Một số loài thiên địch trên cây đậu bắp

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học và tính ưa thích ký chủ của sâu đục trái đậu bắp earias vittella fabricius, thành phần côn trùng gây hại và thiên địch trên ruộng đậu bắp tại huyện châu thành, hậu giang (Trang 28)

1.4.1. Nhện Lycosa Lycosa pseudoannulata

Nhện Lycosa có tên khoa học là Lycosa pseudoannulata, thuộc Họ Lycosidae, Bộ Araneae. Nhện Lycosa có vạch hình nĩa trên lưng và bụng có những điểm trắng. Đây là loài nhện phổ biến nhất trên cây trồng và khi bị động chúng bò rất nhanh trên mặt nước. Con cái sống 3 - 4 tháng và đẻ 200 - 400 trứng. Chúng không kéo màng mà tấn công con mồi trực tiếp. Nhện trưởng thành ăn rất nhiều loại côn trùng có hại, kể cả bướm sâu đục thân. Nhện đực cũng tấn công ấu trùng rầy nâu. Mỗi ngày chúng ăn 5 - 15 con mồi. Con đực có thân mình và súc biện to (Shepard và

ctv., 1989).

1.4.2. Nhện chân dài Tetragnatha maxillosa

Nhện chân dài có tên khoa học là Tetragnatha maxillosa, thuộc Họ Tetragnathidae, Bộ Araneae. Nhện chân dài có thân và chân dài thường nằm trên lá lúa. Con đực có hàm to, loài này sống 1 - 3 tháng và đẻ 100 - 200 trứng. Trứng được đẻ thành đám ở nửa phía trên cây lúa và được phủ một màng mỏng giống như

16

bông. Nhện chân dài thích ở vùng ẩm, chúng ẩn ở thân cây lúa lúc giữa trưa và rình mồi ở lưới vào buổi sáng. Nhện chân dài chăng lưới loại hình tròn nhưng rất yếu. Khi rầy nâu, ruồi hoặc bướm đụng vào lưới, lập tức nhện cuốn ngay con mồi. Mỗi ngày nhện có thể ăn 2 - 3 con mồi (Shepard và ctv., 1989).

1.4.3. Nhện nhảy Phidippus sp.

Nhện nhảy có tên khoa học là Phidippus sp. thuộc Họ Salticidae, Bộ Araneae. Nhện nhảy có mắt lồi, khi bị động chúng di chuyển không nhanh, thân nhện nhảy có lông nâu. Các trứng được đẻ trong mặt ổ trứng hình thon dài, phủ tơ mịn. Con cái sống 2 - 4 tháng và đẻ từ 60 - 90 trứng. Nhện nhảy thích sống ở vùng đất khô và ở trên lá lúa. Chúng thường ẩn trong màng, làm cho lá lúa bị cuốn lại để chúng nằm và chờ mồi (rầy nâu, rầy xanh và các côn trùng nhỏ) (Shepard và ctv., 1989).

1.4.4. Nhện linh miêu Oxyopes javanus

Nhện linh miêu có tên khoa học là Oxyopes javanus, thuộc Họ Oxyopidae, Bộ Araneae. Đây là loài nhện săn mồi, không làm màng. Con cái, ở bụng có 4 vạch trắng chéo, mỗi bên 2 vạch. Con đực có súc biện to, có 2 vạch nâu đỏ và 2 vạch trắng dọc bụng. Loài nhện này sống trong tán lá lúa, thích sống ở ruộng khô và sinh sống trên ruộng lúa sau khi ruộng phát triển tán lá lúa và đã có độ che phủ cao. Thức ăn của loài nhện này chủ yếu là các loài bướm. Chúng đóng vai trò khá quan trọng, mỗi ngày nhện linh miêu có thể ăn 2 - 3 con mồi (Shepard và ctv., 1989).

