Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tình hìnhhoạt động tín dụng doanh nghiệp tai NH nông nghiệp PTNT VN CN bình thuận giai đoạn 2012 2014 (Trang 39)

2.3.1 Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp 2.3.1.1 Tín dụng doanh nghiệp theo thời gian 2.3.1.1 Tín dụng doanh nghiệp theo thời gian

Bảng 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp theo thời gian của ngân hàng qua 3 năm 2012 – 2014 ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 2013/2012 2014/2013 Ngắn hạn 1.697 2.157 2.340 27,11% 8,48% Trung và dài hạn 585 715 412 22,22% -42,38% Tổng 2.282 2.872 2.752 25,85% -4,18%

Nguồn: phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp không ổn định, cụ thể năm 2013 tổng dư nợ cho vay của doanh nghiệp là 2.872 tỷ đồng, tăng 1,26 lần so với năm 2012. Dư nợ cho vay ngắn hạn của ngân hàng đạt 2.157 tỷ đồng, tăng 27,11% so với năm 2012. Dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng từ 585 tỷ đồng năm 2012 lên 715 tỷ đồng năm 2013 với tỷ lệ là 22,22%, Trong đó, vay ngắn hạn năm 2013 chiếm tỷ trọng

28

75,10% trong tổng dư nợ cho vay của doanh nghiệp, cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm 24.90%.

Biểu đồ 2.4.Tỷ trọng cơ cấu dư nợ tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng theo thời hạn qua 3 năm 2012 – 2014

Nguồn: phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận

Đây là một tỷ trọng an toàn vì cho vay ngắn hạn có rủi ro thấp hơn cho vay trung và dài hạn.Kết quả này chứng tỏ ngân hàng có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh đến vay vốn để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh. Cụ thể là tình hình lãi suất trong giai đoạn 2012-2014 có xu hướng giảm, cụ thể là năm 2012 lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa là 13%, đến năm 2013 ngân hàng Nhà nước quy định áp trở

74.36% 25.64% Năm 2012 75.10% 24.90% Năm 2013 85.03% 14.97% Năm 2014 Ngắn hạn Trung và dài hạn

29

lại trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối đa của của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với 5 lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao giảm 11%/năm xuống 10%/năm. So với cuối năm 2012, lãi suất cho vay trung và dài hạn của các TCTD trên địa bàn giảm từ 2-3% nên dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trung và dài hạn tăng 22,22%.

Đến năm 2014 thì tổng dư nợ cho vay của doanh nghiệp giảm còn 4,18% so với năm 2013, đạt 2.752 tỷ đồng, trong đó cho vay ngắn hạn đạt 2.340tỷ đồng tăng 8,48%, dư nợ cho doanh nghiệp vay trung và dài hạn chỉ đạt 412 tỷ đồng, giảm mạnh 42,38% so với năm 2013. Tỷ trọng dư nợ cho doanh nghiệp vay trung và dài hạn giảm xuống còn 14,97%, và vay ngắn hạn chiếm 85,03%. Do trong năm 2014, NHNN tiếp tục giảm lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam. Lãi suất cho vay ngắn hạn của năm 2014 tối đa là 7%, vì vậy dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 8,48%. Lãi suất cho vay trung và dài hạn từ 8,5%/năm – 10%/ năm, tuy nhiên do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế vẫn còn tác động đến các doanh nghiệp của địa phương làm các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, chỉ đầu tư đầu tư các dự án nhỏ, ngắn hạn, hạn chế các dự án lớn nhằm tránh tổn thất lớn cho công ty. Nên tỷ lệ cho vay trung và dài hạn giảm 8,48% so với năm 2013.

2.3.1.2. Tín dụng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp

Công ty trách nhiệm hữu hạn có dư nợcho vay chiếm tỷ trong cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp mà ngân hàng cho vay, năm 2012 công ty TNHH chiếm 64,85% trong tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp. Dư nợ cho vay của công ty TNHH là 1.706 tỷ đồng vào năm 2013, tăng 226 tỷ đồng so với năm 2012, nhưng tỷ trọng giảm xuống còn 59,40%. Đến năm 2014 tỷ trọng của loại hình doanh nghiệp này giảm xuống tiếp còn 59,38%, và dư nợ cho vay đạt 1.634 tỷ đồng, giảm 4.22% so với năm 2013. Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến tại địa phương, nên trong năm 2013 ngân hàng có nhiều chính sách duy trì công tác tín dụng với các công ty TNHH, vì vậy tỷ lệ này tăng 15,27% so với năm 2012. Nhưng đến năm 2014, tình hình kinh tế địa phương khó khăn, các công ty giảm quy mô hoạt động lại, ít vay của ngân hàng nên tỷ lệ này giảm xuống.

