từng Công ty, có chế tài và biện pháp đủ mạnh để ngăn ngừa việc vi phạm quy hoạch của các đơn vị, cá nhân trong công tác đầu tư, thu mua nguyên liệu, trong việc thực hiện hợp đồng.
- Lồng ghép các nguồn vốn từ các dự án các chương trình để đầu tư hệ thống hạ tầng đến các vùng mía gắn với quy hoạch chung của địa phương.
- Các trung tâm khuyến nông tỉnh, huyện quan tâm thường xuyên và có các chương trinh tập huấn kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, phòng trừ sâu bệnh. Hỗ trợ một phần kinh phí khuyến nông cho doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, vùng nguyên liệu và công tác nông vụ của Công ty cổ phần mía đường 333 cơ bản đã đáp ứng đủ nguyên liệu cho Nhà máy hoạt động hết công suất thiết kế với chất lượng tốt. Được đánh giá là một trong những vùng nguyên liệu tốt của cả nước. Qua phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng tác động đến vùng nguyên liệu, có thể kết luận rằng vùng nguyên liệu còn nhiều tiềm năng để phát triển, đáp ứng đủ nguyên liệu cho dự án công suất 2.500TMN, và cho định hướng công suất 4.000 TMN đến năm 2020.
Với quan điểm phát triển vùng nguyên liệu theo hướng bền vững. Những vấn đề cốt lõi của công tác xây dựng vùng nguyên liệu là:
- Quy hoạch vùng nguyên liệu tạo hành lang pháp lý, đưa ra những căn cứ khoa học làm tiền đề cho việc đầu tư chiều sâu-nền tảng cho việc phát triển bền vững vùng nguyên liệu.
- “Người nông dân có thể không trồng mía nhưng doanh nghiệp chế biến mía đường không thể không có mía” : Xây dựng mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa người trồng mía và Công ty trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa Công ty, người trồng mía và xã hội.
- Phát triển nguồn mía nguyên liệu theo hai hướng, tăng diện tích và tăng năng suất. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng năng suất, chất lượng theo phương châm: “Giống là tiền đề, nước phân là cơ sở, chăm sóc là quyết định”.
Qua quá trình học tập, nghiên cứu tài liệu kết hợp với thực tế làm việc tại vùng nguyên liệu, phòng nông vụ Công ty, tôi đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý, xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu trong giai đoạn 2011-2015.
Tuy nhiên do hạn chế về trình độ và phương pháp nghiên cứu, hạn chế thông tin nên chuyên đề vẫn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét đánh giá của quý thầy cô giáo để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Cao Việt, Chuỗi giá trị ngành mía đường Việt Nam,
2. Báo cáo “Hội thảo phát triển cây mía và cây điều”, TP HCM ngày 15/2/2011 3. Bảo Trung, Nội san thông tin khoa học số 01/2011 Trường cán bộ quản lý nông