Theo kết quả thí nghiệm Bảng 3.3 cho thấy số bông/m2
khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức giảm 25% đạm có số bông trên mét vuông cao hơn 2 nghiệm thức còn lại.
22
Bảng 3.3 Ảnh hƣởng của các liều lƣợng phân đạm đến thành phần năng suất của giống lúa OM4218 vụ Hè Thu 2012 tại thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Nghiệm thức Số bông/m2 Tổng số hạt/bông Số Hạt chắc/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) Trọng lƣợng 1.000 hạt (g) Đối chứng(1) 552,44b 59 46 78,27 27,27 Giảm 25% N(2) 642,67a 62 50 80,27 27,14 Giảm 50% N(3) 576,00b 59 49 82,62 26,15 F * ns ns ns ns CV.(%) 10,39 7,49 8,52 6,44 4,90
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD; *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%; ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê;
(1)179,4 kgN/ha; (2)134,6 kgN/ha; (3)89,7 kgN/ha.
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997), số bông trên mét vuông là yếu tố đóng góp nhiều nhất vào năng suất lúa. Thời gian đẻ chồi hữu hiệu là yếu tố quyết định đến sự hình thành số bông/m2. Sự hình thành số bông/m2 đƣợc xác định phần lớn khoảng 10 ngày trƣớc khi cây lúa đạt chồi tối đa. Quá trình nhảy chồi của cây lúa trong thời gian nhảy chồi hữu hiệu là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn. Trong khi đó quá trình nhảy chồi của cây lúa tuân theo quy luật tự điều tiết số chồi trên đơn vị diện tích. Nguyễn Ngọc Đệ (2008) còn cho rằng số bông/m2 tùy thuộc vào mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của lúa. Mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của lúa thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết, lƣợng phân bón nhất là phân đạm và chế độ nƣớc. Từ kết quả Bảng 3.3 cho thấy việc giảm lƣợng đạm bón cho cây không làm giảm số bông/m2
mà còn tăng so với đối chứng.
3.3.2 Số hạt trên bông
Dựa vào kết quả Bảng 3.3 thì số hạt trên bông dao động trong khoảng từ 59 đến 62 hạt/bông và khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nghiệm thức, kết quả này cho thấy việc giảm mức phân đạm cung cấp cho cây không ảnh hƣởng đến số hạt trên bông. Mặt khác trong lúa trổ bông, cây lúa gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi mƣa lớn kéo dài đã làm giảm số hạt/bông. Theo Lê Hữu Toàn (2009), số hạt trên đơn vị diện tích chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố, nhƣng trong điều kiện ngoài đồng thì yếu tố thời tiết có ảnh hƣởng lớn nhất. Mƣa gió xảy ra trong khoảng thời gian trƣớc hoặc sau trổ sẽ ảnh hƣởng lớn đến sự thụ phấn và thụ tinh của cây lúa. Nguyễn Ngọc Đệ (2008) còn cho rằng số hạt trên bông tùy thuộc vào số hoa đƣợc phân hóa và số hoa bị thoái hóa. Hai yếu tố này ảnh hƣởng bởi giống lúa, kỹ
23
thuật canh tác và điều kiện thời tiết. Nếu kỹ thuật canh tác tốt, bón phân đầy đủ, chăm sóc đúng mức, thời tiết thuận lợi thì số hoa phân hóa càng nhiều, số hoa thoái hóa càng ít, nên số hạt cuối cùng trên bông cao. Số hạt trên bông cao không có nghĩa là năng suất lúa sẽ cao mà còn phụ thuộc vào số hạt chắc trên bông.