Nhóm nghành nông, lâm, ngư nghiệp đều không có nợ xấu tín dụng doanh nghiệp qua các năm. Đây là một tín hiệu tốt từ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp, chứng tỏ là lượng hàng nông sản được sản xuất ra được tiêu thụ tốt trên cả hai thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng nông sản, gỗ và hải sản cũng được chính quyền địa phương tạo điều kiện phát triển kinh doanh nên hầu như các doanh nghiệp này đều hoàn trả nợ và lãi đúng thời hạn được ký kết trong hợp đồng.
40
Bảng 2.7. Tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp theo mục đích cho vay của ngân hàng qua 3 năm 2012 – 2014
ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 2013/2012 2014/2013
Nông, lâm, ngư nghiệp 0 0 0 0% 0%
Công nghiệp 26,0 28,8 3,4 10,77% -88,19%
Xây dựng 1,8 1,8 1,8 0% 0%
Dịch vụ, thương mại 2,0 8,0 9,4 300% 17,50%
Các ngành nghề khác 0 0 0 0% 0%
Tổng 29,8 38,6 14,6 29,53% -62,18%
Nguồn:phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận
Nợ xấu của nhóm ngành công nghiệp năm 2011 là 26,0 tỷ đồng rồi tăng lên 28,8 tỷ đồng vào năm 2013, tỷ lệ tăng là 10,77%. Nguyên nhân là do trong năm 2013, điều kiện nền kinh tế nước ta đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức như: lạm phát cao (khoảng 6,2-6,3%), hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhóm ngành công nghiệp gặp khó khăn do năng lực tài chính hạn chế, công nghệ lạc hậu, hàng hóa tồn kho lớn, mặt bằng lãi suất lớn,… nên tỷ lệ nợ xấu tăng, bên cạnh đó, tiến độ xây dựng các khu công nghiệp chậm, thu hút đầu tư ít cũng ảnh hưởng nhiều đến việc hoàn trả nợ vay đúng hạn. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu tăng nhưng tỷ trọng năm 2013 lại giảm còn 74,61% so với tỷ trọng 87,25% vào năm 2012. Sang năm 2014, tình hình kinh tế địa phương bắt đầu hồi phục trở lại, UBND tỉnh ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo giải quyết nhanh các thủ tục cho các nhà đầu tư, giảm tối đa chi phí liên quan đến dự án đầu tư, hỗ trợ khuyến khích đầu tư như vấn đề cấp đất, giao đất, cho thuê đất, giải quyết mặt bằng sản xuất… lãnh đạo tỉnh mở rộng xây dựng KCN Hàm Kiệm, và đang xây dựng các KCN Tuy Phong,
41
Hàm Tân, Sơn Mỹ… Vì vậy mà năm 2014 tỷ lệ nợ xấu của các công ty thuộc ngành công nghiệp giảm mạnh đến 88,19% so với năm 2013, nợ xấu chỉ còn 3,4 tỷ đồng, chiếm 23,29% trong cơ cấu nợ xấu tín dụng doanh nghiệp năm 2014.
Biểu đồ 2.9.Tỷ trọng cơ cấu nợ xấu tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng theo mục đích cho vay qua 3 năm 2012 – 2014
Nguồn:phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận
Nợ xấu nhóm ngành xây dựng luôn là 1,8 tỷ trong giai đoạn 2012-2014. Do tổng nợ xấu qua các năm không ổn định nên tỷ trọng nợ xấu của nhóm ngành xây dựng cũng thay đổi theo, cụ thể là năm 2012 tỷ trọng nợ xấu là 6,04% giảm còn 4,66% vào năm 2013 rồi tăng lên 12,33% vào năm 2014.