30

Bảng 2.3. Tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp của ngân hàng qua 3 năm 2012 – 2014

ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 2013/2012 2014/2013 Công ty cổ phần 359 665 617 85,24% -7,22% Công ty TNHH 1.480 1.706 1.634 15,27% -4,22%

Doanh nghiệp tư nhân 434 491 492 13,13% 0,20%

Doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài 9 10 9 11,11% -10,00%

Tổng 2.282 2.872 2.752 25,85% -4,18%

Nguồn: phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận

Biểu đồ 2.5.Tỷ trọng cơ cấu dư nợ tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng theo loại hình doanh nghiệpqua 3 năm 2012 – 2014

15.73% 64.86% 19.02% 0.39% Năm 2012 23.15% 59.40% 17.10% 0.35% Năm 2013

31

Nguồn: phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận

Doanh nghiệp tư nhân có tình hình vay vốn khá ổn định. Năm 2014, dư nợcho vay của DNTN là 492 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,20% so với dư nợ đạt 491 tỷ đồng vào năm 2013, trong khi đó, dư nợ cho vay năm 2013 tăng 13,13% so với 2012, tương ứng với khoản dư nợ tăng 57 tỷ đồng. Cơ cấu tỷ trọng của DNTN qua 3 năm lần lượt là 19,02% vào năm 2012, 17,10% vào năm 2013 và năm 2014 là 17,87%. Hầu như các DNTN trong địa phương có khả năng tự chủ về tài chính tốt nên các doanh nghiệp này hầu như chỉ cần nguồn vốn tài trợ nhỏ từ bên ngoài.

Công ty cổ phần chiếm tỷ trọng là 23,15% vào năm 2013 và năm 2014 là 22,42% trong tổng dư nợ cho vay của doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp này có dư nợcho vay biến động qua các năm. Dư nợ cho vay đối với các công ty CP năm 2013 là 665 tỷ đồng, tăng gấp 1,85 lần so với năm 2012, rồi giảm xuống còn 617tỷđồng vào năm 2014, tương ứng tỷ lệ giảm 7,22% so với năm 2013. Lãi suất giảm vào năm 2013 nên các công ty này đi vay vốn rất nhiều nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Đến năm 2014, kinh tế địa phương vẫn chưa hồi phục, nên các CTCP giảm vay vốn của các ngân hàng lại mặc dù lãi suất ngân hàng giảm so với năm 2013. 22.42% 59.38% 17.87% 0.33% Năm 2014 Công ty CP Công ty TNHH DNTN DN có vốn ĐT N. Ngoài

32

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Cụ thể là năm 2013 dư nợcho vay của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 10 tỷ đồng, chỉ chiếm 0,35% tổng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp, tăng 11,11% so với năm 2012. Tuy nhiên năm 2014, tỷ lệ giảm 10,00%, tương ứng với 9 tỷ đồng và tỷ trọng cũng chỉ chiếm 0.33% trong tổng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp.

2.3.1.3 Tín dụng doanh nghiệp theo mục đích cho vay

Bảng 2.4. Tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp theo mục đích cho vay của ngân hàng qua 3 năm 2012 – 2014

ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012

Nông, lâm, ngư nghiệp 245 327 356 33,47% 8,87%

Công nghiệp 834 955 1.024 14,51% 7,23%

Xây dựng 101 144 183 42,57% 27,08%

Dịch vụ, thương mại 880 1.407 1.185 59,89% -15,78%

Các ngành nghề khác 222 39 4 -82,43% -89,74%

Tổng 2.282 2.872 2.752 25,85% -4,18%

Nguồn:phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận

Qua bảng số liệu, ta thấy dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp theo mục đích cho vay đều tăng trưởng ổn định và ít biến động qua 3 năm. Về nông, lâm, ngư nghiệp, năm 2011 dư nợ cho vay là 245 tỷ đồng, chiếm 10,74% tổng dư nợ cho doanh nghiệp vay. Năm 2012, dư nợ cho vay của doanh nghiệp thuộc nhóm nông, lâm, ngư nghiệp đạt 327 tỷ đồng, tăng 33,47% so với năm 2011, mặc dù tỷ trọng của chỉ tiêu này chỉ chiếm 11,39%. Đến năm 2014, tỷ trọng này tăng lên 12,94% nhưng so với năm 2013

33

tỷ lệ tăng trưởng chỉ tăng 8,87%, tương ứng với là 356 tỷ đồng. Agribank là ngân hàng của Nhà nước chuyên hỗ trợ các hộ nông dân cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, vì vậy Agibank luôn có các chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Do đó, dư nợ cho vay của nhóm khách hàng này luôn tăng qua các năm.

