Các Điều ƣớc quốc tế Việt Nam tham gia

Một phần của tài liệu Hoạch định đường cơ sở trong luật quốc tế hiện đại và đường cơ sở theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 91 - 102)

* Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam – Trung Quốc15/12/2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc (Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ)

Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ 15/12/2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 01/7/2004 [6] sau khi được hai nước phê chuẩn. Hiệp định gồm 11 điều khoản, quy định về một đường phân định nối tuần tự 21 điểm có tọa độ địa lý cụ thể để phân định rõ ràng lãnh hải (từ điểm số 1 đến điểm số 9) và ranh giới chung cho vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (từ điểm số 9 đến điểm số 21).

Hiệp định xác định Vịnh Bắc bộ là vịnh nửa kín được bao bọc ở phía Bắc là bờ biển lãnh thổ đất liền của hai nước Việt Nam và Trung Quốc, phía Đông là bờ biển bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam – Trung Quốc, phía Tây là bờ biển đất liền Việt Nam và giới hạn phía Nam là đoạn đường thẳng nối liền từ điểm nhô ra nhất của mép ngoài cùng của mũi Oanh Ca – Hải Nam qua đảo Cồn Cỏ đến một điểm trên bờ của Việt Nam. Đường đóng cửa sông Bắc Luân là đường nối hai điểm nhô ra nhất cửa sông tự nhiên trên bờ sông hai nước, tại ngấn nước thủy triều thấp nhất. Xác định đường biên giới lãnh hải và ranh giới đơn nhất cho cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm có tọa độ địa lý xác định, nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng (bản đồ phân định biên giới biển Việt Nam – Trung Quốc trong Hiệp định giữa hai nước về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc bộ).

Hiệp định là biên giới lãnh hải của hai nước trong vịnh. Mặt thẳng đứng đi theo đường biên giới lãnh hải của hai nước phân định vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải hai nước. Theo đường phân định, phía Việt Nam được hưởng 53,23%, phía Trung Quốc được 46,77% diện tích Vịnh [xem phụ lục 6]. Đường phân định đi cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý, tức đảo được hưởng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 3 hải lý (25% hiệu lực); đảo Cồn Cỏ được hưởng 50% hiệu lực trong phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đây là một kết quả công bằng đạt được trên cơ sở luật pháp quốc tế và điều kiện cụ thể của vịnh.

Hiệp định quy định mỗi bên tiến hành việc thăm dò, khai thác một cách độc lập các tài nguyên khoáng sản trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Đối với các mỏ dầu, khí tự nhiên đơn nhất hoặc mỏ khoáng sản khác nằm vắt ngang đường phân định, hai bên phải thông qua hiệp thương hữu nghị để đạt thoả thuận về việc khai thác hữu hiệu nhất cũng như việc phân chia công bằng lợi ích thu được.

Hiệp định quy định về chế độ pháp lý: hai bên cam kết tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ được xác định theo hiệp định (Điều VI). Hiệp định quy định rõ trong trường hợp có các cấu tạo mỏ dầu, khí tự nhiên hoặc cấu tạo mỏ khác hoặc tài nguyên khoáng sản khác nằm vắt ngang đường phân định, hai bên ký kết thông qua hiệp thương hữu nghị để đạt được thoả thuận về việc khai thác hữu hiệu nhất các cấu tạo hoặc khoáng sản nói trên cũng như việc phân chia công bằng lợi ích thu được từ việc khai thác. Hai bên cũng đồng ý tiến hành hiệp thương về việc sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên sinh vật trong vịnh Bắc Bộ cũng như hợp tác liên quan đến bảo tồn, quản lý và sử dụng tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hai nước trong vịnh Bắc Bộ. Hiệp định quy định về cơ chế giải

quyết tranh chấp: hai bên cam kết mọi tranh chấp giữa hai bên ký kết liên quan đến việc giải thích và thực hiện hiệp định này sẽ được giải quyết một cách hoà bình, hữu nghị thông qua thương lượng. Việc phân định vịnh Bắc Bộ hai nước theo hiệp định này không ảnh hưởng hoặc phương hại đến lập trường của mỗi bên đối với quy phạm luật pháp quốc tế về luật biển.

Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc ngày 25/12/2000 nhấn mạnh: Việc hai nước ký kết Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa hai nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa lịch sử sâu rộng, sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước phát triển mạnh hơn nữa trong thế kỷ XXI. Hai bên cam kết sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các thoả thuận liên quan đã ký kết giữa hai nước, tích cực hợp tác, nỗ lực xây dựng biên giới hai nước thành biên giới hoà bình, hữu nghị [55].