Năm 2013 nợ xấu nhóm ngành dịch vụ, thương mại là 8,0 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2012, tỷ trọng trong cơ cấu nhóm ngành tăng từ 6,71% lên 20,73%. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến nền kinh tế địa phương, giá cả thị trường năm 2013 tương đối ổn định, không có nhiều biến động tăng nhưng các đơn vị sản xuất và phân phối vẫn trong tình trạng ế ẩm, tồn hàng. Mặt
87.25% 74.61% 23.29% 6.04% 4.66% 12.33% 6.71% 20.73% 64.38%
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
%
Các ngành nghề khác
Dịch vụ, thương mại
Xây dựng Công nghiệp
42
khác, tình hình dịch bệnh heo tai xanh, dịch cúm gia cầm đang có dấu hiệu trở lại ở một số địa phương nên ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng của người dân, vì vậy nợ xấu tăng mạnh ở nhóm ngành này. Sang năm 2014 nợ xấu là 9,4 tỷ đồng, tỷ lệ chỉ tăng 17,50% so với năm 2013 nhưng tỷ trọng lại chiếm đến 64,38% trong tổng nợ xấu tín dụng doanh nghiệp. Đó là do trong năm 2014, tuyến đường quốc lộ 1A sửa chửa nên ảnh hưởng đến lượng khách du lịch đến với tỉnh nhà, góp phần làm tăng lệ nợ xấu vào năm 2014.
Các ngành nghề khác không có nợ xấu qua các năm, ngân hàng nên tiếp tục duy trì công tác quản lý nợ xấu như năm 2014.
2.3.2.4 Nợ xấu tín dụng doanh nghiệp theo nhóm nợ
Bảng 2.8. Tình hình nợ xấu của ngân hàng về hoạt động tín dụng doanh nghiệp theo nhóm qua 3 năm 2012 - 2014
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nhóm 3 0,7 2,35 0 0 0 0 Nhóm 4 27,3 91,61 0 0 9,9 67,81 Nhóm 5 1,8 6,04 38,6 100 4,7 32,19 Tổng 29,8 100 38,6 100 14,6 100
Nguồn: phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận
Qua biểu đồ ta thấy tình hình nợ xấu tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng không ổn định qua các năm. Ngân hàng chỉ có nợ nhóm 3 vào năm 2012 là 0,7 tỷ đồng, chiếm 2,35% trong cơ cấu nợ xấu tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. Hai năm 2013 và 2014 đều không có nợ xấu nhóm 3 là do nợ xấu nhóm 3 năm 2012 chuyển sang nhóm 4 vào năm 2013.
43
Biểu đồ 2.10.Tỷ trọng cơ cấu nợ xấu của ngân hàng về hoạt động tín dụng doanh nghiệp theo nhóm qua 3 năm 2012 – 2014
Nguồn: phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận
Nợ nhóm 4 năm 2012 là 27,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 91,61%, đến năm 2013 không có nợ nhóm 4. Nguyên nhân là do lạm phát năm 2013 tăng cao đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nên toàn bộ nợ nhóm 4 năm 2012 đã chuyển sang nợ nhóm 5 vào năm 2013. Sang năm 2014, nợ nhóm 4 là 9,9 tỷ đồng, tỷ trọng là 61,81% trong tổng nợ xấu tín dụng doanh nghiệp. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nên nợ xấu nhóm 4 tăng.
Nợ nhóm 5 không ổn định qua các năm. Năm 2012 nợ nhóm 5 là 1,8 tỷ đồng, chiếm 6,04% trong cơ cấu nợ xấu tín dụng đối với doanh nghiệp. Sang năm 2013 nợ nhóm 5 là 38,6 tỷ đồng, tăng gấp 21,44 lần so với năm 2013 và chiếm toàn bộ tỷ trọng nợ xấu của ngân hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp. Nguyên nhân là do năm 2013 các doanh nghiệp trong tỉnh gặp rất nhiều khó khăn như lạm phát tăng cao, công nghệ sản xuất sản phẩm lạc hậu, cũng như các doanh nghiệp khó tìm được thị phần tiêu thụ sản phẩm, nên toàn bộ nợ xấu nhóm 3 và 4 chưa trả được năm 2012 chuyển
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
2.35% 0% 0% 91.61% 0% 67.81% 6.04% 100% 32.19% % Nhóm 5 Nhóm 4 Nhóm 3
44
sang nợ xấu nhóm 5. Bên cạnh đó, khoản vay thêm vào năm 2013 cũng chưa hoàn trảđúng hẹn nên nợ xấu nhóm 5 tăng cao đột biến vào năm 2013. Sang năm 2014, UBND tỉnh có những chính sách khuyến khích, đầu tư phát triển nên nền kinh tế địa phương khởi sắc hơn, nợ xấu nhóm 5 giảm xuống, chỉ còn 4,7 tỷ đồng, giảm đến 87,82% so với năm 2013, tỷ trọng của nợ xấu nhóm 5 cũng giảm, chỉ chiếm 32,19%.
