Số chồi trên mét vuông

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các liều lượng phân đạm lên năng suất giống lúa om4218 vụ hè thu năm 2012 tại thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 32 - 33)

Ở giai đoạn 20 NSS, số chồi khác biệt có ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 3.2). Cao nhất là nghiệm thức giảm 25% đạm với 528,56 chồi/m2, nghiệm thức giảm 50% đạm là 516 chồi/m2, thấp nhất là nghiệm thức đối chứng với 479,44 chồi/m2. Theo Nguyễn Nhƣ Hà (2006), thời điểm 20 NSS cây lúa đã cơ bản phát triển hoàn thiện các bộ phận và đã có thể sử dụng chất dinh dƣỡng cung cấp từ bên ngoài nên bắt đầu đâm chồi, do đó cây lúa cần cung cấp nhiều dinh dƣỡng cho quá trình đẻ nhánh. Đến giai đoạn 30 NSS, cả 3 nghiệm thức điều có số chồi/m2 tăng nhƣng tăng nhiều nhất là nghiệm thức giảm 50% đạm và các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê.

Số chồi bắt đầu tăng nhanh ở giai đoạn 40 NSS và khác biệt có ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức, cao nhất vẫn là nghiệm thức giảm 25% đạm, tiếp theo là nghiệm thức giảm 50% đạm và nghiệm thức đối chứng. Nguyên nhân là do cung cấp đầy đủ phân đạm cho cây lúa đẻ nhánh khỏe và tập trung. Điều này cũng phù hợp với nhận định của Đinh Thế Lộc (2006), cho rằng khi cây lúa bƣớc vào giai đoạn đẻ nhánh lúc này cây sinh trƣởng thân lá, chiều cao tăng, cây lúa đẻ nhánh mạnh nên cần đủ dinh dƣỡng đạm, lân, kali.

21

Bảng 3.2 Ảnh hƣởng của các liều lƣợng phân đạm đến số chồi/m2

của giống lúa OM4218 vụ Hè Thu 2012 tại thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.

Nghiệm thức Số chồi/m

2

20 NSS 30 NSS 40 NSS 90 NSS

Đối chứng(1)

479,44b 486,44b 646,00b 552,44b

Giảm 25% N(2) 528,56a 566,33a 770,22a 642,67a

Giảm 50% N(3) 516,00a 568,11a 730,67a 576,00b

F ** ** ** *

CV.(%) 5,92 7,73 8,68 10,39

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD ; **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.; (1)179,4 kgN/ha; (2)134,6 kgN/ha; (3)89,7 kgN/ha.

Sau giai đoạn làm đòng, số chồi bắt đầu giảm nhanh và dần đi vào ổn định do chồi vô hiệu chết đi chỉ còn lại chồi hữu hiệu. Mặt khác, trong giai đoạn này cây lúa bắt đầu trổ bông nên tập trung dinh dƣỡng vào việc phát triển bông, tạo hạt. Ghi nhận số chồi ở giai đoạn 90 NSS khác biệt có ý nghĩa 5% qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 3.2).

Trong điều kiện mật độ sạ và kỹ thuật canh tác là nhƣ nhau. Việc giảm lƣợng đạm ảnh hƣởng đến số chồi, nghiệm thức giảm 25% đạm có số chồi cao nhất, thấp nhất là nghiệm thức đối chứng. Nguyên nhân là do nông dân bón thừa phân đạm nên ức chế sự hấp thu cation và ức chế sinh trƣởng do thiếu Mg hoặc Ca (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2010) điều này làm cho số chồi giảm.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các liều lượng phân đạm lên năng suất giống lúa om4218 vụ hè thu năm 2012 tại thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)