Biểu đồ 2.6.Tỷ trọng cơ cấu dư nợ tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng theo mục đích cho vayqua 3 năm 2012 – 2014

Nguồn:phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận

Dư nợ cho vay ngành công nghiệp chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng dư nợ cho vay của doanh nghiệp và tăng khá ổn định qua các năm. Cụ thể là, năm 2013 tỷ trọng của

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

10.74% 11.39% 12.94% 36.55% 33.25% 37.21% 4.43% 5.01% 6.65% 38.56% 48.99% 43.06% 9.72% 1.36% 0.14% % Các ngành nghề khác Dịch vụ, thương mại Xây dựng Công nghiệp

34

chỉ tiêu này chiếm một tỷ lệ là 33,25% và tăng lên 37,21% vào năm 2014. Trong đó, dư nợ cho vay là 955 tỷ đồng vào năm 2013, tăng 14,51% so với năm 2012 và đạt 1.024 tỷ đồng vào năm 2014, tương ứng tăng một khoản 69 tỷ đồng. Nhờ vào các chính sách của UBND tỉnh Bình Thuận ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư, giải quyết nhanh các thủ tục cho nhà đầu tư, cấp đất, giao đất hạn chế khó khăn về năng lực tài chính, công nghệ lạc hậu, mặt bằng lãi suất lớn… mở rộng KCN Hàm Kiệm và xây dựng thêm KCN Tuy Phong, Hàm Tân, Sơn Mỹ… Vì vậy, dư nợ cho vay ngành công nghiệp chiếm một tỷ trọng ổn định qua các năm.

Bên cạnh đó, dư nợ cho vay của nghành xây dựng chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu dư nợ cho vay của ngân hàng, nhưng tỷ lệ cho vay ở nhóm ngành xây dựng tăng cao và ổn định qua các năm. Cụ thể là từ 101 tỷ đồng năm 2012 và tăng lên 144 tỷ đồng vào năm 2013, trong vòng một năm mà dư nợ cho vay tăng 43 tỷ đồng, tương ứng tăng 1,43 lần. Năm 2014 dư nợ cho vay là 183 tỷ đồng, tăng 27,08% so với năm 2013 và chiếm tỷ trọng là 6,65% trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp ngành xây dựng.

Dịch vụ, thương mại là ngành nghề chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại nghành kinh doanh mà ngân hàng cho vay. Năm 2013, dư nợ cho vay là 1.407 tỷ đồng, tăng 59,89% so với năm 2012 và chiếm 38,56% trong tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp. Đến năm 2014, tỷ trọng này giảm xuống còn 43,06% nhưng nhóm dịch vụ, thương mại vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất ngành, dư nợ cho vay là 1.185 tỷ đồng, giảm 15,78% so với năm 2013.

Các ngành nghề khác có dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp khách hàng ngày càng giảm và chiếm một tỷ trọng thấp trong cơ cấu nghành. Dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp là 222 tỷ đồng vào năm 2012 rồi giảm xuống còn 39 tỷ đồng vào năm 2013, tương ứng với tỷ lệ giảm 82,43%. Năm 2014, tỷ lệ này giảm tiếp tục 89,74% với dư nợ cho vay đạt 4 tỷ đồng. Tỷ trọng của dư nợ cho vay của các ngành nghề khác giảm qua các năm, cụ thể là năm 2012 tỷ trọng là 9,72%, rồi giảm còn 1,36% vào năm 2013 và tiếp tục giảm còn 0,14% vào năm 2014.

