Một số sâu bệnh hại chính trên lúa

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa om 2517 vụ hè thu năm 2012 tại huyện vĩnh thạnh, thành phố cần thơ (Trang 29)

1.7.1 Rầy nâu

Rầy nâu rất nhỏ, con trƣởng thành chỉ to bằng hạt gạo, màu nâu. Có hai dạng rầy cánh ngắn và rầy cánh dài, chúng sống quanh gốc lúa, ngay phần bẹ lá, phía trên mặt nƣớc. Rầy nâu có thể xuất hiện và gây hại vào bất cứ giai đoạn nào của cây lúa. Tác hại trực tiếp của rầy nâu là chích hút nhựa, làm cho cây lúa suy yếu, phát triển kém, lá vàng úa, rụi dần và khô héo đi gọi là “cháy rầy”. Tác hại gián tiếp của rầy nâu là truyền bệnh siêu vi khuẩn cho lúa nhƣ bệnh cỏ, lùn xoắn lá, vàng lùn (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

1.7.2 Sâu cuốn lá nhỏ

Sâu nhỏ, màu xanh hơi vàng, khi gần hóa nhộng có màu hồng. Bƣớm nhỏ có cánh màu trắng đục với 3 sọc ngang màu nâu đen. Bƣớm đẻ trứng rời rạc trên

16

phiến lá. Sâu thƣờng cuốn lá lại ở bên trong và ăn phá phần nhu mô, để lại những vệt trắng dài nằm dọc theo chân lá. Khi còn nhỏ thì sâu chỉ ăn phần nhu mô và không cuốn lá lại. Cây lúa bị tấn công sẽ cằn cỏi, diện tích lá quang hợp bị giảm làm tỉ lệ lép cao, bông ít hạt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

1.7.3 Nhện gié

Nhện gié chích hút ở bẹ lá, cuống bông, cuống gié và vỏ hoa lúa khi mới trổ. Trên bẹ lá, vết chích hút tạo thành những sọc thối đen, làm bẹ lá có màu thâm nâu. Khi lúa làm đòng, nhện hút nhựa làm bông lúa có nhiều hạt lép hoặc lép cả bông. Nhện thƣờng mang theo bào tử nấm gây bênh thối bẹ. Nhện gié thƣờng phát triển mạnh trong vụ Hè Thu và hiện nay chƣa có giống kháng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

1.7.4 Ốc bƣơu vàng

Ốc bƣơu vàng ăn cả mầm lúa và cây lúa non, làm giảm mật độ cây nghiêm trọng đối với lúa sạ ƣớt.

1.7.5 Bệnh cháy lá (đạo ôn)

Bệnh do nấm Pyricularia oryzae gây ra. Bệnh có thể gây hại rất sớm từ nƣơng mạ nhƣng thƣờng bị nặng nhất ở giai đoạn làm đòng đến sau trổ một thời gian. Nấm có thể tấn công mọi bộ phận của cây lúa nhƣng chủ yếu là phiến lá. Trên lá, vết bệnh lúc đầu nhỏ, màu nâu, sau phát triển thành vết bệnh điển hình có dạng mắt én, hai đầu hẹp, giữa phình ra có màu xám tro. Chung quanh vết bệnh có viền nâu rõ rệt, ngoài viền nâu thƣờng có một quầng vàng. Nhiều vết bệnh liên kết lại làm cả lá lúa bị cháy khô. Bệnh cũng xuất hiện trên các đốt thân làm gãy ngang thân lúa hoặc trên cổ bông làm tắc nghẽn mạch dẫn nhựa nuôi hạt, bông lúa bị gãy, hạt lép và lửng. Bệnh xuất hiện và phát triển mạnh trong điều kiện sƣơng mù nhiều, độ ẩm cao, ruộng thiếu nƣớc, bón nhiều phân đạm, sạ cấy quá dày (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

