Văn kiện pháp lý quốc tế khác trong lĩnh vực Luật biển

Một phần của tài liệu Hoạch định đường cơ sở trong luật quốc tế hiện đại và đường cơ sở theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 34)

 Law of the baseline của Văn phòng đại dương và luật biển của Liên hiệp quốc, năm 1989;

 Tuyên bố về cách ứng xử giữa các bên ở Biển Đông được ký kết ngày 04/11/2002 giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC)

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƢỚC LUẬT BIỂN 1982 VÀ PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI VỀ ĐƢỜNG CƠ SỞ 2.1. Quy định về đƣờng cơ sở trong Công ƣớc Luật biển 1982

Như đã trình bày ở trên, Công ước Luật biển 1982 [18] không có bất cứ điều khoản nào quy định cụ thể về khái niệm đường cơ sở. Tuy nhiên, do đường cơ sở là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để quốc gia ven biển hoạch định và tuyên bố các vùng biển thuộc chủ quyền (nội thủy và lãnh hải) và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia (vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) nên trong Công ước luật biển 1982 có nhiều điều luật quy định các nội dung liên quan đến đường cơ sở. Để xác định được giới hạn, phạm vi các vùng biển thuộc các chế độ pháp lý khác nhau việc đầu tiên các quốc gia ven biển, các quốc gia quần đảo phải làm là xác định hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Tại Điều 3 của Công ước luật biển 1982 đã quy định việc xác định chiều rộng lãnh hải như sau “Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước”.

Việc ấn định chiều rộng lãnh hải có xu hướng dịch chuyển biên giới quốc gia trên biển ra xa về hướng biển. Nó phụ thuộc rất nhiều vào việc vạch đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, đường ranh giới phía trong của lãnh hải. Theo thực tiễn và pháp luật quốc tế có hai phương pháp chính để vạch đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải. Đó là: đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng.

2.1.1. Đường cơ sở thông thường

- Anh năm 1839 về đánh cá: “ngấn nước thuỷ triều thấp nhất tạo thành đường cơ sở thông thường dùng để tính bề rộng lãnh hải”. Ngấn nước thuỷ triều thấp nhất là “đường cắt của bề mặt nước thuỷ triều khi xuống thấp nhất với bờ biển. Đường này chạy dọc theo bờ biển hoặc phần đất dốc của bờ, tại đó biển lùi xuống mức triều thấp nhất”.

Tiếp theo đó, Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1958 có quy định tại Điều 3: “Trừ trường hợp có quy định khác của Công ước, đường cơ sở thông thường để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước ròng thấp nhất lượn theo bờ biển như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được các quốc gia ven biển chính thức công nhận”. Trong thực tế, hiểu “ngấn nước ròng thấp nhất” không phải đã thống nhất, có quốc gia thì cho đây là mức thấp nhất trung bình trong một thời kỳ nào đó, có quốc gia thì hiểu đấy là mức thấp nhất tuyệt đối, có quốc gia lại cho rằng đó là mức thấp nhất lịch sử. Đây là vấn đề chủ quyền của quốc gia ven bờ, các quốc gia khác rất khó có điều kiện kiểm tra hoặc đối chiếu, cho nên cách thiết thực nhất vẫn là công bố trên hải đồ được các quốc gia ven biển chính thức công nhận.

Phương pháp đường cơ sở thông thường liên quan nhiều tới sự thay đổi mực nước biển, tới mực 0 thuỷ triều trên các hải đồ. Mực 0 này rất khác nhau giữa các quốc gia và ngay cả giữa các vùng của cùng một bờ biển quốc gia. Phương pháp này đã được ghi nhận và trở thành nguyên tắc luật quy định tại Điều 5 của Công ước năm 1982 “Trừ khi có quy định khác trong Công ước, đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được các quốc gia ven biển chính thức công nhận”. Tuy nhiên, phương pháp này không cho phép mở rộng các vùng biển và rất khó áp dụng đối với các bờ biển khúc khuỷu, phức tạp.