35

2.3.2 Phân tích nợ xấu tín dụng doanh nghiệp

2.3.2.1 Nợ xấu tín dụng doanh nghiệp theo thời gian

Bảng 2.5. Tình hình nợ xấu tín dụng doanh nghiệp theo thời gian của ngân hàng qua 3 năm 2012 – 2014 ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 2013/2012 2014/2013 Ngắn hạn 11,8 19,8 5,9 67,80% -70,20% Trung và dài hạn 18,0 18,8 8,7 4,44% -53,72% Tổng 29,8 38,6 14,6 29,53% -62,18%

Nguồn: phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ xấu tín dụng doanh nghiệp không ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2013 nợ xấu là 38,6 tỷ đồng, tăng 29,53% so với năm 2012. Tỷ lệ nợ xấu năm 2013 tăng là do ảnh hưởng của nền kinh tế tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong địa phương, dẫn đến công tác thu hồi nợ gặp khó khăn, nợ xấu tăng. Tuy nhiên, đến năm 2014 nợ xấu tín dụng doanh nghiệp giảm xuống còn 14,6 tỷ, giảm 24 tỷ so với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ giảm 62,18%. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu giảm là do dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp năm 2014 giảm và do ngân hàng thực hiện tốt công tác quản lý nợ hiệu quả.

Qua biểu đồ ta thấy tỷ trọng cơ cấu nợ xấu tín dụng doanh nghiệp theo thời gian qua các năm không ổn định. Nợ xấu trong ngắn hạn tăng từ 11,8 tỷ đồng năm 2012 lên 19,8 tỷ đồng năm 2013, tương ứng với tỷ lệ tăng là 67,80%. Tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn đối với doanh nghiệp năm 2012 chỉ có 39,60%, và tiếp tục tăng lên đến 51,30% vào năm 2013. Các công ty, doanh nghiệp trong địa phương tăng vay nợ ngắn hạn, nhưng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình kinh doanh của các công ty vẫn chưa khởi sắc, dẫn đến nợ xấu của ngân hàng tăng cao. Đến năm 2014, nợ xấu tín dụng doanh nghiệp

36

trong ngắn hạn năm 2013 là 5,9 tỷ, giảm 70,20% so với năm 2013, đó là do các doanh nghiệp trả khoản nợ xấu còn nợ trong năm 2013 nên tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể.

Biểu đồ 2.7.Tỷ trọng cơ cấu nợ xấu tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng theo thời hạn qua 3 năm 2012 – 2014

Nguồn: phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận

Nợ xấu trong trung và dài hạn năm 2012 là 18,0 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khá cao là 60,40% trong cơ cấu nợ xấu của ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp. Sang năm 2013 nợ xấu là 18,8 tỷ đồng, tăng 4,44% so với năm 2012 là do ảnh hưởng của lạm phát làm cho tình hình kinh tế của địa phương gặp khó khăn, ngân hàng không thu được nợ mà phải hỗ trợ cho khách hàng vay vốn để tái sản xuất. Nhưng đến năm 2014 nợ xấu là 8,7 tỷ đồng, giảm 53,72% so với năm 2013, là do năm này, trong tỉnh Bình Thuận có

39.60% 60.40% Năm 2012 51.30% 48.70% Năm 2013 40.41% 59.59% Năm 2014 Ngắn hạn Trung và dài hạn

37

nhiều dự án thi công mở rộng đường xá, cũng như xây dựng lại chợ Phan Thiết, nên nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, góp phần làm giảm nợ xấu cảu ngân hàng. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng tỷ trọng nợ xấu trong trung và dài hạn lại tăng từ 48,70% vào năm 2013 lên 59,59% vào năm 2014.

2.3.2.2 Nợ xấu tín dụng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 2.6. Tình hình nợ xấu tín dụng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp của ngân hàng qua 3 năm 2012 – 2014

ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 2013/2012 2014/2013 Công ty cổ phần 0 0 7,7 0% 100% Công ty TNHH 28,0 27,2 3,4 -2,86% -87,50%

Doanh nghiệp tư nhân 1,8 11,4 3,5 533,33% -69,30%

DN có vốn Đ.T N.Ngoài 0 0 0 0% 0%

Tổng 29,8 38,6 14,6 29,53% -62,18%

Nguồn: phòng Tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thuận

Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu tín dụng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp qua các năm không ổn định. Công ty cổ phần không có nợ xấu vào hai năm 2012 và 2013, nhưng đến năm 2014 nợ xấu là 7,7 tỷ đồng, chiếm 52,74% trong cơ cấu nợ xấu tín dụng doanh nghiệp. Công ty cổ phần có nguồn vốn khá ổn định từ việc phát hành cổ phần

Một phần của tài liệu Phân tích tình hìnhhoạt động tín dụng doanh nghiệp tai NH nông nghiệp PTNT VN CN bình thuận giai đoạn 2012 2014 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)