Điều tra thành phần côn trùng gây hại và thiên địch ăn mồi trên ruộng

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học và tính ưa thích ký chủ của sâu đục trái đậu bắp earias vittella fabricius, thành phần côn trùng gây hại và thiên địch trên ruộng đậu bắp tại huyện châu thành, hậu giang (Trang 35 - 37)

đậu bắp tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, vụ Hè Thu 2013

Thành phần côn trùng gây hại và thiên địch được điều tra thực tế trên 4 ruộng đậu bắp thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, vụ Hè Thu 2013

- Ruộng 1: diện tích 1000 m2, cây đậu bắp trồng được 30 ngày và xen canh với cây khổ qua trồng hai bên bờ líp. Thời gian điều tra từ ngày 5/7 - 8/8/2013. - Ruộng 2: diện tích 800 m2, cây đậu bắp trồng được 35 ngày và không xen

canh với cây trồng khác. Thời gian điều tra từ ngày 5/7 - 8/8/2013.

- Ruộng 3: diện tích 1000 m2, cây đậu bắp trồng được 45 ngày và không xen canh với cây trồng khác. Thời gian điều tra từ ngày 18/7 29/8/2013.

- Ruộng 4: diện tích 1500 m2, cây đậu bắp trồng được 33 ngày và không xen canh với cây trồng khác. Thời gian điều tra từ ngày 8/8 - 26/9/2013.

Cách lấy chỉ tiêu được mô tả như sau:

Trên mỗi ruộng khảo sát chọn 5 điểm cố định theo đường chéo góc (Hình 2.4): mỗi điểm với 4 cây đậu bắp (tương ứng 1 m2) được cột dây nylon màu đỏ để đánh dấu. Đếm và ghi nhận mật số côn trùng gây hại và thiên địch ở mỗi điểm trên ruộng. Chỉ tiêu được ghi nhận 1 tuần/lần. Các đối tượng khảo sát không nhận diện được trực tiếp trên ruộng sẽ được thu thập mang về phòng thí nghiệm để định danh.

23

Hình 2.4: Sơ đồ các điểm điều tra trên ruộng đậu bắp

Số liệu ghi nhận trên 4 ruộng đậu bắp sẽ được tính ra tần suất xuất hiện và mức độ phổ biến của từng loài côn trùng gây hại và thiên địch tương ứng.

Tần suất xuất hiện (%) của một loài được tính theo sự hiện diện của loài đó qua các đợt khảo sát:

Số lần xuất hiện

Tần suất xuất hiện (%) = x 100 Tổng số lần quan sát

Mức độ phổ biến của từng loài được tính theo tần suất xuất hiện của loài đó trên các ruộng điều tra theo thời gian, trong đó:

- : Rất ít phổ biến (tần suất xuất hiện <5%) + : Ít phổ biến (tần suất xuất hiện 5-20%)

++ : Phổ biến (thường xuất hiện) (tần suất xuất hiện 21-50%)

+++ : Rất phổ biến (xuất hiện thường xuyên) (tần suất xuất hiện >50%)

24

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học và tính ưa thích ký chủ của sâu đục trái đậu bắp earias vittella fabricius, thành phần côn trùng gây hại và thiên địch trên ruộng đậu bắp tại huyện châu thành, hậu giang (Trang 35 - 37)