1.4.5. Nhện lùn Atypena formosana

Nhện lùn có tên khoa học là Atypena formosana thuộc Họ Linyphiidae, Bộ Araneae. Nhện lùn khi trưởng thành có 3 đôi chấm vạch ở lưng. Trứng hình tròn, đẻ thành cụm lên bẹ lá lúa khô có phủ một màng mỏng. Một con cái có thể đẻ 80 - 100 trứng. Nhện lùn thích ở ruộng nước và kéo màng ở gốc cây lúa phía trên mặt nước. Nhện lùn di chuyển chậm và bắt mồi chủ yếu mắc vào màng. Nhện lùn sống 1,5 - 2 tháng và ăn rầy non, cả rầy nâu lẫn rầy xanh (Shepard và ctv., 1989).

1.4.6. Bọ rùa đỏ Micraspis sp.

Bọ rùa đỏ có tên khoa học là Micraspis sp. thuộc Họ Coccinellidae, Bộ

Coleoptera. Cơ thể hình oval, màu đỏ đậm hoặc nhạt, kích thước nhỏ và nhẵn bóng. Mặt lưng có màu nâu da cam. Trán có khi có một điểm đen. Trên tấm lưng ngực trước có 2 mãng đen giáp đáy (có khi nối liền nhau) và hai chấm đen tròn giữa, có trường hợp hai chấm đen này tiêu biến. Bọ rùa hoạt động vào ban ngày trên ngọn cây lúa ở môi trường đất ẩm, cũng như đất ướt. Trên lúa loài này cũng được ghi nhận tấn công trên ấu trùng và thành trùng rầy nâu (Nilaparvata lugens) (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).

17

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1. PHƯƠNG TIỆN

2.1.1. Thời gian và địa điểm

Đề tài được thực hiện từ tháng 2/2013 đến tháng 10/2013, tại phòng thí nghiệm phòng trừ sinh học, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ và những ruộng đậu bắp tại huyện Châu Thành, Hậu Giang.

2.1.2. Vật liệu

 Hộp nhựa có kích thước khoảng 6,5 x 12 cm và hộp nhựa nhỏ có kích thước 3,5 x 4 cm để nuôi ấu trùng.

 Ấu trùng sâu đục trái đậu bắp thu ngoài đồng mang về phòng thí nghiệm nuôi nhân mật số.

 Các loại trái: bụp vang, đậu đũa, đậu rồng và các bộ phận còn non của cây đậu bắp (đọt, nụ, trái) làm thức ăn cho sâu.

 Bọc nilon chiều cao khoảng 17cm và chiều ngang khoảng 10cm để nuôi thành trùng cho đẻ trứng.

 Nước đường làm thức ăn cho thành trùng.

 Kính lúp cầm tay, kính để bàn để quan sát sự lột xác, đo kích thước thân, vỏ đầu, cân điện tử, máy chụp hình.

 Cồn 70% để khử trùng nơi thí nghiệm và cọ để quét trứng.

 Kéo, giấy thấm, bông gòn, nước cất, cọ lông, vợt bắt côn trùng… và các vật dụng cần thiết khác.

2.2. PHƯƠNG PHÁP

2.2.1. Khảo sát đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục trái đậu bắp Earias vittella Fabricius trong điều kiện phòng thí nghiệm vittella Fabricius trong điều kiện phòng thí nghiệm

Khảo sát vòng đời sâu đục trái E. vittella

Tiến hành thu ấu trùng sâu đục trái đậu bắp E. vittella từ các ruộng trồng đậu bắp thuộc khu vực Nam Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang về nuôi nhân mật số. Việc nhân nuôi nguồn sâu được thực hiện tại phòng thí nghiệm phòng trừ sinh học, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật theo quy trình sau:

Bước 1: Ấu trùng sâu đục trái sau khi mang về phòng thí nghiệm được bố trí vào hộp nhựa nuôi sâu, mỗi hộp chứa khoảng 10 ấu trùng. Thức ăn được thay mới mỗi ngày một lần là các trái đậu bắp còn non được thu thập ở ngoài đồng mang về rửa sạch cho sâu ăn.

Bước 2: Các ấu trùng nuôi đến khi hóa nhộng, tách riêng nhộng ra từng hộp nhựa nhỏ riêng biệt, mỗi hộp 1 nhộng.

