Thành phần côn trùng gây hại trên ruộng đậu bắp tại huyện Châu Thành,

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học và tính ưa thích ký chủ của sâu đục trái đậu bắp earias vittella fabricius, thành phần côn trùng gây hại và thiên địch trên ruộng đậu bắp tại huyện châu thành, hậu giang (Trang 51 - 55)

trong Bảng 3.7Bảng 3.8:

3.4.1 Thành phần côn trùng gây hại trên ruộng đậu bắp tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, vụ Hè Thu 2013 Thành, tỉnh Hậu Giang, vụ Hè Thu 2013

Qua kết quả điều tra thành phần côn trùng gây hại trên ruộng đậu bắp cho thấy mỗi loài côn trùng gây hại có sự biến động khác nhau qua các tháng. Điều đó cho thấy sự xuất hiện của các loài này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm của từng loài, điều kiện ngoại cảnh và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

Kết quả trình bày ở Bảng 3.7 cho thấy có 10 loài côn trùng và 1 loài nhện gây hại trên ruộng đậu bắp tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, thuộc 5 bộ khác nhau. Trong đó, Bộ cánh đều (Homoptera) có 4 loài: rầy xanh hai chấm (Amrasca

devastans Distant), rệp sáp (Phenacoccus solenopsis), rầy phấn trắng (Bemisia

tabaci Gennadlus) và rầy mềm (Aphis gossypii Glover); Bộ cánh nửa cứng (Hemiptera) có 1 loài bọ xít đỏ (Dysdercus cingulatuc); Bộ cánh vảy (Lepidoptera) có 4 loài: sâu đục trái (Earias vittella), sâu đo xanh ăn lá (Anomis flava Fab.), sâu cuốn lá (Sylepta derogate Fab.) và sâu ăn tạp (Spodoptera litura); Bộ cánh tơ (Thysanoptera) có 1 loài bọ trĩ (Megalurothrips usitatus) và Bộ Acarina có 1 loài nhện đỏ (Tetranychus cinnabarius). Kết quả này tương đối phù hợp với Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) về côn trùng gây hại trên cây đay (họ Malvaceae).

Kết quả ở Bảng 3.7 cho thấy, các loài có mức độ rất phổ biến và phổ biến vào tháng 7 (giai đoạn cây bắt đầu phát triển, phân cành, ra hoa) là rầy xanh hai chấm (Amrasca devastans Distant) với mức độ là 100% (“+++” tương ứng > 50%) và sâu đục trái (Earias vittella) với mức độ là 60% (“+++” tương ứng từ 22,2 - 50%). Các

39

loài gây hại khác như: sâu ăn tạp (Spodoptera litura) và sâu đo xanh ăn lá (Anomis

flava Fab.) có xuất hiện nhưng ít phổ biến.

Vào tháng 8 (giai đoạn cây cho trái), bắt đầu có nhiều loài gây hại xuất hiện. Các loài có mức độ rất phổ biến vẫn là rầy xanh hai chấm (Amrasca devastans Distant) cũng với mức độ là 100%. Bên cạnh đó, sâu đục trái (Earias vittella) với mức độ 32,5% (thấp hơn tháng 7), rầy phấn trắng (Bemisia tabaci Gennadlus) với mức độ 27,5% và sâu ăn tạp (Spodoptera litura) với mức độ 40% cũng xuất hiện phổ biến trên ruộng đậu bắp. Các loài khác như: bọ xít đỏ (Dysdercus cingulatuc), sâu đo xanh ăn lá (Anomis flava Fab.), rầy mềm (gossypii Glover), nhện đỏ (Tetranychus cinnabarius) cũng xuất hiện trong tháng 8 nhưng với mức độ ít phổ biến (“+” tương ứng < 22,2%). Đến tháng 9 (giai đoạn gần cuối vụ) các loài có mức độ phổ biến thường xuyên với tần suất cao vẫn là rầy xanh hai chấm (Amrasca

devastans Distant) luôn là 100% và sâu đục trái (Earias vittella) là 36%. Một số loài

có mức độ phổ biến giảm như: sâu ăn tạp (Spodoptera litura) là 24% và rầy phấn trắng (Bemisia tabaci Gennadlus) là 28%. Các loài khác như: rệp sáp (Phenacoccus

solenopsis), bọ xít đỏ (Dysdercus cingulatuc), rầy mềm (Aphis gossypii Glover), bọ

trĩ (Megalurothrips usitatus) tuy có xuất hiện nhưng với mức độ ít phổ biến dưới 20% (“+” tương ứng < 22,2%) nên không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng. Tháng 8 là giai đoạn cây phát triển mạnh và bắt đầu cho trái nên mức độ hiện diện của côn trùng gây hại ở tháng này cao hơn các tháng khác.

