Giải pháp kinh tế

Một phần của tài liệu Tình hình buôn lậu xăng dầu qua biên giới tại việt nam – thực trạng và giải pháp ngăn chặn (Trang 34 - 37)

Tuy nhiên, việc chống buôn lậu là công việc lâu dài và mất rất nhiều công sức. Do đó, đi kèm với những giải pháp hành chính nêu trên, để việc chống buôn lậu được hiệu quả, không thể thiếu những giải pháp về kinh tế như sau:

Một là, đảm bảo công ăn việc làm đầy đủ cho đại bộ phận người dân vùng biên,

tiến hành cấp vốn, cấp đất sản xuất cho người dân,

Theo kinh nghiệm nhiều năm chống buôn lậu của các cơ quan chức năng, đa số những người vận chuyển xăng dầu là dân nghèo, không có công ăn việc làm, không có đất sản xuất. Chính vì thế, họ rất dễ bị bọn đầu nậu mua chuộc để thực hiện hành vi trái pháp luật này.

Do đó, đảm bảo việc làm hợp pháp và nâng cao nhận thức cho nhân dân vùng biên là biện pháp cần được ưu tiên hàng đầu để đối phó với tình trạng buôn lậu này.

Hai là, từng bước tăng giá xăng dầu trong nước theo đúng lộ trình đề ra, không

tăng giá quá nhanh và quá cao sẽ khiến cho giá cả trong nước tăng nhanh, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và sự ổn định kinh tế vĩ mô.

Với mức giá 21.300 hiện nay Chính phủ cho phép giá bán xăng đã là mức giá gần bằng mức giá cơ sở: 21.379.

Qua bảng tính giá cho chúng ta thấy người tiêu dùng vẫn phải chịu mức thuế cao đối với mặt hàng xăng dầu: 10% thuế tiêu thụ đặc biệt; 10% thuế VAT và 1.000 phí xăng dầu. Mức giá 21.300 là mức giá tương đương với mức giá mà Trung quốc gần đây nhất đã tăng lên. Theo tính toán con số đó là 1.018$/lít ở Bắc Kinh và 1.019$/lít ở Thượng Hải. (Quyết định này vào ngày 21.03.2011. Theo quy định của Trung quốc phải thì giá xăng chỉ được điều chỉnh sau 22 ngày làm việc và mỗi lần điều chỉnh không quá 4%).

Nếu chúng ta xếp Việt Nam cùng với các nước sản xuất được dầu mỏ và có nhà máy lọc dầu trong khu vực châu Á Thái Bình Dương thì thậm chí giá xăng Việt nam hiện nay đang ở mức cao nhất và rất cao đặc biệt so với Indonesia hay Malaysia.

Do đó, để tránh những tác động xấu có thể xảy ra đối với nền kinh tế và xã hội, cần phải có một lộ trình cụ thể và từng bước. Và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong việc thực hiện lộ trình này một cách có hiệu quả.

Ba là, từng bước “thả” giá xăng dầu cho vận hành theo cơ chế thị trường, thiết lập

một thị trường cạnh tranh sòng phẳng, đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.

Để xây dựng một thị trường cạnh tranh có hiệu quả, trước mắt nhà nước cần tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hiện nay cho hợp lý, tạo lập khung pháp lý minh bạch và rõ ràng hơn. Hiện nay, cả nước có khoảng 11 đơn vị đầu mối được phép nhập khẩu xăng dầu, đủ để hình thành một thị trường cạnh tranh, giống như thị trường điện thoại viễn thông. Khi đó, người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn, các doanh nghiệp cũng sẽ phải cố gắng vươn lên, có trách nhiệm trong việc đảm bảo nguồn cung cấp xăng dầu cho thị trường, giám sát hệ thống phân phối được tốt hơn. Từ đó, tình trạng các đại lý xăng dầu dọc biên giới tổ chức buôn lậu hoặc tiếp tay cho buôn lậu chắc chắn sẽ giảm mạnh. Bọn đầu nậu thiếu nguồn cung cấp, sẽ không thể hoành hành được.

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt Các trang Web www.thoibaodoanhnhan.com http://vov.vn http://www.tinkinhte.com http://www.vinanet.com.vn http://www.tinthuongmai.vn http://xangdau.net http://www.petrolimex.com.vn http://tuoitre.vn www.nld.com.vn www.baocongthuong.com.vn www.danviet.vn www.nguyentandung.org www.soha.vn www.sggp.org.vn www.longan.gov.vn www.laodong.com.vn www.vietmarine.net/forum/ www.vneconomy.vn www.thuongmai.vn

Một phần của tài liệu Tình hình buôn lậu xăng dầu qua biên giới tại việt nam – thực trạng và giải pháp ngăn chặn (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w