Hiệp định Việt Nam – Trung Quốc về phân định ranh giới trên biển lần đầu tiên vạch ra một đường biên giới trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây cũng là lần đầu tiên, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có một đường biên giới biển rõ ràng bao gồm biên giới lãnh hải, ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ có giá trị pháp lý quốc tế, được hai bên cùng thoả thuận. Từ trước đến nay, Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân định biên giới trên biển với 8 quốc gia khác (Bru-nei, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Bắc Triều Tiên,

Philippines, Hàn Quốc và Việt Nam). Thành công trong việc phân định biên giới trên trong Vịnh Bắc Bộ giúp Trung Quốc có kinh nghiệm trong việc đàm phán để phân định biển với các quốc gia khác. Với Việt Nam, mặc dù đây là hiệp định thứ 2 trong số 3 hiệp định mà Việt Nam ký với nước láng giềng (Hiệp định với Thái Lan năm 1997 và Hiệp định với Indonesia năm 2003) song Việt Nam vẫn thừa nhận rằng đây là hiệp định “toàn diện nhất trong số đó” (Phỏng vấn bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Dy Niên về Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ) [21, tr.164].

Với việc ký kết Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ, chúng ta đã giải quyết dứt điểm được vấn đề thứ hai trong ba vấn đề biên giới lãnh thổ tồn tại lâu nay với Trung Quốc (biên giới trên bộ, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông). Nội dung của Hiệp định là một giải pháp và kết quả công bằng, có cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh khách quan của vịnh Bắc Bộ, đáp ứng một cách hợp tình, hợp lý lợi ích chính đáng của mỗi bên. Các Hiệp định về phân định trong vịnh Bắc Bộ và Hiệp định về hợp tác nghề cá đã các định rõ phạm vi và tạo ra được một khuôn khổ pháp lý quốc tế rõ ràng, thuận lợi cho việc mỗi nước bảo vệ, quản lý, sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế các vùng biển và thềm lục địa của mình trong vịnh Bắc Bộ, đồng thời cũng tạo điều kiện cho hai bên có cơ sở thúc đẩy hợp tác nhằm phát triển bền vững vịnh Bắc Bộ, duy trì sự ổn định trong Vịnh, tăng cường sự tin cậy và phát triển quan hệ chung giữa hai nước. Cùng với việc giải quyết các tranh chấp trên biển khác với các nước láng giềng có liên quan, việc ký kết hai hiệp định này là bước tiến mới trong việc xây dựng môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác xung quanh nước ta, tạo điều kiện cho chúng ta tập trung sức lực xây dựng và phát triển đất nước, góp phần tích cực vào việc củng cố hoà bình và ổn định trong khu vực. Việc ký kết các hiệp định này một lần nữa đã thể hiện chính sách đúng đắn và thiện chí của nước ta sẵn sàng cùng các nước liên

quan thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật quốc tế và thực tiễn quốc tế, giải quyết các vấn đề về biên giới lãnh thổ, các vùng biển và thềm lục địa có liên quan, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước, góp phần giữ gìn hoà bình, ổn định trong khu vực và thế giới [55].

* Phân định vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Campuchia

Mặc dù Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 không có quy định cụ thể về vùng nước lịch sử nhưng thực tiễn quốc tế đã thừa nhận sự tồn tại của vùng nước lịch sử và vùng nước đó thuộc chế độ pháp lý nội thuỷ của các quốc gia ven biển. Trong phán quyết về vụ án “Ngư trường của Nauy” năm 1951, Toà án quốc tế đã đưa ra định nghĩa “vùng nước lịch sử là vùng nước mà người ta coi là nội thuỷ, trong lúc vùng nước đó nếu thiếu một danh nghĩa lịch sử thì không có tính chất nội thuỷ đó”. Trên thế giới đã có trên 20 nước công bố các vịnh, vùng nước lịch sử của riêng hoặc chung giữa hai hoặc ba nước [55].

Ngày 7/7/1982, hai nước Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa hai nước, hiệp định này đã giải quyết được những vấn đề hết sức quan trọng như sau [xem phụ lục 6]: thứ nhất, Hiệp định đã xác định giới hạn cụ thể của vùng nước lịch sử thuộc chế độ nội thuỷ chung của hai nước Việt Nam và Campuchia. Bên ngoài vùng nước này là các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền riêng của mỗi nước. Đây cũng là điều hết sức quan trọng tạo cơ sở pháp lý rõ ràng để hai nước quản lý, bảo vệ các vùng biển của mình. Thứ hai, hai bên thoả thuận "lấy đường Brévié được vạch ra năm 1939 làm đường phân chia đảo trong khu vực này". Đây là lần đầu tiên hai nước thừa nhận chủ quyền của các bên đối với các đảo giữa hai nước. Hiệp định này đã nâng đường Brévié từ ranh giới quản lý hành chính và cảnh sát thành đường phân chia chủ quyền đảo giữa hai nước nhưng cũng xác