nghĩa ở bất kỳ điều nào của Công ước luật biển 1982: hải đồ, tỷ lệ lớn, chính thức công nhận... Thuật ngữ “hải đồ” được nhắc đi nhắc lại rất nhiều trong Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1958 và tiếp tục được kế thừa trong Công ước Luật biển năm 1982. Thuật ngữ "hải đồ" có nghĩa là một hải đồ hàng hải dành cho người đi biển như một trợ giúp hàng hải. Chỉ duy nhất hải đồ hàng hải hiển thị tất cả các tính năng liên quan như ngấn nước thủy triều thấp nhất, các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, lúc chìm, vv. Hầu hết tất cả các bờ biển trên thế giới đã có hải đồ, mặc dù không phải lúc nào trên quy mô lớn hoặc độ chính xác cao [40, tr.1].

Cả Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1958 và Công ước Luật biển 1982 đều mô tả ngấn nước triều thấp nhất là đường cơ sở thông thường và nó có ưu điểm phản ánh đúng đường bờ biển của các quốc gia và hạn chế bớt sự mở rộng các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia.

Thuật ngữ“ngấn nước thủy triều thấp nhất” là giao điểm của mặt nước thấp với bờ biển. Dấu hiệu mức nước thấp trên hải đồ là dòng mô tả mức của cốt 0 hải đồ hoặc hệ cao độ hải đồ (hệ cao độ hải đồ là mực nước thể hiện độ sâu hải đồ trên bản đồ hảng hải/bản đồ biển (nautical chart). Cột 0 hải đồ nói chung là mặt thủy triều ứng với trung bình mực triều thiên văn thấp nhất được quan sát được trong nhiều năm). Tổ chức Thủy văn Quốc tế tuyên bố giải pháp kỹ thuật đó là: mức độ sử dụng hệ cao độ hải đồ sẽ là mặt thấp đến mức thủy triều sẽ không thường xuyên giảm xuống dưới nó. Trên thực tế đó sẽ gần với mức thủy triều thấp nhất [40, tr.3].

Trong khi đó, các quốc gia có thể chọn mức nước thủy triều thấp nhất cho thích hợp. Thông thường, các quốc gia thường sẽ chọn ngấn nước triều thấp nhất hiển thị trên hải đồ hiện tại.

Cần lưu ý rằng trên hải đồ tỷ lệ nhỏ hoặc tỷ lệ trung ngấn nước triều thấp nhất không luôn luôn thể hiện rõ như một dòng riêng từ ngấn nước triều cao

nhất. Trong một số trường hợp hoặc tỷ lệ của hải đồ hoặc thủy triều nhỏ sẽ làm cho nó không tách riêng được ngấn nước thủy triều cao nhất và ngấn nước thủy triều thấp nhất. Trong trường hợp có thủy triều nhỏ, ngấn nước thủy triều cao nhất và ngấn nước thủy triều thấp nhất có thể gần như giống nhau. Trong các trường hợp khác tỷ lệ của hải đồ có thể là quá nhỏ để cho phép phân biệt hai mức, đặc biệt là trên bờ biển có bãi cạn dốc. Ví dụ, trích từ hải đồ Úc 826 cho thấy ở phía nam của Upstart Bay ngấn nước triều thấp nhất là khoảng một hải lý hướng ra biển của mức nước thủy triều lúc cao nhất, trong khi trên bờ biển phía đông của vịnh chỉ có một dòng nước cao được hiển thị [40, tr.3].

Ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển là một thực tế không phụ thuộc vào sự mô tả trên hải đồ. Lãnh hải tồn tại ngay cả khi không có ngấn nước triều thấp nhất riêng biệt đã được lựa chọn nếu không có hải đồ đã được chính thức công nhận. Tuy nhiên, điều đó là cần thiết để xác định vị trí của ranh giới phía ngoài của lãnh hải mà hải đồ biểu thị ngấn nước triều thấp nhất sẽ phải có [40, tr.3].

