 1
Điều chỉnh tốc độ động cơ điện.
- ĐChTĐ Động cơ một chiều kích từ độc lập (ĐC - DC KTĐL).