2.4 Định hướng phát triển
Mục tiêu chung của Agribank là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế của địa phương, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn.
Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa. Năm 2015, Agribank phấn đấu đạt được các mục tiêu tăng trưởng cụ thể, đó là: nguồn vốn tăng từ 13% - 17%; dư nợ tăng 10% - 14%; tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt trên 70%/tổng dư nợ; nợ xấu dưới 3%; đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN Việt Nam. Trong đó, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp tăng 7% - 12%; tỷ lệ nợ xấu dao động ở mức 0,53% - 1,34%, phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam.
45
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUY MÔ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI AGRIBANK CHI NHÁNH
BÌNH THUẬN. 3.1 Kết luận
Qua hơn 27 năm hoạt động và phát triển, tuy còn nhiều khó khăn nhưng hoạt động của chi nhánh đã từng bước đi vào ổn định, hằng năm hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Bình Thuận luôn mang lại nguồn lợi nhuận cho mình. Bộ máy tổ chức có sự liên kết chặt chẽ từ cấp lãnh đạo đến 9 phòng ban trong ngân hàng. Từng phòng ban thực hiện từng chức năng riêng nhằm phục vụ cho hoạt động ngân hàng đạt hiệu quả tốt nhấtnhư: phòng kế toán – ngân quỹ thực hiện hạch toán, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ của khách hàng và quản lý ngân quỹ; phòng điện toán thực hiện tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin của các nghiệp vụ; phòng tín dụng phân tích, thẩm định dự án để đề xuất các dự án tín dụng; phòng kinh doanh ngoại hối thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, kiều hối và chuyển tiền...; phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ xây dựng chương trình công tác và sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hằng năm, quý; phòng hành chính – nhân sự trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động, theo dõi thực hiện nội quy lao động; phòng công đoàn tổ chức phong trào thi đua lao động trong các cấp cán bộ; phòng dịch vụ Marketing thực hiện nhiệm vụ tư vấn, tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng; phòng kế hoạch quản lý rủi ro nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ.
Khả năng cạnh tranh của Agibank chi nhánh Bình Thuận khá tốt so với các ngân hàng khác trong cùng địa phương, cụ thể là trong năm 2014, tỷ trọng khách hàng doanh nghiệp đến vay vốn tại ngân hàng là 34,66% , dư nợ cho vay doanh nghiệp trong năm 2014 là 2.751 tỷ đồng, chiếm 32,79% tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp.Mặc dù doanh thu của ngân hàng chỉ tăng 2,21%, nhưng do ngân hàng có chính sách quản lý tốt nên chi phí giảm đến 6,95%. Vì vậy mà kết quả kinh doanh của năm 2014 tăng đến 60% so với năm 2013.