Một ví dụ về đường cơ sở thông thường: Đường cơ sở của nước Mỹ là đường cơ sở thông thường. Trong một bản ghi chép tóm tắt ngày 19/3/1984, trả lời câu hỏi của Chính Phủ Canada về danh sách tọa độ các điểm cơ sở từ lãnh hải của Mỹ và vùng đặc quyền kinh tế. Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố

“rằng không có danh sách nào tồn tại”. Bản ghi chép tóm tắt tiếp tục: Mỹ đo chiều rộng của vùng biển của mình từ đường cơ sở phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1958. Theo quy định tại Điều 3 của Công ước về Lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1958, đường cơ sở thông thường là ngấn nước chiều thấp nhất dọc theo bờ biển. Ngấn nước chiều thấp nhất đã được chỉ trên hải đồ tỷ lệ lớn do Ban Đại Dương quốc gia của Bộ Thương Mại ban hành (National Ocean Service of the Department of Commerce). Những chỗ được đánh dấu trên hải đồ tỷ lệ lớn bất cứ lúc nào cũng ảnh hưởng đến giới hạn của lãnh hải [34].

Theo quy định tại Điều 6 Công ước Luật biển năm 1982:

Trong trường hợp những bộ phận đảo cấu tạo bằng san hô hoặc các đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất ở bờ phía ngoài cũng của các mỏm đá, như đã được thể hiện trên các hải đồ được quốc gia ven biển chính thức công nhận.

Theo Điều 6 này, đối với các đảo có cấu tạo bằng san hô hoặc các đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh, phương pháp đường cơ sơ thông thường cũng được áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này rất khó áp dụng đối với các bờ biển khúc khuỷu, phức tạp. Ngấn nước thủy triều thấp nhất của bãi đá lúc chìm lúc nổi có thể được sử dụng là đường cơ sở cho bộ phận đảo cấu tạo bằng san hô hoặc đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh. Các bãi đá ngầm phải được mô tả với một ký hiệu thích hợp trên hải đồ đã được các Quốc gia ven biển chính thức công nhận. Trong khi vùng nước phía trong eo biển (đầm phá) của vành đai san hô là vùng nước nội thủy, Công ước Luật biển 1982 không đề cập đến vấn đề làm thế nào để vạch đường phân giới qua cửa vào vành đai san hô. Tuy nhiên, bất kỳ đường phân giới không được làm ảnh hưởng xấu đến quyền qua lại và các quy định khác của Công ước luật biển 1982 [34].

Hai thuật ngữ phải được xem xét trong Điều 6 Công ước Luật biển 1982 là "đảo có cấu tạo bằng san hô" và "đảo có đá ngầm bao quanh". Các nhà địa chất học bảo lưu điều khoản rạn san hô có đá ngầm được bao quanh eo biển và được bao quanh bởi hoặc nhiều hòn đảo. Các đảo có đá ngầm thường bị chia cắt bởi các luồng lạch thường ở phía khuất của rạn san hô và vùng nước ở trong eo biển (đầm phá) có độ sâu trung bình 45 mét. Maloelap trong Quần đảo Marshall là một ví dụ điển hình của một rạn san hô theo đúng nghĩa của địa chất học (hình 2). Các nhà địa chất học chia rạn san hô theo vị trí của chúng. Các rạn san hô thuộc đại dương có nền móng, thường là nguồn

gốc núi lửa, ở độ sâu ít nhất là 550 mét. Các rạn san hô đó phổ biến nhất ở phía tây Thái Bình Dương. Các rạn san hô được tìm thấy trên thềm lục địa và thường có độ sâu ít hơn 550 mét. Seringpatam và Scott Reef nằm ngoài khơi bờ biển phía tây bắc của Úc là điển hình của rạn san hô như vậy. Cuối cùng, rạn san hô kép bao gồm các cấu trúc bao quanh gần phần còn lại của rạn san hô nguyên thủy. Quần đảo Houtman Abrolhos ngoài khơi bờ biển phía tây của Úc là rạn san hô kép [40, tr.5].

Điều 6 Công ước Luật biển 1982 không chỉ giới hạn ở rạn san hô theo đúng nghĩa khoa học. Có nhiều điểm đặc trưng phù hợp với định nghĩa tổng quát về rạn san hô, ví dụ, rạn san hô hình vòng có hoặc không có một hòn đảo nằm trên nó được biển bao quanh, bao gồm cả eo biển. Cần lưu ý rằng, điều 6 áp dụng duy nhất cho các rạn san hô nếu có các đảo ở trên đó [40, tr.7].