1.7.6 Bệnh cháy bìa lá

Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv.oyzae gây ra. Trên lá, vết bệnh ban đầu là những sọc vàng nhỏ ở chóp lá và bìa lá, sau đó lan rộng và dọc theo gân lá và từ bìa vào trong. Vết bệnh dần khô lại có màu xám trắng, viền ngoài vết bệnh có hình gợn sóng. Vào lúc sáng sớm có thể thấy các giọt vi khuẩn màu vàng đỏ ứa ra ở chót lá hoặc dọc theo rìa lá. Bệnh nặng vết bệnh có thể lan

17

rộng ra bẹ lá và toàn thân bị cháy khô gọi là bệnh “kresek” (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

1.8 Đánh giá khả năng phản ứng của cây lúa đối với sâu bệnh hại 1.8.1 Bệnh đạo ôn 1.8.1 Bệnh đạo ôn

Thang đánh giá bệnh đạo ôn hại cổ bông (IRRI, 1988):

- Cấp 0: không thấy vết bệnh hoặc chỉ thấy vết bệnh trên vài cổ bông. - Cấp 1: vết bệnh có trên vài cổ bông hoặc trên gié cấp 2.

- Cấp 3: vết bệnh trên gié cấp 1 hoặc trên phần giữa của trục bông.

- Cấp 5: vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ giữa của trục bông.

- Cấp 7: vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc phần gần cổ bông có hơn 30% hạt chắc.

- Cấp 9: vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần gần trục bông, số hạt chắc thấp hơn 30%.

1.8.2 Rầy nâu

Thang đánh giá khả năng phản ứng với rầy nâu (IRRI, 1988): - Cấp 0: không bị hại.

- Cấp 1: hơi biến vàng trên một số cây.

- Cấp 3: lá biến vàng nhƣng chƣa bị cháy rầy.

- Cấp 5: lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy rầy, còn lại lùn nặng.

- Cấp 7: hơn một nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại bị lùn nặng.

18

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP

2.1 Phƣơng tiện

2.1.1 Thời gian và địa điểm

Thời gian: Tiến hành vào vụ Hè Thu 2012 từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 7 năm 2012.

Địa diểm: ấp D1, xã Thạnh thắng, huyện Vĩnh thạnh, TP Cần Thơ.

2.1.2 Phƣơng tiện

Giống lúa: OM2517: thời gian sinh trƣởng 90-95 ngày, đẻ nhánh khá, hạt thon dài, màu vàng sáng, gạo hạt dài, chống đổ ngã khá, là giống kháng vừa với bệnh đạo ôn.

Phân bón: Urea (46% N), DAP (18-46-0), KCl (60% K2O).

Thuốc bảo vệ thực vật: tearpowder 150br, foot sure, chess 50wg, nativo 750wg, silsau 1.8 ec, filia 525 se, tilt super 300ec.

Dụng cụ: khung chỉ tiêu (0,25m2), thƣớc đo, máy đo độ ẩm, cân đồng hồ…

2.2Phƣơng pháp nghiên cứu: 2.2.1 Bố trí thí nghiệm 2.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, ba nghiệm thức, ba lần lặp lại, diện tích mỗi lô 21 m2 (7 x 3 m). Các nghiệm thức đƣợc kí hiệu nhƣ sau:

- Nghiệm thức A: 100 kg giống/ha (giảm 50% lƣợng giống).

- Nghiệm thức B: 150 kg giống/ha (giảm 25% lƣợng giống).

19

Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

2.2.2 Đặc điểm tự nhiên huyện Vĩnh thạnh, TP.Cần Thơ (2009)

Khí hậu: nằm trong vùng ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Đất: diện tích 29.759,06 ha, đất phèn chiếm 16% còn lại chủ yếu là đất phù sa ngọt 84%, có độ phì tự nhiên khá, màu mỡ, có giá trị lớn cho nông nghiệp. Độ pH biến động từ 4,1-7,4. Đất có khả năng thâm canh tăng vụ cao, có thể canh tác 2-3 vụ/năm.