Từ kết quả điều tra thành phần côn trùng gây hại trên ruộng đậu bắp cho thấy trên đồng ruộng thường xuyên xuất hiện và gây hại chủ yếu là rầy xanh hai chấm (Amrasca devastans Distant) với mức độ là 100%, sâu đục trái (Earias vittella) với mức độ từ 32,5 - 60%. Qua điều tra được biết, thời kỳ cây ra hoa, có quả, nông dân luôn chú ý phun thuốc định kì để phòng trừ rầy xanh hai chấm và sâu đục trái trên đồng ruộng. Rầy xanh hai chấm (Amrasca devastans Distant) có khả năng gây hại thường xuyên. Loài này có thể gây hại tất cả các giai đoạn của cây đậu bắp, truyền bệnh khảm cho cây, vòng đời ngắn, sức sinh sản cao và có tập tính bay đi khi bị khua động nên việc phòng trị loài này gặp rất nhiều khó khăn. Đối với sâu đục trái

Earias vittella cũng là đối tượng gây hại chủ yếu và quan trọng trên ruộng đậu bắp,

làm ảnh hưởng trầm trọng tới năng suất và phẩm chất trái thương phẩm. Nhưng việc phòng trị là tương đối dễ hơn, do sâu rất dễ mẫn cảm với thuốc nên việc phòng trị sớm và thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả cao. Đây là đối tượng cần phải quan tâm phòng trị bảo vệ năng suất cây trồng.

Trong quá trình điều tra thực tế thì diễn biến thời tiết thất thường mưa, nắng xen kẽ và do nông dân phun xịt thuốc tạo điều kiện bất lợi cho một số loài côn trùng phát sinh và phát triển. Vì vậy, có thể các đối tượng gây hại ít phát triển và gây hại trong thời điểm này.

40

Bảng 3.7: Thành phần côn trùng gây hại trên ruộng đậu bắp tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, vụ Hè Thu 2013

STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ

Mức độ phổ biến Tháng 7 Tần suất (%) Tháng 8 Tần suất (%) Tháng 9 Tần suất (%)

1 Sâu đục trái Earias vittella Lepidoptera +++ 60 ++ 32,5 ++ 36 2 Rầy xanh hai chấm Amrasca devastans Distant Homoptera +++ 100 +++ 100 +++ 100 3 Rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadlus Homoptera - 0 ++ 27,5 ++ 28 4 Rệp sáp Phenacoccus solenopsis Homoptera - 0 - 2,5 + 8 5 Bọ xít đỏ Dysdercus cingulatuc Hemiptera - 0 + 7,5 + 8 6 Sâu đo xanh ăn lá Anomis flava Fab. Lepidoptera + 8 + 5 - 0 7 Sâu cuốn lá Sylepta derogate Fab. Lepidoptera - 4 - 0 - 0 8 Sâu ăn tạp Spodoptera litura Lepidoptera + 20 ++ 40 ++ 24 9 Rầy mềm Aphis gossypii Glover Homoptera - 0 + 7,5 + 16 10 Bọ trĩ Megalurothrips usitatus Thysanoptera - 0 - 0 + 12 11 Nhện đỏ Tetranychus cinnabarius Acarina - 0 + 0 - 0

Ghi chú:

- : Rất ít phổ biến (tần suất xuất hiện <5%) + : Ít phổ biến (tần suất xuất hiện 5-20%)

++ : Phổ biến (thường xuất hiện) (tần suất xuất hiện 21-50%)

41

Hình 3.11: Các loài côn trùng gây hại hiện diện trên ruộng đậu bắp điều tra

42

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học và tính ưa thích ký chủ của sâu đục trái đậu bắp earias vittella fabricius, thành phần côn trùng gây hại và thiên địch trên ruộng đậu bắp tại huyện châu thành, hậu giang (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)