18

Bước 3: Khi nhộng vũ hóa, tiến hành chọn thành trùng đực và cái cho bắt cặp trong bọc nylon có bổ sung nước đường, bông gòn ẩm và lá đậu bắp tươi (hoa, trái) để bướm đẻ trứng.

Bước 4: Khi thành trùng cái đẻ trứng, dùng cọ lông mềm quét trứng và chuyển vào những hộp nhỏ có kích thước 3,5 x 4 cm (mỗi hộp 1 cá thể) có để sẵn trái đậu bắp non để làm thức ăn cho sâu non mới nở và bông gòn thấm nước để tạo độ ẩm.

Hình 2.1: Nuôi sâu trong phòng thí nghiệm

Tiến hành theo dõi, quan sát từ lúc bướm đẻ trứng đến khi trứng nở, các giai đoạn ấu trùng, nhộng và thành trùng. Mỗi lần ghi nhận cách nhau 24 giờ, tiến hành quan sát 30 cá thể.

Giai đoạn trứng

Hằng ngày, khi bướm đẻ trứng tiến hành quan sát trên lá và trái đậu bắp để ghi nhận các chỉ tiêu:

 Thời gian ủ trứng.

 Kích thước trứng.

 Hình dạng, màu sắc của trứng. Giai đoạn ấu trùng

Mỗi ấu trùng được nuôi riêng trong hộp nhựa có kích thước 3,5 x 4 cm. Hằng ngày, thay mới thức ăn cho ấu trùng, theo dõi và ghi nhận các chỉ tiêu sau:

 Số tuổi của ấu trùng.

 Thời gian của mỗi tuổi sâu (dựa vào vỏ đầu của ấu trùng lột xác).

 Kích thước của ấu trùng ở mỗi tuổi.

19

Giai đoạn nhộng

Sau khi ấu trùng hóa nhộng, nhộng cũng được chuyển vào trong hộp nhựa có kích thước 3,5 x 4 cm nhưng không cung cấp thức ăn trong hộp. Ghi nhận các chỉ tiêu:

 Thời gian nhộng.

 Kích thước nhộng.

 Đặc điểm và màu sắc nhộng. Giai đoạn thành trùng

Khi nhộng vừa vũ hóa, chọn các cặp thành trùng đực và cái cho chúng sống và bắt cặp trong bọc nilon, bên trong có treo lá và trái đậu bắp, cung cấp nước đường và bông gòn ẩm. Quan sát và ghi nhận các chỉ tiêu:

 Thời gian từ khi bướm vũ hóa đến đẻ trứng.

 Số lượng trứng đẻ bởi một bướm cái.

 Tỷ lệ trứng nở.

 Thời gian sống của thành trùng đực.

 Thời gian sống của thành trùng cái.

 Kích thước cơ thể và màu sắc của bướm.

Số liệu ghi nhận được tính trung bình, kèm theo độ lệch chuẩn, lập bảng biểu để thảo luận, xác định vòng đời của Earias vittella Fabricius.

Cách đo kích thước các giai đoạn:

Đối với trứng và sâu non tuổi 1 của Earias vittella thì đo kích thước bằng kính hiển vi (vật kính 4X) với đơn vị micromet (µm), sau đó quy đổi về đơn vị milimet (mm) theo công thức:

Kích thước (mm) = (Số vạch đo được x 25) x 10-3

Sâu tuổi 2, tuổi 3 thì đo kích thước dưới kính loup để bàn có gắn thước trắc vi thị kính để đo, sau đó quy đổi về đơn vị milimet (mm) theo công thức:

l (mm) = (0.1 x số vạch đo được) / độ phóng đại

Đối với sâu tuổi 4, tuổi 5, nhộng, thành trùng thì đo bằng thước kẻ với đơn vị là milimet (mm). Đối với con trưởng thành thì đo chiều dài thân và chiều dài sải cánh.

2.2.2. Khảo sát khả năng ăn các bộ phận cây đậu bắp đối với ấu trùng Earias vittella trong điều kiện phòng thí nghiệm. vittella trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Thời gian và địa điểm

Thí nghiệm được thực hiện trong tháng 8 năm 2013 tại phòng thí nghiệm phòng trừ sinh học, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.

