Phân tích kết quả

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các liều lượng phân đạm lên năng suất giống lúa om4218 vụ hè thu năm 2012 tại thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 29)

Số liệu thí nghiệm đƣợc tính toán, xử lý bằng phần mềm Excel. Tính thống kê số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0

18

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ghi nhận tổng quan

Thí nghiệm đƣợc thực hiện trong vụ Hè Thu từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2012, trong điều kiện tự nhiên ở ruộng sản xuất của nông dân nên các điều kiện ảnh hƣởng đến các nghiệm thức là nhƣ nhau.

3.1.1 Đặc điểm khí hậu

Theo Phòng Tài Nguyên và Môi Trƣờng thị xã Hồng Ngự (2012) trong thời gian làm thí nghiệm nhiệt độ trung bình ổn định khoảng 27,27oC, ẩm độ không khí trung bình đạt 83%, số giờ nắng dao động từ 5,1-7,1 giờ/ngày, lƣợng mƣa trung bình năm khoảng 1664,10 mm trong đó mùa mƣa chiếm 80-90%. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) nhiệt độ tối hảo cho việc phát triển của lúa dao động từ 26-28oC, số giờ nắng đáp ứng nhu cầu quang hợp của lúa là 7-8 giờ/ngày. Nhìn chung, điều kiện thích hợp để cây lúa phát triển.

3.1.2 Đặc điểm sinh trưởng và tình hình sâu bệnh hại

Trong hầu hết thời gian làm thí nghiệm có nhiều loại sâu bệnh hại xuất hiện nhƣng do phòng trị kịp thời nên không ảnh hƣởng đến năng suất. Giai đoạn từ 10 đến 20 ngày là giai đoạn bắt đầu phát triển thân lá và từ 20 đến 40 ngày lúa bắt đầu tăng mạnh về chiều cao và số chồi nên có sự xuất hiện và gây hại của một số loại sâu bệnh nhƣ: sâu phao đục bẹ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân. Đến giai đoạn 40-60 ngày cây lúa bƣớc vào giai đoạn phát triển thân lá tối đa, có sự xuất hiện của sâu cuốn lá, rầy nâu và các bệnh nhƣ: lúa von, đạo ôn, cháy bìa lá. Khi cây lúa bƣớc vào giai đoạn làm đòng đến thu hoạch thì bệnh đạo ôn, lem lép hạt phát triển mạnh do thời tiết không thuận lợi, mƣa nhiều làm giảm năng suất lúa.

3.2 Đặc tính nông học

3.2.1 Chiều cao cây

Ghi nhận ở thời điểm 20 NSS, chiều cao cây ở các liều lƣợng phân đạm không khác biệt qua phân tích thống kê (Bảng 3.1). Nguyên nhân là do trƣớc 20 NSS cây lúa chủ yếu sử dụng chất dinh dƣỡng dự trữ trong hạt nên hầu nhƣ không chịu sự tác động của nguồn dinh dƣỡng từ môi trƣờng bên ngoài (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Ngoài ra, do thí nghiệm đƣợc thực hiện ở ruộng sản suất của nông dân nên các điều kiện ngoại cảnh nhƣ: nhiệt độ, ánh sáng, chế độ nƣớc,... tác động đến các nghiệm thức tƣơng đối giống nhau. Vì vậy, không có sự khác biệt về chiều cao giữa các liều lƣợng đạm.

19

Bảng 3.1 Ảnh hƣởng của các liều lƣợng phân đạm lên chiều cao cây (cm) của giống lúa OM4218 vụ Hè Thu 2012 tại thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.

Nghiệm thức Chiều cao cây (cm)

20 NSS 30 NSS 40 NSS 50 NSS 60 NSS 90 NSS Đối chứng(1)

28,28 41,64a 56,80a 63,50a 70,50a 90,70 a Giảm 25% N(2) 27,38 37,94b 53,07b 57,63b 63,41b 83,06b Giảm 50% N(3) 26,69 37,53b 51,32b 55,91b 61,23b 82,10b

F ns ** ** ** ** **

CV.(%) 5,27 6,09 3,63 4,97 4,42 3,14

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD; **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%; *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%; ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê; (1)179,4 kgN/ha; (2)134,6 kgN/ha; (3)89,7 kgN/ha.

Ở giai đoạn 30 NSS, cây lúa đã bén rễ và hút chất dinh dƣỡng từ bên ngoài. Theo kết quả ghi nhận từ Bảng 3.1 chiều cao cây lúa đã có sự khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức 5% giữa các nghiệm thức. Cao nhất ở nghiệm thức đối chứng 41,64 cm, nghiệm thức giảm 25% đạm là 37,94 cm và giảm 50% đạm là 37,53 cm.