46
Nhìn chung, tình hình huy động vốn của ngân hàng khá ổn định, tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm. Nhờ vậy mà ngân hàng có một nguồn vốn ổn định cho các khách hàng vay vốn, dư nợ cho vay luôn tăng qua các năm, cụ thể là dư nợ cho vay năm 2014 là 9.168 tỷ đồng, tăng 11,26% so với năm 2013. Bên cạnh đó, doanh số cho vay lũy kế qua các năm và doanh số thu nợ đều tăng qua các năm mặc dù tỷ lệ tăng của năm 2014 thấp hơn so với năm 2013 do ảnh hưởng của nền kinh tế nước ta. Nợ xấu của ngân hàng cũng tăng qua các năm, tỷ lệ nợ xấu của năm 2013 chỉ là 3,45%, trong khi năm 2014 tỷ lệ này tăng đến 8,33%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu chỉ nằm trong khoản 0,709% - 0,887%, phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bình Thuận đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là với hội nông dân đã nhanh chóng tuyên truyền, tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp trong toàn tỉnh hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn tỉnh sau những năm bị khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng.Giai đoạn 2012 – 2014, các doanh nghiệp chủ yếu đi vay vốn ngắn hạn nhằm cứu vãn tình hình hoạt động của công ty trong thời gian này, cụ thể là năm 2013 dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp là 2.157 tỷ đồng, tăng 27,11% so với năm 2012. Trong khi dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp vào năm 2014 chỉ có 412 tỷ đồng, tỷ lệ giảm đến 42,38% so với năm 2013. Chỉ có một số ít doanh nghiệp đi vay vốn dài hạn để đầu tư vào máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất nên tỷ trọng của dư nợ trung và dài hạn chỉ chiếm 14,97% trong tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp.
Nhìn chung, dư nợ cho vay của các loại hình doanh nghiệp năm 2014 hầu như giảm so với năm 2013, chỉ có dư nợ cho vay của DNTN năm 2014 tăng nhẹ 0,20% so với năm 2013.Trong đó, công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, dư nợ cho vay của công ty TNHH năm 2013 là 1.706 tỷ đồng, tăng 15,27% và chiếm 59,40% dư nợ cho vay doanh nghiệp, đến năm 2014 dư nợ cho vay của công ty TNHH là 1.634 tỷ đồng, giảm 4,22% do các công ty này giảm quy mô hoạt động nên dư nợ giảm xuống. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu dư nợ tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng.Công ty cổ phần cũng chiếm một tỷ trọng cố định
47
trong hai năm 2013 và 2014 trong tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, tỷ lệ dư nợ của công ty CP cũng giảm vào năm 2014.
Tỉnh Bình Thuận đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp và dịch vụ, thương mại là chủ yếu. Năm 2014, dư nợ cho vay của các doanh nghiệp đạt 1,024 tỷ đồng, chiếm 37,21% và tăng 7,23% so với năm 2013. Tuy nhiên, dư nợ cho vay của ngành dịch vụ, thương mại vào năm 2013 là1.407 tỷ đồng, nhưng đến năm 2014 dư nợ của ngành dịch vụ, thương mại chỉ còn 1.185 tỷ đồng, giảm 15,78% so với năm 2013, tỷ trọng của năm 2014 chiếm 43,06%.Ngân hàng chú trọng hỗ trợ về vốn với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, dư nợ của nhóm này trong năm 2014 chiếm 12,94%. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và các ngành nghề khác cũng có đến vay vốn tại Agribank chi nhánh Bình Thuận nhưng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng.
Qua thực tế phân tích cho thấy, hoạt động tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng rất lớn do sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước. Vì vậy nợ xấu của ngân hàng cũng biến đổi theo, năm 2013 nợ xấu ngân hàng là 38,6 tỷ đồng, tăng 29,53% so với năm 2012, đến năm 2014, các doanh nghiệp không còn đi vay mạnh như trước nữa nên nợ xấu của ngân hàng chỉ còn 14,6 tỷ đồng, tỷ lệ giảm đến 62,18%.Do tình hình kinh tế khó khăn, các dự án lớn mà các doanh nghiệp đầu tư trước đây khó thu được lợi nhuận nên tạo ra nợ xấu trung và dài hạnnhiều, chiếm tỷ trọng cao, năm 2014, nợ xấu tín dụng trung và dài hạn là 8,7 tỷ, chiếm 59,59% trong cơ cấu nợ xấu doanh nghiệp. Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nợ xấu cao trong những năm gần đây, tuy nhiên, năm 2014 nợ xấu của công ty CP tăng cao nên đã làm thay đổi cơ cấu nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp của ngân hàng.
Nợ xấu của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp chiếm một tỷ trọng cao qua các năm, nhưng lại giảm đột biến chỉ còn 3,4 tỷ đồng vào năm 2014, chiếm 23,29% trong tổng nợ xấu ngân hàng. Nợ xấu của nhóm ngành dịch vụ, thương mại đều