20

Phương pháp

Ấu trùng E. vittella được thu từ ruộng đậu bắp ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, mang về phòng thí nghiệm phòng trừ sinh học, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật nhân nuôi cho đến khi đủ số lượng ấu trùng, tiến hành làm thí nghiệm. Chọn sâu có kích thước, độ tuổi tương đối đồng đều nhau, chọn sâu tuổi 3 để làm thí nghiệm. Trước khi tiến hành thí nghiệm cho sâu nhịn đói một buổi.

Các bộ phận cây đậu bắp thu ngoài đồng về, rửa sạch, chọn kích thước từng bộ phận tương đối đồng đều nhau và không sâu bệnh.

Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện phòng thí nghiệm theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức (tương ứng với các bộ phận: đọt non, hoa, trái non) với 4 lần lặp lại. Mỗi nghiệm thức có 1 nghiệm thức đối chứng (không thả sâu vào) với 4 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại tương ứng với 1 hộp nhựa có chiều cao khoảng 6,5 cm và đường kính khoảng 12 cm, đặt từng bộ phận cây đậu bắp vào hộp, sau đó thả vào 1 ấu trùng tuổi 3 cho chúng ăn và ghi nhận chỉ tiêu. Thức ăn và sâu được cân cùng lúc trước khi cho vào hộp nhựa bằng cân điển tử với độ chính xác 1 mg.

Hình 2.2: Bố trí thí nghiệm các bộ phận cây đậu bắp

Chỉ tiêu ghi nhận là trọng lượng thức ăn được sâu tiêu thụ và sự tăng trọng của sâu sau 24 và 48 giờ thí nghiệm. Các chỉ tiêu được tính toán như sau:

(*) Trọng lượng thức ăn sâu tiêu thụ (mg) = (M0 – Mi) – ĐCi Trong đó:

- M0: trọng lượng thức ăn ban đầu (mg).

- Mi: trọng lượng thức ăn sau 24 và 48 giờ thí nghiệm (mg). - ĐCi: trọng lượng thức ăn đối chứng trung bình (mg).

21

Ai – A0

(**) Tỷ lệ tăng trọng của sâu (%) = x100 A0

Trong đó:

- Ai: trọng lượng sâu sau 24 và 48 giờ thí nghiệm. - A0: trọng lượng sâu ban đầu.

Sử dụng chương trình thống kê Mstatc để phân tích số liệu và so sánh trung bình nghiệm thức bằng phương pháp kiểm định Duncan.

2.2.3. Khảo sát tính ưa thích ký chủ của ấu trùng E. vittella trong điều kiện phòng thí nghiệm phòng thí nghiệm

Thời gian và địa điểm

Thí nghiệm được thực hiện trong tháng 7 năm 2013 tại phòng thí nghiệm phòng trừ sinh học, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.

Các loại trái cây dùng làm thí nghiệm khảo sát ký chủ của ấu trùng E. vittella

STT Tên thông thường Tên khoa học Họ

1 Đậu bắp Abelmoschus esculentus Malvaceae (Bông) 2 Đậu đũa Vigna sinensis spp. Fabaceae (Đậu) 3 Đậu rồng Psophocarpus tetragonolobus Fabaceae (Đậu) 4 Bụp vang Abelmoschus moschatus (L.) Medik. Malvaceae(Bông) Phương pháp

Ấu trùng E. vittella cũng được thu từ ruộng đậu bắp mang về phòng thí nghiệm phòng trừ sinh học, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật nhân nuôi cho đến khi đủ số lượng ấu trùng, tiến hành làm thí nghiệm. Chọn sâu có kích thước, độ tuổi tương đối đồng đều nhau, thường chọn sâu tuổi 3 để làm thí nghiệm. Trước khi tiến hành thí nghiệm cho sâu nhịn đói một buổi.

Các loại trái được dùng làm thí nghiệm được thu ngoài đồng về, rửa sạch, chọn kích thước trái tương đối đồng đều và không sâu bệnh.

Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện phòng thí nghiệm theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức (tương ứng 4 loại cây ký chủ) với 5 lần lặp lại. Mỗi nghiệm thức có 1 nghiệm thức đối chứng (không thả sâu vào) với 5 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại tương ứng với 1 hộp nhựa có chiều cao khoảng 3 cm và đường kính khoảng 4 cm, có lót giấy thấm, đặt 1 trái của từng loại cây vào hộp, sau đó thả vào 1

22

ấu trùng tuổi 3 cho chúng ăn và ghi nhận chỉ tiêu. Thức ăn và sâu được cân cùng lúc trước khi cho vào hộp nhựa bằng cân điển tử với độ chính xác 1 mg.

Hình 2.3: Bố trí thí nghiệm các loại trái cây ký chủ của loài E. vittella Fab.

Chỉ tiêu ghi nhận là trọng lượng thức ăn được sâu tiêu thụ và sự tăng trọng của sâu sau 24 và 48 giờ thí nghiệm. Các chỉ tiêu được tính toán tương tự như khảo sát khả năng ăn các bộ phận cây đậu bắp đối với ấu trùng E. vittella, nhưng với 5 lần lặp lại.

Sử dụng chương trình thống kê Mstatc để phân tích số liệu và so sánh các trung bình nghiệm thức bằng phương pháp kiểm định Duncan.

2.2.4. Điều tra thành phần côn trùng gây hại và thiên địch ăn mồi trên ruộng đậu bắp tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, vụ Hè Thu 2013 đậu bắp tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, vụ Hè Thu 2013

Thành phần côn trùng gây hại và thiên địch được điều tra thực tế trên 4 ruộng đậu bắp thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, vụ Hè Thu 2013

- Ruộng 1: diện tích 1000 m2, cây đậu bắp trồng được 30 ngày và xen canh với cây khổ qua trồng hai bên bờ líp. Thời gian điều tra từ ngày 5/7 - 8/8/2013. - Ruộng 2: diện tích 800 m2, cây đậu bắp trồng được 35 ngày và không xen

canh với cây trồng khác. Thời gian điều tra từ ngày 5/7 - 8/8/2013.

- Ruộng 3: diện tích 1000 m2, cây đậu bắp trồng được 45 ngày và không xen canh với cây trồng khác. Thời gian điều tra từ ngày 18/7 29/8/2013.

- Ruộng 4: diện tích 1500 m2, cây đậu bắp trồng được 33 ngày và không xen canh với cây trồng khác. Thời gian điều tra từ ngày 8/8 - 26/9/2013.

Cách lấy chỉ tiêu được mô tả như sau:

Trên mỗi ruộng khảo sát chọn 5 điểm cố định theo đường chéo góc (Hình 2.4): mỗi điểm với 4 cây đậu bắp (tương ứng 1 m2) được cột dây nylon màu đỏ để đánh dấu. Đếm và ghi nhận mật số côn trùng gây hại và thiên địch ở mỗi điểm trên ruộng. Chỉ tiêu được ghi nhận 1 tuần/lần. Các đối tượng khảo sát không nhận diện được trực tiếp trên ruộng sẽ được thu thập mang về phòng thí nghiệm để định danh.

23

Hình 2.4: Sơ đồ các điểm điều tra trên ruộng đậu bắp

Số liệu ghi nhận trên 4 ruộng đậu bắp sẽ được tính ra tần suất xuất hiện và mức độ phổ biến của từng loài côn trùng gây hại và thiên địch tương ứng.

Tần suất xuất hiện (%) của một loài được tính theo sự hiện diện của loài đó qua các đợt khảo sát:

Số lần xuất hiện

Tần suất xuất hiện (%) = x 100 Tổng số lần quan sát

Mức độ phổ biến của từng loài được tính theo tần suất xuất hiện của loài đó trên các ruộng điều tra theo thời gian, trong đó:

- : Rất ít phổ biến (tần suất xuất hiện <5%) + : Ít phổ biến (tần suất xuất hiện 5-20%)

++ : Phổ biến (thường xuất hiện) (tần suất xuất hiện 21-50%)

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học và tính ưa thích ký chủ của sâu đục trái đậu bắp earias vittella fabricius, thành phần côn trùng gây hại và thiên địch trên ruộng đậu bắp tại huyện châu thành, hậu giang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)