Đến giai đoạn 40 NSS, chiều cao cây lúa phát triển nhanh chóng nên có sự khác biệt có ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 3.1). Cao nhất là nghiệm thức đối chứng (56,80 cm), 2 nghiệm thức giảm 25% đạm và 50% đạm tƣơng đƣơng nhau với chiều cao lần lƣợt là 53,07 cm và 51,32 cm. Theo Yoshida (1981), vào thời điểm 35 ngày sau khi sạ, lúa bắt đầu tƣợng khối sơ khởi cùng với sự vƣơn dài của các lóng gần phía gốc. Vào thời điểm 40 NSS cây lúa gia tăng chiều cao nhanh nhất bởi vì đây là giai đoạn hoàn thiện thân lá, chiều cao để chuẩn bị cho giai đoạn làm đòng trổ bông.

Ở các giai đoạn tiếp theo là 50 và 60 NSS, chiều cao cây lúa tăng rõ rệt do sự vƣơn dài của 5 lóng trên cùng, đồng thời trong giai đoạn này cây lúa trổ nên tập trung dinh dƣỡng vào việc nuôi đòng. Giai đoạn này cũng là giai đoạn mà cây lúa tăng nhanh về chiều cao và chiều cao cây lúa gần đạt mức tối đa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Kết quả Bảng 3.1 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức ở giai đọan 50 và 60 NSS. Do lƣợng đạm cung cấp cho cây khác nhau từ giai đoạn bón phân lần đầu, đạm lại giữ vai trò quan trọng đối với việc hình thành bộ rễ, thúc đẩy nhanh quá trình đẻ nhánh và cần thiết cho sự

20

phát triển của thân lá (Nguyễn Xuân Trƣờng và ctv., 2000) nên chiều cao cây khác biệt rõ rệt giữa các nghiệm thức. Cao nhất vẫn là nghiệm thức đối chứng, 2 nghiệm thức còn lại tƣơng đƣơng nhau.

Chiều cao cây lúa tăng dần và đi vào ổn định ở giai đoạn 90 NSS. Các nghiệm thức ở các liều lƣợng đạm khác biệt có ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê. Dao động trong khoảng 82,1 cm đến 90,7 cm, cao nhất là nghiệm thức đối chứng. Theo Võ Tòng Xuân (1979), chiều cao là một đặc điểm thực vật quan trọng gắn liền với sự đổ ngã của cây lúa. Chiều cao từ 80-100 cm đƣợc coi là lý tƣởng về năng suất. Vì vậy, lƣợng đạm giảm 25% và 50%, chiều cao cây vẫn ở mức lý tƣởng.

3.2.2 Số chồi trên mét vuông

Ở giai đoạn 20 NSS, số chồi khác biệt có ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 3.2). Cao nhất là nghiệm thức giảm 25% đạm với 528,56 chồi/m2, nghiệm thức giảm 50% đạm là 516 chồi/m2, thấp nhất là nghiệm thức đối chứng với 479,44 chồi/m2. Theo Nguyễn Nhƣ Hà (2006), thời điểm 20 NSS cây lúa đã cơ bản phát triển hoàn thiện các bộ phận và đã có thể sử dụng chất dinh dƣỡng cung cấp từ bên ngoài nên bắt đầu đâm chồi, do đó cây lúa cần cung cấp nhiều dinh dƣỡng cho quá trình đẻ nhánh. Đến giai đoạn 30 NSS, cả 3 nghiệm thức điều có số chồi/m2 tăng nhƣng tăng nhiều nhất là nghiệm thức giảm 50% đạm và các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê.

Số chồi bắt đầu tăng nhanh ở giai đoạn 40 NSS và khác biệt có ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức, cao nhất vẫn là nghiệm thức giảm 25% đạm, tiếp theo là nghiệm thức giảm 50% đạm và nghiệm thức đối chứng. Nguyên nhân là do cung cấp đầy đủ phân đạm cho cây lúa đẻ nhánh khỏe và tập trung. Điều này cũng phù hợp với nhận định của Đinh Thế Lộc (2006), cho rằng khi cây lúa bƣớc vào giai đoạn đẻ nhánh lúc này cây sinh trƣởng thân lá, chiều cao tăng, cây lúa đẻ nhánh mạnh nên cần đủ dinh dƣỡng đạm, lân, kali.

21

Bảng 3.2 Ảnh hƣởng của các liều lƣợng phân đạm đến số chồi/m2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của giống lúa OM4218 vụ Hè Thu 2012 tại thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.

