Các tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu Xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi phục vụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên qua môn học dinh dưỡng bằng phần mềm EMP test tại trường đại học điều dưỡng nam định (Trang 26 - 27)

I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3.3Các tiêu chí đánh giá

3. Quanh ệc ủa đánh giá kết quả học tập với quá trình dạy học

3.3Các tiêu chí đánh giá

Tính toàn diện: Tiêu chí này yêu cầu việc tổ chức đề kiểm tra phải thể hiện

được một cách toàn diện các mục tiêu đã được xác định trong chương trình các môn học.

Tính khách quan: Đảm bảo kết quả đánh giá không phụ thuộc vào chủ quan người đánh giá cũng nhưđiều kiện đánh giá.

Độ tin cậy: Đảm bảo kết quả làm bài của SV phản ánh đúng trình độ người học và đúng mục đích đánh giá. Đồng thời một đề kiểm tra được xem là có độ tin cậy thì quá trình kiểm tra đánh giá mới đạt đến độ chính xác cao.

Hiện nay thường chỉ những đề trắc nghiệm do các chuyên gia trắc nghiệm biên soạn, được kiểm nghiệm nhiều lần qua từng giai đoạn, qua nhiều đối tượng mới đạt

được đầy đủ các yêu cầu của tiêu chí vềđộ tin cậy nêu trên.

- Tính khả thi: Nội dung, hình thức và phương tiện tổ chức kiểm tra phải phù hợp với điều kiện của HS - SV, của nhà trường và nhất là với mục tiêu giáo dục của từng môn học.

- Khả năng phân loại tích cực: Đề kiểm tra càng phản ánh được càng rõ ràng, nhiều trình độ khác nhau của HS - SV càng tốt.

- Tính giá trị: Một bài kiểm tra chỉ có giá trị khi đánh giá được HS - SV về

lĩnh vực cần đánh giá, đo được cái cần đo, thực hiện đầy đủ các mục tiêu đặt ra cho bài kiểm tra.

Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi luôn tuân thủ theo các tiêu chí đánh giá trên nhằm tạo ra những tác động tích cực đến HS - SV, đảm bảo công bằng

trong dạy học, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung.

Một phần của tài liệu Xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi phục vụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên qua môn học dinh dưỡng bằng phần mềm EMP test tại trường đại học điều dưỡng nam định (Trang 26 - 27)