Thủy văn: có nhiều sông và kênh rạch, nguồn nƣớc dồi dào. Có mùa lũ vào tháng 11, tháng 12.

2.2.3 Biện pháp canh tác

Làm đất:

Cày đất bằng máy với độ sâu 15-20 cm. Phơi ải 20-30 ngày

Bừa trục và san phẳng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có công cụ trang phẳng mặt ruộng kèm theo.

Làm ruộng bằng phẳng và không đọng nƣớc.

Chuẩn bị hạt giống:

Làm sạch lúa, loại bỏ những hạt lửng, lép và lẫn tạp. Sau đó ngâm lúa trong nƣớc sạch khoảng 36 giờ.

Rửa bằng nƣớc sạch, để ráo nƣớc, ủ thêm 24 giờ, đảm bảo hạt vừa nhú mầm.

Rep 1 Rep2 Rep3

A B C

C A B

20 Lúa đƣợc 15 ngày tiến hành cấy dặm.

Bón phân và phun thuốc:

Bón phân theo công thức: 100-60-30. Bón lần thứ nhất sau khi sạ 10 ngày, lần thứ hai sau khi sạ 18-22 ngày và lần thứ 3 sau khi sạ 35-40 ngày.

Lúa đƣợc 15-20 ngày tiến hành phun thuốc diệt cỏ. Phun thuốc khi phát hiện sâu bệnh hại gây hại.

Quản lý nước:

Giai đoạn cây con (0-7 ngày sau khi sạ): rút cạn nƣớc và giữ khô mặt ruộng trong vòng 3 ngày sau khi sạ, ngày thứ 4 cho nƣớc láng mặt ruộng một ngày sau đó rút cạn đảm bảo mặt ruộng đủ ẩm.

Giai đoạn sinh trƣởng sinh dƣỡng (7-42 ngày sao khi sạ): sau khi sạ 7-10 ngày, bắt đầu cho nƣớc vào ruộng từ từ khoảng 5-7 cm. Trong giai đoạn này, thay nƣớc trong ruộng 2-3 lần, sau mỗi lần thay giữ cạn nƣớc 2-3 ngày.

Giai đoạn sinh trƣởng thực (42-65 ngày sau khi sạ): giữ nƣớc trong ruộng ở mức 3-5 cm.

Giai đoạn chín (65 ngày sau khi sạ đến khi thu hoạch): giữ nƣớc trong ruộng 2-3 cm đến khi trƣớc thu hoạch khoảng 10- 14 ngày thì tháo cạn nƣớc trong ruộng.

Thu hoạch:

Khi lúa chín đƣợc 85-90% số hạt chắc trên bông thì tiến hành thu mẫu và thu hoạch toàn bộ thí nghiệm.

2.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi

2.2.4.1 Các chỉ tiêu nông học

Các chỉ tiêu chiều cao số chồi, chiều cao đƣợc ghi nhận 20 ngày một lần. Lần đầu tiên lúc 20 ngày sau sạ (NSS) và kết thúc lúc 80 ngày sau sạ. Mỗi lô thí nghiệm chọn 3 điểm cố định, mỗi điểm cố định một khung kích thƣớc 50 x 50 cm, mỗi khung chọn 10 cây ngẫu nhiên cố định để thu thập chỉ tiêu.

Chiều cao cây: đo từ mặt đất đến chóp lá (hoặc bông) cao nhất của cây lúa.

Số chồi trên mét vuông: đếm số chồi ở giai đoạn lúa đƣợc 20, 40, 60, 80 ngày và lúc thu hoạch ở tất cả khung chỉ tiêu và quy ra số chồi trên mét vuông.

21

Chiều dài bông: đƣợc ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 10 bông trong mỗi khung chỉ tiêu của từng lô để đo, đo từ cổ bông đến cuối bông.