Nghiệm thức Số chồi/m

2

20 NSS 30 NSS 40 NSS 90 NSS

Đối chứng(1)

479,44b 486,44b 646,00b 552,44b

Giảm 25% N(2) 528,56a 566,33a 770,22a 642,67a

Giảm 50% N(3) 516,00a 568,11a 730,67a 576,00b

F ** ** ** *

CV.(%) 5,92 7,73 8,68 10,39

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD ; **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.; (1)179,4 kgN/ha; (2)134,6 kgN/ha; (3)89,7 kgN/ha.

Sau giai đoạn làm đòng, số chồi bắt đầu giảm nhanh và dần đi vào ổn định do chồi vô hiệu chết đi chỉ còn lại chồi hữu hiệu. Mặt khác, trong giai đoạn này cây lúa bắt đầu trổ bông nên tập trung dinh dƣỡng vào việc phát triển bông, tạo hạt. Ghi nhận số chồi ở giai đoạn 90 NSS khác biệt có ý nghĩa 5% qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 3.2).

Trong điều kiện mật độ sạ và kỹ thuật canh tác là nhƣ nhau. Việc giảm lƣợng đạm ảnh hƣởng đến số chồi, nghiệm thức giảm 25% đạm có số chồi cao nhất, thấp nhất là nghiệm thức đối chứng. Nguyên nhân là do nông dân bón thừa phân đạm nên ức chế sự hấp thu cation và ức chế sinh trƣởng do thiếu Mg hoặc Ca (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2010) điều này làm cho số chồi giảm.

3.3 Các thành phần năng suất

3.3.1 Số bông trên mét vuông

Theo kết quả thí nghiệm Bảng 3.3 cho thấy số bông/m2

khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức giảm 25% đạm có số bông trên mét vuông cao hơn 2 nghiệm thức còn lại.

22

Bảng 3.3 Ảnh hƣởng của các liều lƣợng phân đạm đến thành phần năng suất của giống lúa OM4218 vụ Hè Thu 2012 tại thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Nghiệm thức Số bông/m2 Tổng số hạt/bông Số Hạt chắc/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) Trọng lƣợng 1.000 hạt (g) Đối chứng(1) 552,44b 59 46 78,27 27,27 Giảm 25% N(2) 642,67a 62 50 80,27 27,14 Giảm 50% N(3) 576,00b 59 49 82,62 26,15 F * ns ns ns ns CV.(%) 10,39 7,49 8,52 6,44 4,90

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD; *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%; ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê;

(1)179,4 kgN/ha; (2)134,6 kgN/ha; (3)89,7 kgN/ha.

Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997), số bông trên mét vuông là yếu tố đóng góp nhiều nhất vào năng suất lúa. Thời gian đẻ chồi hữu hiệu là yếu tố quyết định đến sự hình thành số bông/m2. Sự hình thành số bông/m2 đƣợc xác định phần lớn khoảng 10 ngày trƣớc khi cây lúa đạt chồi tối đa. Quá trình nhảy chồi của cây lúa trong thời gian nhảy chồi hữu hiệu là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn. Trong khi đó quá trình nhảy chồi của cây lúa tuân theo quy luật tự điều tiết số chồi trên đơn vị diện tích. Nguyễn Ngọc Đệ (2008) còn cho rằng số bông/m2 tùy thuộc vào mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của lúa. Mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của lúa thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết, lƣợng phân bón nhất là phân đạm và chế độ nƣớc. Từ kết quả Bảng 3.3 cho thấy việc giảm lƣợng đạm bón cho cây không làm giảm số bông/m2

mà còn tăng so với đối chứng.

3.3.2 Số hạt trên bông

Dựa vào kết quả Bảng 3.3 thì số hạt trên bông dao động trong khoảng từ 59 đến 62 hạt/bông và khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nghiệm thức, kết quả này cho thấy việc giảm mức phân đạm cung cấp cho cây không ảnh hƣởng đến số hạt trên bông. Mặt khác trong lúa trổ bông, cây lúa gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi mƣa lớn kéo dài đã làm giảm số hạt/bông. Theo Lê Hữu Toàn (2009), số hạt trên đơn vị diện tích chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố, nhƣng trong điều kiện ngoài đồng thì yếu tố thời tiết có ảnh hƣởng lớn nhất. Mƣa gió xảy ra trong khoảng thời gian trƣớc hoặc sau trổ sẽ ảnh hƣởng lớn đến sự thụ phấn và thụ tinh của cây lúa. Nguyễn Ngọc Đệ (2008) còn cho rằng số hạt trên bông tùy thuộc vào số hoa đƣợc phân hóa và số hoa bị thoái hóa. Hai yếu tố này ảnh hƣởng bởi giống lúa, kỹ

23

thuật canh tác và điều kiện thời tiết. Nếu kỹ thuật canh tác tốt, bón phân đầy đủ, chăm sóc đúng mức, thời tiết thuận lợi thì số hoa phân hóa càng nhiều, số hoa thoái hóa càng ít, nên số hạt cuối cùng trên bông cao. Số hạt trên bông cao không có nghĩa là năng suất lúa sẽ cao mà còn phụ thuộc vào số hạt chắc trên bông.