2.1.2. Đường cơ sở thẳng

Đường cơ sở thẳng xuất hiện đầu tiên tại Na Uy, do hoàn cảnh thực tế bờ biển lồi lõm phức tạp của nước này. Đường cơ sở thẳng được ghi nhận trong nhiều Sắc lệnh của Quốc vương Na Uy những năm 1812, 1869, 1889 và nhất là Sắc lệnh ngày 12/6/1935. Phương pháp này đã được Toà án quốc tế công nhận trong bản án nổi tiếng ngày 18/12/1951 trong vụ đánh cá giữa Na Uy và Anh (từ năm 1906, Anh vẫn thường đưa tàu đánh cá đến bờ biển Na Uy, Na Uy đã hạn chế và nhiều lần bắt giữ tàu của Anh vì không tuân theo luật pháp của Na Uy và để tỏ thái độ, năm 1935 Na Uy ban hành lại Sắc lệnh qui định lãnh hải của Na Uy là 4 hải lý và cách vạch đường cơ sở là đường thẳng gãy khúc nối liền các điểm cố định trên đất liền, còn đối với đảo thì nối liền các mỏm đá xa bờ nhất; Anh không thừa nhận các qui định đó và đã kiện trước Toà quốc tế; Toà án quốc tế đã đưa ra phán quyết cách vạch đường cơ sở của Na Uy là chấp nhận được và Anh phải tôn trọng).

thức thừa nhận phương pháp đường cơ sở thẳng và nêu kèm theo các điều kiện: áp dụng cho bờ biển lồi lõm nhiều hoặc có những dãy đảo dọc theo bờ biển, đường thẳng nối liền các điểm thích hợp với nhau; đường đó không được đi chệch quá xa chiều hướng chung của bờ biển; không được nối với các cồn hoặc bãi ngầm chỉ nhô lên khi nước triều thấp, trừ phi trên cồn đó có đặt hải đăng hoặc các thiết bị tương tự luôn luôn cao hơn biển; có tính đến quyền lợi kinh tế của vùng đã có từ lâu đời; không được lấn sang lãnh hải nước khác; nước ven biển phải vẽ trên hải đồ và công bố cho mọi người biết.

Điều 7 của Công ước Luật biển 1982 lặp đi lặp lại gần như nguyên văn Điều 4 của Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1958 được rút ra từ các phán quyết của Tòa án pháp lý quốc tế trong vụ ngư trường Anh - Nauy. Đường cơ sở thẳng có thể được vạch dọc theo bờ biển bị khoét sâu hoặc lồi lõm, hoặc có một chuỗi đảo nằm sát ngay bờ biển. Các đường cơ sở thẳng phải vạch để đáp ứng các yêu cầu hướng đi chung của bờ biển, nối liền với chế độ nội thủy [40, tr.17].

Công ước Luật biển 1982 đã quy định ba khả năng để áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng, đó là: ở những nơi bờ biển khúc khuỷu, bị khoét sâu và lồi lõm; ở những nơi có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển; ở những nơi có các điều kiện thiên nhiên đặc biệt gây ra sự không ổn định của bờ biển như sự hiện diện của các châu thổ. Nhưng đường cơ sở thẳng vạch ra này phải đi theo xu hướng chung của bờ biển và không được cách xa bờ. Như vậy, ranh giới ngoài của lãnh hải là đường chạy song song với đường cơ sở và cách đều đường cơ sở một khoảng cách tối đa là 12 hải lý. Ranh giới ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.

Liên quan đến cụm từ “chuỗi đảo”, một điều dễ hiểu là cần phải có nhiều hơn một hòn đảo tại khu vực đang xem xét. Vấn đề là cần bao nhiêu đảo? Không có một con số cụ thể nào được đưa ra. Theo như miêu tả về chuỗi

đảo Skjaergaard trong vụ Ngư trường Anh - Na Uy, số đảo có thể lên tới 120.000 và hầu như tất cả các đảo đều có các vịnh lớn nhỏ và vô số kênh

Một phần của tài liệu Hoạch định đường cơ sở trong luật quốc tế hiện đại và đường cơ sở theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)