2.2.4.2 Các chỉ tiêu về năng suất

Số bông trên mét vuông: đếm số bông trong khung chỉ tiêu rồi từ đó qui ra số bông trên mét vuông.

Tổng số hạt trên bông: lấy ngẫu nhiên 10 bông trong khung chỉ tiêu, đếm số hạt rồi qui ra số hạt trên bông.

Số hạt chắc trên bông: lấy ngẫu nhiên 10 bông trong khung chỉ tiêu, đếm số hạt chắc rồi qui ra số hạt chắc/bông.

Tỉ lệ hạt chắc trên bông (%) = số hạt chắc trên tổng số hạt.

Trọng lƣợng 1000 hạt: đếm ngẫu nhiên 1000 hạt chắc trong khung chỉ tiêu, cân và tính trên cơ sở độ ẩm 14%.

Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = số bông trên mét vuông x số hạt chắc trên bông x trọng lƣợng 1000 hạt x 10-5

.

Năng suất thực tế: thu hoạch 5m2 lúa của mỗi lô, phơi khô, tách lép, cân trọng lƣợng, đo độ ẩm và tính năng suất (tấn/ha) ở ẩm độ 14%.

2.2.5 Phân tích số liệu

Sử dụng phần mềm EXCEL để tính toán và vẽ biểu đồ.

22

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Ghi nhận tổng quát 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Thí nghiệm đƣợc thực hiện trong điều kiện tự nhiên nhƣ nhau, chế độ chăm sóc giống nhau. Thời tiết chủ yếu là nắng nóng và có mƣa nhỏ vào cuối vụ.

3.1.2 Tình hình sinh trƣởng phát triển và sâu bệnh hại trên lúa

Cây lúa sinh trƣởng và phát triển tốt. Tuy nhiên ở cuối vụ thì có hiện tƣợng đổ ngã ở nghiệm thức gieo sạ 200 kg giống/ha ở tỉ lệ 50%, ở nghiệm thức gieo sạ 150 kg giống/ha có tỉ lệ đổ ngã 25%, ở nghiệm thức gieo sạ 10 kg giống/ha thì hiện tƣợng đổ ngã không đáng kể.

Trong quá trình canh tác cây lúa chịu ảnh hƣởng của một số loại sâu bệnh hại. Ốc bƣơu vàng xuất hiện từ đầu vụ với mật độ thấp và gây thiệt hại không đáng kể. Sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện vào thời điểm lúa đƣợc 15 ngày sau khi sạ ở mật độ thấp và gây hại không đáng kể. Rầy nâu xuất hiện vào thời điểm lúa đƣợc 20 ngày sau sạ và 45 ngày sau sạ với mật độ thấp và gây hại ở cấp 1. Nhện gié xuất hiện vào thời điểm lúa mới trổ với mật độ thấp và gây hại không đáng kể. Bệnh đạo ôn xuất hiện vào thời điểm lúa đƣợc 25 ngày sau sạ và 45 ngày sau sạ ở cấp 1. Bệnh cháy bìa lá và lem lép hạt có xuất hiện vào thời điểm sau trổ gây hại ở mức độ thấp.

Bảng 3.1 Ghi nhận tổng quan tình hình sâu bệnh hại trên giống lúa OM 2517 sạ với các mật độ khác nhau tại Vĩnh Thạnh-TP.Cần Thơ.

