Ảnh hưởng của việc buôn lậu xăng dầu qua biên giới đối với nền kinh tế quốc dân

Một phần của tài liệu Tình hình buôn lậu xăng dầu qua biên giới tại việt nam – thực trạng và giải pháp ngăn chặn (Trang 26 - 29)

nền kinh tế quốc dân

Buôn lậu xăng dầu đã trở thành một quốc nạn không chỉ đối với Việt Nam mà còn với nhiều nước khác trên thế giới, làm đau đầu các chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước, gây bức xúc trong xã hội và làm thiệt hại đáng kể đối với các quốc gia. Theo ước tính, mỗi năm Việt Nam thiệt hại hàng triệu USD vì buôn lậu. Trong khi mỗi năm chúng ta phải nhập khẩu từ 15-17 triệu tấn xăng dầu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và sản xuất, thì một phần không nhỏ trong số đó lại bị xuất lậu ra nước ngoài, gây bức xúc trong dư luận và toàn xã hội. Và những ảnh hưởng của tình trạng buôn lậu sẽ được xem xét trên ba phương diện chủ yếu là đối với nhà nước, đối với doanh nghiệp và đối với xã hội.

2.1.3.1. Đối với Nhà nước

Một là, làm thất thoát đáng kể ngân sách của chính phủ, gây áp lực lạm phát và tài

khóa rất lớn, làm ảnh hưởng đến sự ổn định chung của nền kinh tế quốc dân.

Theo tính toán của các cơ quan chức năng, mỗi ngày có hàng nghìn, hàng trăm nghìn lít xăng dầu ùn ùn tràn sang Campuchia theo rất nhiều con đường, cả đường bộ và đường thủy, trong khi các cơ quan chức năng không bắt giữ được bao nhiêu. Trong khi đó, thuế nhập khẩu xăng dầu hiện bằng 0% và hàng năm nhà nước đều

phải bù lỗ hàng triệu USD cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, càng làm tăng áp lực đối với ngân sách.

Hai là, cản trở hoặc gây khó khăn cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội

của chính phủ.

Rõ ràng là, việc xuất lậu xăng dầu như hiện nay của bọn tội phạm đã gây thiệt hại đáng kể cả về mặt kinh tế và phúc lợi cho xã hội. Ngân sách bị thất thoát đồng nghĩa với việc phải tăng các khoản thuế đánh vào người dân và doanh nghiệp, giảm chi tiêu của chính phủ và từ đó các chính sách an sinh xã hội bị cắt giảm, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Trong khi cán cân thanh toán của Việt Nam nhiều năm nay đang thâm hụt, nợ nước ngoài, nhập siêu, lạm phát ngày càng cao, thì tình trạng buôn lậu lại gây thêm gánh nặng không nhỏ cho chính phủ.

Ba là, làm sói mòn niềm tin của người dân đối chính phủ, do một số cán bộ lợi

dụng chức vụ để tham gia hoặc tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu.

Đã có nhiều vụ án buôn lậu từ trước đến nay mà các cơ quan chức năng triệt phá có bóng dáng của một số cán bộ hải quan, cảnh sát kinh tế,… đứng đằng sau tạo điều kiện cho bọn tội phạm tổ chức buôn lậu trót lọt, trong đó có một số vụ án mà giá trị hàng hóa lên tới hàng triệu USD. Thêm vào đó, công tác quản lý còn lỏng lẻo, việc thực hành luật chưa nghiêm cũng tạo lỗ hổng cho nhiều cán bộ thoái hóa, biến chất tiếp tay cho buôn lậu.

2.1.3.2. Đối với doanh nghiệp

Một là, giảm đáng kể nguồn cung xăng dầu trong nước, trong khi phải giữ giá ổn

định làm cho doanh nghiệp càng thêm lỗ, gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp xăng dầu cho biết, hiện nay họ đang phải vay ngân hàng mức lãi suất cao để tiếp tục nhập hàng khi mà mỗi lít xăng họ đang chịu lỗ ngót nghét 3.000 đồng. Và thế tức là mỗi ngày, trung bình một doanh nghiệp phải gánh lỗ lên tới hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng.

Vì thế, đã có nhiều doanh nghiệp nói rằng họ càng bán thì càng lỗ nhiều và cũng từ đó xuất hiện tình trạng nhiều đại lý xăng dầu găm hàng không bán hoặc đầu cơ chờ giá tăng.

Hai là, vì lợi nhuận mà một cán bộ của các doanh nghiệp đã tiếp tay hoặc tham gia

vào việc buôn lậu, điều này gây ảnh hưởng xấu đến bộ mặt doanh nghiệp và làm giảm chất lượng nguồn nhân lực.

Hơn nữa, nhiều đại lý bán xăng dầu mọc lên dọc biên giới cũng thường xuyên tiếp tay và tổ chức buôn lậu mà không bán cho người dân, gây tâm lý bức xúc và thiệt hại cho chính doanh nghiệp xăng dầu.

2.1.3.3. Đối với xã hội

Một là, làm thất thoát đáng kể nguồn lực quốc gia và làm giảm phúc lợi của toàn

xã hội.

Tính trung bình, mỗi năm nhà nước chi khoảng 12 tỷ USD để nhập khẩu xăng dầu các loại, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất nội địa. Tuy nhiên, mỗi năm một phần không nhỏ trong số đó cũng chảy ra ngoài bằng nhiều cách khác nhau, dù các cơ quan chức năng đã và đang ra sức để ngăn chặn, song vẫn chưa có nhiều tiến bộ cụ thể.

Thêm vào đó, việc buôn lậu xăng dầu diễn ra, không khác nào việc chính phủ đang rót ngân sách, người dân đóng thuế vào tay những kẻ đầu nậu và bọn chúng là những kẻ được lợi nhất.

Hai là, làm cho lạm phát ngày càng gia tăng, niềm tin vào đồng nội tệ bị giảm và

ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống người dân cũng như sự ổn định, phát triển bền vững của nền kinh tế.

Hiện nay, nếu đem ra so sánh, giá xăng dầu trong nước ta đang thấp hơn giá một số nước trong khu vực: Lào, Campuchia, Trung Quốc … khoảng 2000-3000 đồng/lít, chính điều này làm cho nạn buôn lậu xăng dầu gia tăng và có dấu hiệu ngày càng mất kiểm soát. Vì thế, trong nhiều năm qua, giá xăng liên tục tăng, như là một biện pháp được các cơ quan chức năng áp dụng để đối phó với tình trạng này, kéo theo giá của rất nhiều mặt hàng cứ phi nước nước đại.

Điều này đang gây nên tâm lý lo ngại, mất niềm tin vào đồng nội tệ và ảnh hưởng xấu tới đời sống của người dân. Do đó, đòi hỏi cần có nhiều biện pháp mạnh tay và kiên quyết hơn nữa để đối phó với tình trạng này.

Một phần của tài liệu Tình hình buôn lậu xăng dầu qua biên giới tại việt nam – thực trạng và giải pháp ngăn chặn (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w