3.3.3 Số hạt chắc trên bông

Dựa vào kết quả trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy, số hạt chắc trên bông dao động từ 46 đến 50 hạt/bông và khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức. Nguyên nhân là do số hạt/bông thấp nên dẫn đến số hạt chắc/bông thấp điều này đúng với nhận định của Nguyễn Ngọc Đệ (2008), số hạt chắc trên bông càng cao thì năng suất lúa càng cao. Số hạt chắc trên bông phụ thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hƣởng của điều kiện ngoại cảnh. Tổng số hạt trên bông càng nhiều có thể dẫn đến số hạt chắc trên bông càng nhiều. Từ đó có thể nhận định, việc giảm lƣợng phân đạm của nông dân xuống còn 25% và 50% đều không ảnh hƣởng đến số hạt chắc trên bông.

3.3.4 Tỷ lệ hạt chắc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ hạt chắc trên bông giữa các nghiệm thức ở các liều lƣợng đạm khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (Bảng 3.3) dao động trong khoảng 78,27 đến 80,62%. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), tỷ lệ hạt chắc là một yếu tố quan trọng để đạt năng suất cao. Tỷ lệ hạt chắc quyết định từ thời kỳ phân hóa đòng đến khi cây lúa vào chắc nhƣng quan trọng nhất là thời kỳ trổ bông, phơi màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc. Do đó, tỷ lệ hạt chắc phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh. Cũng theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), tỷ lệ hạt chắc phải đạt trên 80% đƣợc coi là lý tƣởng. Qua kết quả Bảng 3.3 tỷ lệ hạt chắc của các nghiệm thức trên dƣới 80% điều này cho thấy việc giảm lƣợng lƣợng phân đạm không làm thay đổi tỷ lệ hạt chắc trên bông.

3.3.5 Trọng lượng 1000 hạt

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), trọng lƣợng 1000 hạt đƣợc quyết định từ ngay thời kỳ phân hóa đòng cho đến khi chín, nhƣng quan trọng nhất là thời kỳ giảm nhiễm tích cực và vào chắc rộ. Kết quả ở Bảng 3.3 cho thấy trọng lƣợng 1000 hạt giữa các nghiệm thức giao động trong khoảng 26,15 g đến 27,27 g và không khác biệt qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức. Yoshida (1981) cho rằng trong lƣợng 1000 hạt đƣợc quyết định bởi tính ổn định của giống vì kích thƣớc hạt đƣợc kiểm soát chặt chẽ bởi kích thƣớc vỏ trấu, do đó hạt không thể sinh trƣởng lớn hơn khả năng của vỏ trấu dù điều kiện thời tiết thuận lợi và đƣợc cung cấp đầy đủ chất dinh dƣỡng. Ngoài ra, Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) cũng cho rằng trọng lƣợng 1000

24

hạt ít chịu tác động của môi trƣờng và có hệ số di truyền cao. Vì vậy, giảm lƣợng phân đạm không làm ảnh hƣởng đến trọng lƣợng 1000 hạt.

3.4 Năng suất

3.4.1 Năng suất lý thuyết

Kết quả Bảng 3.4 cho thấy năng suất lý thuyết không khác biệt qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), năng suất lý thuyết đƣợc hình thành và chịu ảnh hƣởng trực tiếp của bốn thành phần năng suất là số bông/m2, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lƣợng 1000 hạt. Bốn thành phần này càng gia tăng thì năng suất lúa càng cao, cho đến lúc bốn thành phần này đạt đƣợc cân bằng tối hảo thì năng suất lúa đạt tối đa. Nếu một trong bốn thành phần này thay đổi sẽ làm ảnh hƣởng đến các thành phần còn lại và làm giảm năng suất.

Bảng 3.4 Ảnh hƣởng của các liều lƣợng phân đạm lên năng suất lý thuyết, năng suất thực tế của giống lúa OM4218 vụ Hè Thu 2012 tại thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.

Nghiệm thức Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực tế (tấn/ha) Đối chứng(1) 8,16 5,53 Giảm 25% N(2) 7,47 5,58 Giảm 50% N(3) 7,38 5,23 F ns ns

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các liều lượng phân đạm lên năng suất giống lúa om4218 vụ hè thu năm 2012 tại thị xã hồng ngự, tỉnh đồng tháp (Trang 29)