- Mục tiêu xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu:
2.3.4. Các điều kiện tự nhiên, sinh thái: 1 Địa hình, đất đai:
2.3.4.1 Địa hình, đất đai:
* Địa hình trong vùng nguyên liệu gồm các dạng:
- Dạng núi cao, sườn dốc, thảm thực vực nhiều nơi còn là rừng nguyên thuỷ như khu bảo tồn thiên nhiên Easô
- Dạng gò đồi, dốc thoải hình bát úp nối tiếp có đỉnh bằng đất đai chủ yếu đất xám có nguồn gốc đá mẹ, độ cao trung bình 450m, đây là dạng địa hình chính có khả năng khai thác sản xuất nông nghiệp và là vùng trung tâm sản xuất mía của Công ty.
- Địa hình thấp trũng phân bố dọc khe suối, sông, các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, địa hình bằng phẳng, thuộc nhóm đất phù sa, dốc tụ, là khu vực có khả năng tưới, phần lớn đã được khai thác trồng lúa nước, một số ít trồng mía.
Dạng địa hình đồi dốc thoải –địa hình chủ yếu trong vùng khi khai thác trồng mía gặp khó khăn trong khâu làm đất, vận chuyển, tưới.
* Đất đai : Đặc điểm thổ nhưỡng trong vùng nguyên liệu gồm 5 nhóm đất chính (Theo kết quả điều tra chương trình phân hạng đất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Dăk Lăk của Phân viện quy hoạch& TKNN miền Trung)
- Nhóm đất phù sa có đặc trưng màu nâu xám, tầng đất dày, thành phần cơ giới thịt nhẹ, rất phù hợp cho cây mía sinh trưởng và phát triển.
- Nhóm đất xám có cấu tượng rời rạc, thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, tầng đất mỏng, hàm lượng hữu cơ thấp, phân bổ hầu hết ở các xã trong vùng nguyên liệu. Hiện nay có khỏang trên 50% diện tích mía trong vùng trồng trên loại đất này.
- Nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn nhất có tầng đất dày trên 70cm, thành phần cơ giới thịt nặng, kết cấu viên, độ xốp cao, thấm thoát nước tốt, đất giàu đạm và chất hữu cơ. Phân bổ trên diện rộng trong vùng, hầu hết diện tích đã khai thác trồng cà phê, một số ít được khai thác trồng mía cho năng suất cao.
- Đất thung lũng, dốc tụ phân bổ ở ven các hợp thủy, địa hình trũng, thích hợp và đã khai thác trồng lúa nước.
- Nhóm đất lầy: Phân bổ ở địa hình trũng thấp, sình lầy không phù hợp với cây mía.