nhận giữa hai nước chưa có đường biên giới biển. Thứ ba, hai bên "sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp trên cơ sở bình đẳng, hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau để hoạch định đường biên giới biển giữa hai nước trong và ngoài vùng nước lịch sử". Sau khi ký Hiệp định vùng nước lịch sử, hai bên vẫn tiếp tục đàm phán để phân định đường biên giới biển giữa hai nước trong và ngoài vùng nước lịch sử. Thứ tư,việc tuần tiễu, kiểm soát trong vùng nước lịch sử này sẽ do hai bên cùng tiến hành. Trên thực tế, mặc dù các lực lượng tuần tra, kiểm soát và chính quyền địa phương của hai bên đã có các cuộc gặp trao đổi nhằm bảo đảm an ninh trật tự chung trong vùng nước lịch sử nhưng vẫn còn tình trạng mất an ninh, trật tự, các vụ bắt giữ bất hợp pháp tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam đang hành nghề hợp pháp trên biển, một số vụ cướp biển vẫn còn xảy ra. Sắp tới hải quân hai nước sẽ tổ chức tiến hành tuần tra chung trong vùng nước lịch sử theo thoả thuận giữa hai Bộ Quốc phòng. Thứ năm, việc đánh bắt hải sản của nhân dân địa phương trong vùng này vẫn tiếp tục theo tập quán làm ăn từ trước tới nay. Như vậy, nhân dân hai nước cùng có quyền khai thác nguồn lợi hải sản một cách hợp pháp trong vùng nước lịch sử. Công dân của nước khác không được phép vào đánh bắt trong vùng nước này. Đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, khoáng sản, v.v. trong vùng nước lịch sử sẽ do hai bên cùng thoả thuận; khi không có thoả thuận không bên nào được đơn phương tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên trong vùng nước lịch sử.

Hiệp định về vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia có ý nghĩa hết sức quan trọng đã giải quyết được vấn đề chủ quyền biển đảo giữa hai nước, một vấn đề tranh chấp phức tạp kéo dài nhiều năm chưa giải quyết được, tạo cơ sở pháp lý để hai nước quản lý, bảo vệ, khai thác các vùng biển của mình, góp phần tạo môi trường an ninh trật tự chung trên biển, củng cố mối quan hệ

hợp tác hữu nghị giữa hai nước. Trong thời gian tới, căn cứ vào Công ước Luật biển 1982 và quy định của Hiệp định, hai nước Việt Nam và Campuchia còn có nhiệm vụ tiếp tục đàm phán, giải quyết vấn đề hoạch định đường biên giới biển trong vùng nước lịch sử và lãnh hải cũng như ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa liên quan giữa hai nước ở khu vực này [55].

* Phân định ranh giới trên biển giữa Việt Nam và Thái Lan ngày 9/8/1997

Giữa Việt Nam và Thái Lan có một vùng chồng lấn rộng khoảng 6.000km2 do Việt Nam có tính đến hiệu lực của đảo Thổ Chu còn Thái Lan thì phủ nhận hiệu lực của đảo Thổ Chu [xem phụ lục 6].

Hiệp định về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan ký ngày 9/8/1997 tại Băng-cốc và chính thức có hiệu lực ngày 27/02/1998 [5]. Đây là Hiệp định phân định biển đầu tiên của Việt Nam, bao gồm 6 điều khoản với nội dung chính như sau: Thứ nhất, đường phân chia thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước Việt Nam - Thái Lan trong Vịnh Thái Lan là một đường thẳng từ điểm C (70 49‟0″ B, 103002‟30″ Đ) tới điểm K (8046‟54″B; 102012‟11″Đ). Điểm C là điểm nhô ra nhất về phía Bắc của khu vực phát triển chung Thái Lan - Malaixia được xác định trong Bản ghi nhớ giữa 2 nước ngày 21/02/1979 và trùng với điểm 43 của đường yêu sách thềm lục địa Malaixia năm 1979. Điểm K nằm trên đường thẳng cách đều đảo Thổ Chu và đảo Wai của Cam Phu Chia, đây là đường “dàn xếp tạm thời” Việt Nam – Cam Phu Chia năm 1991. Với kết quả này, VN được hưởng 1/3 diện tích và Thái Lan được hưởng 2/3 diện tích vùng chồng lấn. Mỗi bên ký kết đều thừa nhận các quyền chủ quyền và tài phán của bên kia trên vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế nằm trong phạm vi đường biên giới biển được xác lập bởi Hiệp định. Thứ hai, trong trường hợp có cấu trúc dầu khí, hoặc mỏ khoáng sản nằm vắt ngang đường ranh giới thì

hai bên có trách nhiệm trao đổi thông tin, cùng tìm kiếm thỏa thuận sao cho các cấu trúc hoặc mỏ này được khai thác một cách hiệu quả nhất và chi phí cũng như lợi tức từ việc khai thác sẽ được phân chia một cách công bằng. Thứ ba, hai bên cam kết sẽ tiến hành đàm phán với Malaixia về khu vực yêu sách thềm lục địa chồng lấn giữa ba nước, nằm trong vùng phát triển chung Thái Lan - Malaysia được xác định bởi Bản ghi nhớ giữa Vương quốc Thái Lan và Malaysia về thành lập cơ quan quyền lực chung khai thác tài nguyên đáy biển trong khu vực thềm lục địa xác định của hai nước trong vịnh Thái Lan, ký tại Chiềng Mai ngày 21/2/1979 [55].

Hiệp định ngày 9/8/1997 đã mở ra một trang mới không chỉ trong lịch sử quan hệ giữa Việt Nam – Thái Lan mà cả trong lịch sử phân định vịnh Thái

Một phần của tài liệu Hoạch định đường cơ sở trong luật quốc tế hiện đại và đường cơ sở theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 91 - 102)