Mật độ sạ (kg/ha) Đạo ôn

(cấp) Rầy nâu (cấp) Đổ ngã (%)

100 1 1 0,00

150 1 1 25,00

23

3.2 Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến sự phát triển của cây lúa 3.2.1 Chiều cao cây 3.2.1 Chiều cao cây

Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.1 cho thấy, thời điểm lúa 20 NSS chiều cao lúa biến động từ 29,83 cm đến 30,70 cm, giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê. Thời điểm lúa 40 NSS chiều cao lúa biến động từ 58,03 cm đến 63,70 cm, giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Thời điểm lúa 60 NSS chiều cao lúa biến động từ 73,43 cm đến 79,63cm, giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Thời điểm lúa 80 NSS chiều cao lúa biến động từ 89,10 cm đến 92,83 cm, giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.2 Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến chiều cao cây (cm) qua các giai đoạn sinh trƣởng của giống lúa OM 2517 vụ Hè Thu năm 2012 tại Vĩnh Thạnh-Cần Thơ

Mật độ sạ (kg/ha)

Chiều cao cây (cm) Ngày sau sạ 20 40 60 80 100 29,83 58,03c 73,43c 89,10 150 30,13 60,13b 76,37b 91,17 200 30,70 63,70a 79,63a 92,83 F ns ** ** ns CV (%) 1,28 1,11 1,39 1,83

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau giống nhau không có khác biệt ý nghĩ thống kê qua phép thử LSD; ns: không có khác biệt ý nghĩa thống kê; ** khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%.

Chiều cao lúa tăng nhanh ở thời điểm lúa 20 NSS và 40 NSS do đƣợc bón nhiều phân đạm. Sau đó tăng chậm dần đến thời điểm thu hoạch. Chiều cao cây do đặc tính di truyền quyết định nhƣng cũng chịu ảnh hƣởng của chế độ dinh dƣỡng cũng nhƣ tác động của điều kiện môi trƣờng. Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá ảnh hƣởng của các biện pháp kĩ thuật và điều kiện ngoại cảnh đến sinh trƣởng của cây. Chiều cao cây chính là khoảng cách từ gốc đến chóp lá cao nhất trong giai đoạn sinh trƣởng hay từ gốc đến chóp lá hoặc chóp bông cao nhất trong giai đoạn sinh sản của cây lúa. Chiều cao cây thay đổi rõ

24

nhất là khi dinh dƣỡng không đầy đủ quá thừa hoặc quá thiếu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Chiều cao cây ảnh hƣởng đến khả năng cho năng suất của cây lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Theo Akita (1989), cây cao từ 90-100 cm đƣợc coi là lý tƣởng về năng suất. Theo Yoshida (1981), thân cây lúa dày hơn và có nhiều bó mạch hơn nó sẽ cung cấp và tạo khả năng vận chuyển chất khô tốt hơn. Nếu thân lá không khỏe, thân không dày, mặc dù tổng hợp chất xanh tăng cũng dẫn tới đỗ ngã, tán che khuất và mau dẫn tới giảm năng suất.

3.2.2 Số chồi trên mét vuông

Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy, thời điểm lúa 20 NSS số chồi trên mét vuông biến động từ 558 chồi đến 919 chồi, giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Thời điểm lúa 40 NSS số chồi trên mét vuông biến động từ 760,33 chồi đến 1035 chồi, giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Thời điểm lúa 60 NSS số chồi trên mét vuông biến động từ 643 chồi đến 929 chồi, giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Thời điểm lúa 80 NSS số chồi trên mét vuông biến động từ 616 chồi đến 834 chồi, giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Bảng 3.3 Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến số chồi trên mét vuông qua các giai đoạn sinh trƣởng của giống lúa OM 2517 vụ Hè Thu năm 2012 tại Vĩnh Thạnh-Cần Thơ

Mật độ sạ (kg/ha) Số chồi/m2 Ngày sau sạ 20 40 60 80 100 558c 760c 643c 616c 150 693b 913b 884b 741b

200 919a 1035a 929a 834a

F ** ** ** **

CV (%) 1,25 1,14 1,09 1,84

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau giống nhau không có khác biệt ý nghĩ thống kê qua phép thử LSD; ** khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa om 2517 vụ hè thu năm 2012 tại huyện vĩnh thạnh, thành phố cần thơ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)