Giải pháp hành chính

Một phần của tài liệu Tình hình buôn lậu xăng dầu qua biên giới tại việt nam – thực trạng và giải pháp ngăn chặn (Trang 33 - 34)

Một là, tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân sinh sống gần biên giới

nhận thức rõ về tác hại của việc xuất lậu xăng, dầu qua biên giới.

Nhiều người dân sống quanh khu vực biên giới, vì chạy theo lợi nhuận rất lớn từ việc buôn lậu xăng dầu mang lại mà tham gia vận chuyển, tiếp tay hoặc thậm chí lôi kéo, tổ chức buôn lậu.Trong khi họ không biết được rằng, việc buôn lậu không những làm thất thoát ngân sách chính phủ mà còn làm giảm phúc lợi của toàn xã hội nói chung và của chính họ nói riêng. Bởi vì, trong những giọt xăng dầu đó còn có tiền thuế của chính họ và họ đang mang những đồng thuế đấy trả cho chính những kẻ đầu nậu đứng đằng sau. Dĩ nhiên, người được lợi cuối cùng chính là những kẻ đầu nậu đó.

Do đó, công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức cần phải thật sự đồng bộ, có chiều sâu và phải lâu dài. Có như vậy mới mong sự chuyển biến tích cực từ phía người dân.

Hai là, tiến hành khảo sát kỹ lưỡng nhu cầu về xăng dầu của người dân tại các khu

vực biên giới, từ đó quy định lượng xăng dầu các đại lý được phép bán và bán hết trong thời gian nào.

Có những đại lý kinh doanh xăng dầu tiếp tay cho buôn lậu để thu phí, mà trong một tháng lượng tiêu thụ đã tăng gấp đôi hoặc nhiều lần so với tháng trước, trong khi người dân thì lại không mua được. Chính điều này đã gây bức xúc trong dư luận trong nhiều năm qua, đòi hỏi sự can thiệp mạnh tay của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ba là, rà soát, điều chỉnh lại qui hoạch mạng lưới cửa hàng bán lẻ: quy định giờ

mở và đóng cửa cụ thể, tránh để tình trạng các đại lý mọc lên vô tội vạ, vừa gây khó khăn cho công tác quản lý vừa dễ nảy sinh tiêu cực.

Thực tế cho thấy, tại một số tuyến biên giới, đặc biệt biên giới Tây Nam, chỉ trong phạm vi vài km mà có tới hàng chục các cây xăng mọc lên. Trong khi có nhiều khu vực mật độ dân cư khá thưa thớt, các phương tiện giao thông qua lại không nhiều, thì lại có tình trạng kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra. Người có nhu cầu chính đáng thì rất khó hoặc phải qua một vài trạm xăng mới mua đủ lượng xăng mình cần, còn bọn buôn lậu thì muốn mua bao nhiêu cũng có.

Theo một số người dân vùng biên, buôn lậu xăng dầu phần lớn do các chủ cây xăng tổ chức. Nhiều chủ cây xăng găm hàng, bán nhỏ giọt cho dân địa phương, còn dành phần lớn xuất lậu. Đây là một vấn đề nhức nhối cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và chính phủ trong việc giải quyết.

Bốn là, tăng cường kiểm soát thị trường nội địa, biên giới, nghiêm cấm việc bán

xăng dầu vào can, phuy, cử người giám sát các cây xăng dọc biên giới, kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.

Một thực tế là từ trước đến nay, đa số các đối tượng buôn lậu bị cơ quan chức năng bắt đều là những người dân nghèo, không có đất sản xuất, vì kế sinh nhai mà tham gia vào hoạt động trái pháp luật này. Vì thế, phần lớn trong số họ chỉ bị tịch thu hàng, xử lý hành chính rồi cho tha, còn những con buôn thật sự, những kẻ đầu nậu bị bắt thì chỉ đếm trên đầu ngón tay, thậm chí một số kẻ không bị xử lý thích đáng. Điều này làm tình trạng buôn lậu ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn bao giờ hết, đòi hỏi các cấp, các ngành cần phải mạnh tay hơn nữa mới đủ sức răn đe.

Ngoài ra, không cho phép bán xăng dầu vào can, phuy. Với những người có nhu cầu dùng can, phuy thật sự thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Tình hình buôn lậu xăng dầu qua biên giới tại việt nam – thực trạng và giải pháp ngăn chặn (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w