Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy, thời điểm lúa 20 NSS số chồi trên mét vuông biến động từ 558 chồi đến 919 chồi, giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Thời điểm lúa 40 NSS số chồi trên mét vuông biến động từ 760,33 chồi đến 1035 chồi, giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Thời điểm lúa 60 NSS số chồi trên mét vuông biến động từ 643 chồi đến 929 chồi, giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Thời điểm lúa 80 NSS số chồi trên mét vuông biến động từ 616 chồi đến 834 chồi, giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
Bảng 3.3 Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến số chồi trên mét vuông qua các giai đoạn sinh trƣởng của giống lúa OM 2517 vụ Hè Thu năm 2012 tại Vĩnh Thạnh-Cần Thơ
Mật độ sạ (kg/ha) Số chồi/m2 Ngày sau sạ 20 40 60 80 100 558c 760c 643c 616c 150 693b 913b 884b 741b
200 919a 1035a 929a 834a
F ** ** ** **
CV (%) 1,25 1,14 1,09 1,84
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau giống nhau không có khác biệt ý nghĩ thống kê qua phép thử LSD; ** khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%.
Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, số nhánh đẻ có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông hữu hiệu và năng suất sau này. Khả năng đẻ
25
nhánh của lúa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ điều kiện thời tiết, chế độ dinh dƣỡng, mật độ, ánh sáng, nguồn nƣớc cũng nhƣ điều kiện kỹ thuật canh tác (Nguyễn Văn Hoan, 1995).
Số chồi trên trên mét vuông là một chỉ tiêu quan trọng có liên quan rất chặt quyết định đến số bông trên mét vuông, cây lúa bắt đầu đẻ nhánh khi có 4 lá, trên đồng ruộng cây lúa sẽ đẻ nhánh khi kết thúc giai đoạn mạ và cây lúa bén rễ hồi xanh. Việc theo dõi động thái đẻ nhánh và tốc độ đẻ nhánh của lúa để từ đó có các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp để đạt số bông tối ƣu trên một đơn vị diện tích, nhằm đạt năng suất cao (Tăng Thị Hạnh, 2003).
Sạ lúa ở các mật độ khác nhau cho số chồi cũng khác nhau. Tuy nhiên, khi sạ ở mật độ thấp cây lúa đẻ nhánh nhiều, nó sẽ tự điều chỉnh quần thể để đảm bảo số chồi thích hợp trong ruộng lúa, khi sạ dày cây lúa sẽ đẻ nhánh ít và một số tự chết ở giai đoạn đầu do không cạnh tranh đƣợc ánh sáng và dinh dƣỡng (Nguyễn Trƣờng Giang và ctv.., 2010). Mật độ sạ thích hợp là tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt, tận dụng hiệu quả các chất dinh dƣỡng, nƣớc và ánh sáng mặt trời. Mật độ thích hợp còn tạo nên sự tƣơng tác hài hòa giữa các cá thể cây lúa và quần thể ruộng lúa để đạt đƣợc mục đích cuối cùng là cho năng suất cao trên một đơn vị diện tích (Hiraoka,1996).